Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập hoạt động dưới nhiều hình thức tên gọi khác nhau như trung tâm bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, giáo dục, d
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-* -
NGUYỄN VĂN QUẢNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI I,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHU N N NH C N T C HỘI
Mã số : 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Khắc Bình
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Nguyễn Văn Quảng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LANG THANG TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI I 12
1.1 Một số khái niệm về Trung tâm Bảo trợ xã hội và trẻ em lang thang 12 1.2 Đặc điểm tâm lý và cách tiếp cận trong hoạt động CTXH đối với trẻ
em lang thang 14 1.3 Một số lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang 19 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang 24 1.4 Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em 25
Chương 2: THỰC TRẠN C N T C HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LAN THAN TẠI TRUN TÂM BẢO TRỢ HỘI I, TH NH PHỐ H NỘI 31
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 31 2.2 Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I 37 2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm bảo trợ xã hội I, Hà Nội 55
Chương 3: ỨN DỤN CT H NHÓM TRON IẢI QU ẾT VẤN ĐỀ TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC, I O DỤC TRẺ EM LAN THAN TẠI TRUN TÂM BẢO TRỢ HỘI I, TH NH PHỐ H NỘI 63
Trang 43.1 Lý do ứng dụng CTXH nhóm trong giải quyết vấn đề 63 3.2 Vận dụng phương pháp CTXH nhóm trong tiếp cận chăm sóc giáo dục cho trẻ em lang thang 63 3.3 Một số giải pháp thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục đối với trẻ em lang thang 72
KẾT LUẬN 76
T I LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH : Công tác xã hội
TELT : Trẻ em lang thang
LĐ-TB&XH : Lao động-Thương binh và Xã hội
NVXHCTXH : Nhân viên xã hội công tác xã hội
Trang 6DANH MỤC C C BẢN
Bảng 1.1 Số lượng trẻ em hoàn cảnh đặc biệt từ 2008 đến 2011 29
Bảng 2.1 Bảng về trình độ học vấn 34
Bảng 2.2 Bảng về kết quả các dịch vụ hỗ trợ cho TELT 40
Bảng 2.3 Bảng về sự hài lòng của TELT về các dichvụ CTXH……….41
Bảng 2.4 Bảng dịch vụ hỗ trợ pháp lý choTELT………47
Bảng 2.5 Bảng dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khoẻ choTELT………… 50
Bảng 2.6 Bảng dịch vụ hỗ trợ giáo dục choTELT……… 52
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow 16
Biểu đồ 2.1 Dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho TELT (%) 44
Biểu đồ 2.2 Sự hài lòng của TELT về dịch vụ tâm lý (%) 46
Biểu đồ 2.3 Sự hài lòng của TELT về dịch vụ pháp lý (%) 48
Trang 71
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước.Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể không quan tâm đến thế hệ trẻ - lớp người sẽ kế tục sự nghiệp trong tương lai Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường và trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm hi vọng của biết bao gia đình [4] Trong bối cảnh già hóa dân số đã và đang diễn ra tại nhiều quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động, trẻ em ở Việt Nam đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, là nhịp cầu nối xuyên suốt giữa các thế hệ thành viên trong gia đình Tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ cả về thể chất và tâm hồn không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là sự chuẩn bị bền vững cho tương lai
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Năm 1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc Đến nay, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã được ban hành như
Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi năm 2004), Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP Các văn bản quy phạm pháp luật này tạo thành khuôn khổ pháp lý bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [2]
Trang 82
Qua thực tiễn công tác chăm sóc trẻ em cho thấy, bên cạnh việc chăm sóc trẻ em bình thường, có một nhóm đối tượng trẻ em mà Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có nhóm trẻ em lang thang Các số liệu thống kê cho thấy, trẻ em lang thang có xu hướng biến động giảm dần trong giai đoạn 2001 đến 2007 và tăng đột biến vào năm 2008 (28.509 em); sự tăng đột biến này là do năm 2008 có sự suy giảm kinh tế và lạm phát ở mức cao; đến năm 2009 lại có xu hướng giảm xuống còn 22.947 em [3]
Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có 402 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm 218 cơ sở, được phân bố trên 8 vùng miền Các cơ sở bảo trợ
xã hội công lập và ngoài công lập hoạt động dưới nhiều hình thức tên gọi khác nhau như trung tâm (bảo trợ, cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, giáo dục, dạy nghề), làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở nuôi dưỡng [1]… Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 23 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có đến 16 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 01 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em lang thang Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự gia tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trong thời gian qua, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em
đã góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em nhiễm HIV/AIDS Tuy nhiên, trong điều kiện mới của đất nước và xu hướng phát triển an sinh xã hội của quốc tế, mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em đã bộc lộ những vấn đề tồn tại nhất định, đó là: Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng Các cơ sở chủ yếu chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung các đối tượng có hoàn
Trang 93
cảnh đặc biệt theo quy mô lớn; đối tượng sống xa cách với gia đình và cộng đồng Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và cung cấp các dịch vụ cho đối tượng bảo trợ xã hội Một số cơ sở xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn thiếu thốn; cán
bộ làm công tác xã hội còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; cơ sở chưa cung cấp các dịch vụ chăm sóc bán trú, phục hồi chức năng và các dịch vụ công tác xã hội khác [8]
Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì trẻ em lang thang là một trong những đối tượng rất cần được quan tâm bởi sự thiệt thòi, thiếu thốn cả về đời sống vật chất và tinh thần Sự thiệt thòi, thiếu thốn về các điều kiện sống cơ bản như ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, vui chơi, giải trí… và tình yêu thương trong gia đình dành cho các em không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhân cách mà còn làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng các tệ nạn xã hội, bị xâm hại thể xác và bị bóc lột sức lao động
Đối với nhân viên công tác xã hội, việc nắm vững hệ thống chính sách trợ giúp, các dịch vụ công tác xã hội liên quan đến trẻ em lang thang sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tiến hành can thiệp và giải quyết vấn đề cũng như trợ giúp nhóm đối tượng có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ hiện có Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về các chính sách hỗ trợ, các dịch vụ xã hội dành cho nhóm đối tượng trẻ em lang thang; tuy nhiên việc tìm hiểu về thực hiện các chính sách trợ giúp lại ít được quan tâm, điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận và trợ giúp về mặt pháp lý cho nhóm đối tượng
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội
nhóm đối với trẻ em lang thang từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội”
Trang 104
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách
bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá
của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011) Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sánh với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ
sở đó đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng
kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước
và nước ngoài Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em Đây là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo
vệ trẻ em mồ côi
“Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là bài
viết của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (2011) Tác giả đã nêu bật các nhóm trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn
Trang 112.2 Các nghiên cứu liên quan đến trẻ em lang thang
Trung tâm Y tế công cộng và phát triển cộng đồng phối hợp với Tổ chức
Bánh mỳ cho thế giới thực hiện nghiên cứu “Trẻ em đường phố và các cơ hội
can thiệp tại đầu đi (Trường hợp Tỉnh Thanh Hóa)” vào năm 2006 trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa với 3 huyện: Quảng Xương, Hậu Lộc và Cẩm Thủy Mục tiêu của nghiên cứu nhằm góp phần ngăn ngừa tình trạng trẻ em rời gia đình ra thành phố và tạo cơ hội cho trẻ em có kỹ năng sống tích cực, giúp các em trở về quê hương Đây là nghiên cứu định tính, gồm có 29 cuộc phỏng vấn sâu và 12 buổi thảo luận nhóm được thực hiện với lãnh đạo chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể có liên quan, cha mẹ của trẻ và những trẻ lang thang trên địa bàn Nghiên cứu đã đi đến một số kết luận: Trẻ em di cư đến các đô thị lớn kiếm sống không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà cả những nước đang phát triển khác Các nghề mà các em thường làm cũng rất đa dạng, từ đánh giầy, bán báo, ăn xin cho đến làm thuê trong những cửa hàng
Trang 126
Nghiên cứu “Cuộc sống của trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội” của
tác giả Nguyễn Thanh Bình được lấy kết quả từ điều tra xã hội học về trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội vào tháng 3/2009 Nghiên cứu tiến hành khảo sát
126 trẻ em lang thang, trong đó có 48 em nữ và 78 em nam với các độ tuổi khác nhau từ 10 đến dưới 18 tuổi Nghiên cứu đi theo hướng mô tả về đời sống của trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỗ ở của trẻ em lang thang rất đa dạng, bao gồm mái ấm, nhà tình thương, nhà
ở không mất tiền, nhà trọ, nhiều em phải ngủ tại bến xe, nhà ga, số khác ngủ tại gia đình đang làm thuê Công việc của trẻ em lang thang thường là lao động chân tay, không yêu cầu trình độ và kiến thức Thu nhập của các em ở mức thấp
và bấp bênh Chi tiêu của trẻ em lang thang chủ yếu cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống ở mức thấp và tiết kiệm Cuộc sống của các em tương đối khó khăn, hoàn cảnh gia đình éo le, trình độ học vấn thấp, cuộc sống bấp bênh và là đối tượng bị đe dọa của nhiều tệ nạn xã hội Nghiên cứu cũng mở ra những đòi hỏi về chính sách an sinh xã hội, những biện pháp hỗ trợ cuộc sống cho trẻ em lang thang
Bài viết “Tìm hiểu về nhóm đối tượng trẻ em lang thang” của tác giả Vũ
Ngọc Phương (2012) đã cung cấp những thông tin quan trọng từ nhóm đối tượng này Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để mô tả thực trạng trẻ em lang thang về mặt số lượng, trình độ học vấn của các em, nghề nghiệp và những mối đe dọa từ các tệ nạn xã hội Từ đó, tác giả tìm hiểu nhu cầu của nhóm đối tượng này thông qua nhóm nhu cầu: nhu cầu tâm lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tự
do, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu giao lưu, học hỏi, đó là những nhu cầu thiết yếu của các em cần được đảm bảo Bài viết đã chỉ ra những giải pháp cơ bản để cho các em có cuộc sống ổn định hơn Bài viết chủ yếu phân tích nguồn tài liệu sẵn có; những tài liệu của các nghiên cứu mới ở mức điểm qua, chưa có nhiều phân tích sâu sắc
Trang 137
“Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố" là một nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Văn Đoàn (2011) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến trẻ em đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh Công trình này đã chỉ ra được phần nào những giải pháp, định hướng ở tầm vĩ mô và cả tầm vi mô,
ở mức độ nhất định đã mang lại những giá trị nghiên cứu và hiệu quả xã hội thiết thực Công trình thực hiện chủ yếu theo cách tiếp cận nghiên cứu và giải quyết vấn đề của Xã hội học, đi sâu vào các khía cạnh tâm lý, kinh tế - xã hội, văn hóa - xã hội … nên chưa đề cập nhiều đến việc xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp, hỗ trợ hoặc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em lang thang đường phố Nếu đi sâu vào nghiên cứu theo nhóm đối tượng, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát lên bản chất của vấn đề quy định hiện tượng từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp tác động, ứng dụng kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp theo phương pháp của Công tác xã hội thì vấn đề trẻ em lang thang trên các thành phố lớn mới có thể được giải quyết triệt để, bền vững
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận về CTXH nhóm đối với trẻ em lang thang và đánh giá thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội để đề ra các giải pháp ứng dụng công tác
xã hội nhóm trong việc hỗ trợ trẻ em lang thang để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ
và giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I
Trang 148
- Đề xuất một số giải pháp ứng dụng CTXH trợ giúp trẻ em lang thang tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I thành phố
Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm trợ giúp đối với trẻ em lang thang trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Tập trung vào thực trạng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, giáo dục đối với nhóm trẻ em lang thang, ứng dụng các Lý thuyết công tác xã hội vào can thiệp tiếp cận các dịch vụ chăm sóc,giáo dục trẻ em lang thang tại Trung tâm
- Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thôn Đồng Dầu, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội
- Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh,đường lối chủ trương,chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, giáo dục trẻ em
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 48 trẻ đang sinh sống tại Trung tâm Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS
Trang 159
- Cơ cấu mẫu trẻ đang sinh sống tại Trung tâm như sau:
Về giới tính:
Giới tính
Tần suất (Trẻ)
Tỷ lệ (%)
Trang 163 Trẻ em đang sinh sống tại Trung tâm 15
5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau:
- Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em lang thang: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay thế…, báo cáo hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Hà Nội theo từng năm, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em của Trung tâm Bảo trợ xã hội I năm 2015
- Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn
2011-2015, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em lang
thang của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu cho cho công tác chăm sóc trẻ em lang thang, có cách nhìn tổng quan về chính sách trợ giúp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt và trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội
Trang 1711
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp một cách nhìn về thực trạng hoạt động bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang tại trung tâm bảo trợ xã hội I, thành phố
Hà Nội Trên cơ sở đó, có những giải pháp tổ chức, điều phối nhân sự và các hoạt động khác phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhân viên xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với công tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em lang thang
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và giải pháp ,nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
Chương 2 Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội
Chương 3 Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong giải quyết vấn đề tiếp cận dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, thành phố Hà Nội
Trang 1812
Chương 1
NHỮN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN VỀ C N T C HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LAN THAN TẠI
TRUN TÂM BẢO TRỢ HỘI I
1.1 Một số khái niệm về Trung tâm Bảo trợ xã hội và trẻ em lang thang
1.1.1 Trẻ em
Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế
giới Theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc như Quỹ Dân số (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) xác định trẻ em là người dưới 15 tuổi [10]
Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công
bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [26]
Tại Việt Nam, theo Điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 1, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em lang thang, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đủ 18 tuổi trở xuống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội [27]
1.1.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em sửa đổi năm 2004: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có
hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng”
Cũng trong Luật này, Điều 40 quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật,
Trang 1913
tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ
em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” [33]
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 40 trong Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004
1.1.3 Trẻ em lang thang
Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm
2004 quy định: “Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi
kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang”
Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau:
1) Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về cùng
gia đình
2) Trẻ em có gia đình nhưng tự lang thang kiếm sống và ít khi về thăm gia đình Đây là nhóm trẻ em có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo nên để con tự
đi kiếm sống trên đường phố
3) Trẻ em có gia đình, nhưng không có mối quan hệ với gia đình, gồm số trẻ em trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do đua đòi, thích
sống phóng túng, tự do)
4) Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi lấy bản thân
5) Trẻ em lang thang cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về thành thị, ban ngày chia mỗi người một ngả để kiếm ăn, tối về "đoàn tụ" trên vỉa hè, nhà ga, nhà trọ rẻ tiền…)
1.1.4 Cơ sở bảo trợ xã hội
Theo Điều 1 và Điều 2, Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể
cơ sở bảo trợ xã hội thì cơ sở bảo trợ xã hội là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10
Trang 2014
đối tượng trở lên Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và
cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập [7]
Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của
cơ sở bảo trợ xã hội
Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm
vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội [7]
Cơ sở bảo trợ xã hội là tên gọi chung cho tất cả các mô hình hoạt động bảo trợ xã hội dưới các hình thức tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị đó Có nhiều tên gọi khác nhau về cơ sở bảo trợ xã hội như trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ em SOS, mái ấm tình thương, nhà nuôi dưỡng Trong nghiên cứu này, Trung tâm Bảo trợ xã hội I là một loại hình cơ sở bảo trợ xã hội công lập có đối tượng bảo trợ trọng tâm là người lang thang ở Hà Nội
1.2 Đặc điểm tâm lý và cách tiếp cận trong hoạt động CT H đối với trẻ em lang thang
Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý của trẻ lang thang:
- Thích sống tự do, không chịu sống trong khuôn khổ: Do khi sống trên đường phố, các em được tự do đi lại, ăn uống, sinh hoạt, có nhiều mối quan hệ, không bị ràng buộc bởi những quy định Vì thế nếu các em được đưa vào Trung tâm Bảo trợ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những quy định,
Trang 21- Có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ những người yếu thế: Các em rất
dễ thông cảm, đồng cảm với những người có cùng hoàn cảnh khó khăn như người già yếu, người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, người bị bỏ rơi, người gặp hoạn nạn… thường được các em sẵn lòng giúp đỡ, tương trợ Một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn đã biết tiết kiệm tiền để gửi giúp đỡ gia đình
- Gắn kết với nhóm bạn bè mà các em là thành viên: Mặc dù thích cuộc sống
tự do, nhưng các em lại rất tôn trọng những nguyên tắc mà nhóm đặt ra Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho nhau, đồng thời nhóm cũng là nơi mà các em có thể chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống, giúp các em cân bằng về mặt tinh thần hơn
- Có tính tự lập cao: Do sớm phải bươn trải với cuộc sống trên đường phố nên các em dần tự biết cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống Mọi công việc đều được các em làm chủ và tự quyết định
- Có lòng tự trọng cao: Là những người sớm tự kiếm tiền, tự làm chủ cuộc sống, không phải phụ thuộc nên một số em tự nhận thấy được giá trị của bản thân Vì vậy, nếu bị tổn thương lòng tự trọng, các em sẵn sàng có những hành động hung hăng để bảo vệ lòng tự trọng của mình
Mặc dù cuộc sống của trẻ lang thang có nhiều khó khăn, cạm bẫy nhưng không phải lúc nào các em cũng mong muốn và sẵn sàng nhận sự giúp đỡ Vì vậy, muốn hỗ trợ cho các em, cần phải hiểu những đặc điểm tâm lý này để có cách tác động hợp lý và hiệu quả
Trang 2216
1.2.2 Cách tiếp cận trong hoạt động CTXH nhóm đối với trẻ em lang thang
1.2.2.1 Cách tiếp cận theo nhu cầu của trẻ em
Nhà tâm lý học Abrahanm Maslow (1908-1970) đươc xem như một trong những người đi tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn , trường phái này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm hoc và Chủ nghiã hành vi Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhân rôn g rãi và đươc sử dun g trong những lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vưc giáo dục
Đó là lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hê thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải đươc thỏa mãm trước Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết , Maslow
đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Hình 1.1 Thang nhu cầu của Maslow
Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như : ăn uống, ngủ, không khí để thở … Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và man h nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc nhất : bậc cơ bản nhất Maslow cho rằng, những nhu cầu này ở mức
đô cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn
Trang 23Nhu cầu về xã hội : Nhu cầu này còn đươc goị là nhu cầu mong muốn thuôc về môt bô phận , môt tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm , tình thương Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn , đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh
Nhu cầu đươc quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì
nó thể hiện hai cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận , quý trọng chính mình, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân Vì thế những nhân viên công tác xã hội tiếp xúc với trẻ lang thang đường phố, đặc biệt với các em có tâm lý tuyệt vọng, chán chường phải biết hòa nhập với các em, xác lập một tình cảm và sự tin cậy ở các em Hiểu rõ hoàn cảnh và những tổn thương các em đã phải trải qua trong quá khứ Sự tin tưởng, tình yêu thương là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc và giúp đỡ các em một cách hiệu quả nhất
Nhu cầu được thể hiên mình : hi nghe về nhu cầu này : “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hông phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức đô cao nhất Nhu cầu của môt cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm” Nói một cách giản đơn , đây chính là nhu cầu đươc sử dụng hết khả năng , tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội Mỗi một cá nhân chúng ta đều tồn tại trong mình những nhu cầu thiết yếu nêu trên Những trẻ em lang thang đường phố cũng không nằm ngoài quy luật đó hi trẻ lang thang, bụi đời đã chọn cách sống lang thang đường phố là phương sách tối
Trang 2418
ưu đối với chúng thì nhiều em không thể hoặc không muốn đưa ra lời giải thích nào khác cho động cơ của chúng ngoài việc chúng muốn được “độc lập”, “tự do” không bị ràng buộc vào gia đình và các tổ chức xã hội mà muốn gắn bó với bạn bè đồng cảnh Đây cũng chính là thách thức lớn đối với Trung tâm Bảo trợ
xã hôi I, có nhiều em khi sống một thời gian dài cũng không thể thích nghi được với cuộc sống mới với những nội quy, quy định nhất định đã quay trở lại con đường cũ lang thang kiếm sống và nhiều em đã vướng vào tù tội Việc vận dụng
lý thuyết này vào nghiên cứu nhằm mục đích trước hết xem xét hệ thống nhu cầu của nhóm trẻ lang thang, các em có những nhu cầu gì chưa được thỏa mãn, chưa được xã hội đáp ứng Từ đó sẽ đối chiếu với những hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội , xem xét mức đô phù hơp của dịch vụ đó với các nhu cầu của trẻ em lang thang Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết , không thể thiếu quyết định hiêụ quả của các hoạt động trợ giúp; viêc tìm hiểu nhu cầu của trẻ em lang thang là khâu không thể thiếu trong hoạt động cung cấp dic h vu công tác xã hội để đưa ra những trợ giúp hiệu quả nhất
1.2.2.2 Cách tiếp cận theo quyền của trẻ em
Việt nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/19900 Công ước này ghi nhận các nhóm quyền của trẻ em bao gồm:
Quyền được sinh tồn
Trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đấp ướng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triên thể chất Đố là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi
ra đời
Quyền được phát triển
Bao gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng…Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ đẻ có thể phát triển hài hoà
Trang 2519
Quyền được bảo vệ
Bao gồm những qui định như trẻ phải được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột sức lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma tuý, sao nhãng và bị
bỏ rơi,buôn bán…Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào quyền riêng tư Quyên được bảo vệ bao gồm cả không tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp lụt hay bị giam giữ
Quyền được tham gia
Tạo điều kiện cho trẻ em được bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn
đề có liên quan đến cuộc sống của mình Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu
và hội họp, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựu thông tin phù hợp
Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng nhấn mạnh trẻ em có quyền được lăng nghe, quyền biẻu đạt quan điểm của mình mà không sợ bị tổn hại hoặc trừng phạt
1.2.2.3 Tiếp cận vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Tiếp cận theo quan điểm này là cách tiếp cận với việc cung cấp các dịch
vụ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em Tiếp cận theo nguyên tắc này có ý nghĩa
ở bất cứ hoàn cảnh nào, nhân viên CTXH đều phải đặt lợi ích tốt nhất cho trẻ lên hàng đầu
1.3 Một số lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang
1.3.1 Một số khái niệm
1.3.1.1 Công tác xã hội
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng
Trang 2620
năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề” [11]
Theo Foundation of Social Work Practice: “Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ
sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hoá” [20]
1.3.1.2 Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang
CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân
Đây là sự tác động đến thân chủ là một nhóm trẻ em lang thang bao gồm nhiều trẻ gặp phải vấn đề như nhau, giúp cho các em phát huy khả năng của mình trong quá trình hoà nhập xã hội
Các trường hợp sử dụng CTXH nhóm với trẻ em lang thang: Khi nhóm trẻ có nhu cầu hay những vấn đề gặp phải giống nhau thì kết quả sự tác động qua lại trong nhóm sẽ làm cho nhóm hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn
Các loại hình của nhóm: Nhóm giải trí, Nhóm trị liệu, Nhóm tự giúp, Nhóm giáo dục, Nhóm xã hội hoá,Nhóm trợ giúp
1.3.2 Những nguyên tắc của nhân viên CTXH trong làm việc với trẻ em lang thang
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng trẻ em lang thang
Bản thân trẻ với xuất phát điểm thấp hơn những trẻ bình thường khác luôn cần có sự tôn trọng từ phía nhân viên CTXH Khi trẻ thực sự được tôn trọng , các em sẽ có sự tin tưởng đối với nhân viên CTXH , trẻ dễ bộc lộ mình hơn, tạo
Trang 2721
điều kiện cho nhân viên CTXH có thể can thiệp giúp các em giải quyết vấn đề đang mắc phải
Thứ hai, nguyên tắc chấp nhận sự cá biệt của trẻ em lang thang
Nhân viên CTXH cần luôn tin tưởng vào sự khác biệt của bản thân từng trẻ em lang thang Các em có đều có các hoàn cảnh, nhu cầu, cảm xúc,mong muốn, những ưu khuyết khác biệt Từ sự khác biệt này, nhân viên CTXH tìm cách tiếp cận giúp đỡ phù hợp, có hướng giải quyết vấn đề cho từng trẻ khác nhau
Thứ ba, nguyên tắc lắng nghe trẻ em lang thang
Lắng nghe đối với trẻ em lang thang, nhân viên CTXH không chỉ lắng nghe ngôn ngữ bằng lời mà còn lắng nghe ngôn ngữ không lời như ánh mắt, cử chỉ, hành vi…Từ đó, nhân viên CTXH năm bắt cảm xúc, nhu cầu thật sự của các
em Khi nhân viên CTXH thực sự lắng nghe, các em sẽ cảm thấy được quan tâm, thông cảm, trẻ sẽ cởi mở hơn và từ đó cơ hội can thiệp thành công đối với trẻ cũng cao hơn
Thứ tư, nguyên tắc giữ bí mật cho trẻ lang thang
Trẻ em lang thang thường không muốn nói về hoàn cảnh của mình Nhân viên CTXH khi làm việc với trẻ cần tuyệt đối giữ bí mật thông tin của trẻ , điều này làm tăng sự tin tưởng của các em đối với nhân viên CTXH, nếu nhân viên CTXH không tuân thủ nguyên tắc này trẻ sẽ có thái độ đối phó, chống đối với nhân viên CTXH khi muốn khai thác thông tin đồng thời tạo nên rào cản tâm lý cho mối quan hệ thân thiện của nhân viên CTXH với trẻ
Thứ năm, nguyên tắc trung thực, chân thành với trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang cần cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về hoà cảnh, những nhu cầu, mong muốn để nhân viên CTXH hỗ trợ giải quyết Nhân viên CTXH muốn hỗ trợ giúp trẻ thì phải xuất phát từ sự chân thành, trung thực Có như vậy trẻ lang thang mới có sự phối hợp chia sẻ cho nhân viên CTXH
Thứ sáu, nguyên tắc tin vào khả năng tự giải quyết của trẻ em lang thang
Trang 2822
Bản thân trẻ còn hạn chế về nhận thức nhưng khi được nhân viên CTXH
hỗ trợ, động viên, khuyến khích thì các em sẽ phát huy được thế mạnh của mình
để cùng nhân viên CTXH giải quyết vấn đề trẻ đang gặp phải Nhân viên CTXH cần tin tưởng vào khả năng của trẻ để trẻ có thêm động lực giải quyết vấn đề
1.3.3 Các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em lang thang
1.3.3.1 Hoạt động can thiệp tâm lý cho trẻ em lang thang
Tâm lý chung của đa phần trẻ em lang thang dễ nhân thấy khi tiếp xúc đó
là sự bất cần, co mình, không dễ chia sẻ hoàn cảnh, xuất thân với người lạ Đa
số trẻ lang thang chịu thiếu thốn về mặt tình cảm, nhất là những em sống cùng nhóm trẻ đường phố Cuôc sống phiêu dạt ngoài đường phố khiến các em chịu nhiều tổn thương và đối mặt với các vấn đề phức tạp ngoài xã hội nên tâm lý của trẻ rất bất ổn Nhiều trẻ bi lạm dụng tình dục, đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng trẻ em nam bị lạm dụng tình dục càng trở nên phổ biến chính vì vậy vấn đề tâm lý của trẻ khi mới vào Trung tâm bảo trợ xã hội I rất phức tạp và đặt
ra nhiều thách thức mới Măt khác, trong mối quan hệ giao lưu phức tạp trên đường phố, số trẻ lang thang dễ dàng bắt chước, a dua với những hành vi trái quy tắc xã hội (như trộm cắp, trấn lột, đánh lộn lẫn nhau… ) hoặc dễ dàng tiếp thu những mặt xấu, tiêu cực của đời sống xã hội, của những phim ảnh, sách báo thiếu văn hóa, khiêu dâm, đồi trụy Vì thế việc giao lưu của trẻ lang thang đường phố dễ dàng đem lại những suy thoái, những biến chất trong tâm hồn trẻ thơ Những hành vi lệch lạc , lệch chuẩn xã hôị cần có nhiều thời gian làm viêc và sát cánh cùng trẻ để vươt qua thời gian đầu khi trẻ vào môi trường mới, với những quy tắc, quy đin h và chuẩn mực mới
Trang 29xã hội Nhiều trường học không tiếp nhận trẻ lang thang vì không có đủ hồ sơ , giấy tờ tùy thân và các thủ tục cần thiết Tất cả những trở ngại này ngăn cản quyền được học tập của các em
1.3.3.4 Hoạt đông chăm sóc sức khoẻ, y tế
Trẻ em lang thang trên đường phố với rất nhiều nguy cơ: trẻ bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng tình dục, tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình thành, sinh hoạt ăn ngủ nghỉ trong điều kiện thiếu thốn, không được quan tâm thường xuyên, liên tục Do vậy các nhu cầu của trẻ em lang thang về chăm sóc sức khoẻ, y tế là chính đáng, cần thiết Việc đáp ứng các nhu cầu đó đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang Trung tâm bảo trợ có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng coi đây là việc quan tâm đầu tiên trong tiếp nhận trẻ lang thang khi mới vào Trung tâm để trẻ phát triển thể chất đảm bảo là tiền đề cho trẻ để hoà nhập cộng động
1.3.3.5 Hoạt động hỗ trợ pháp lý
Trong cuộc đời lang thang mỗi đứa trẻ đều phải đối diện với rất nhiều vần
đề của bản thân: vi phạm pháp luật, lạm dụng, nguồn gốc bản thân Nhân viên CTXH coi đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của trẻ trong quá trình hoà nhập cộng đồng đảm bảo quyền lợi và sinh tồn.Mọi cố gắng của trẻ trong môi trường mới phải cách ly khởi các nguy cơ của đường phố, từ đó trẻ em lang thang được phát triển trong điêù kiện hoàn cành bình thường như những đứa trẻ khác Các hoạt động trợ giúp pháp lý phải xuất phát từ nhu cầu của trẻ em lang thang để các em được hưởng thụ thấy của lợi ích các hoạt động này
Trang 301.4.1 Yếu tố thuộc về nhân viên xã hội
Nhân viên xã hội với các phương pháp và kỹ năng CTXH là người trực tiếp làm việc với trẻ, can thiệp hỗ trợ giúp trẻ và gia đình của trẻ giải quyết vấn
đề Sự can thiệp hiệu quả của nhân viên xã hội phụ thuộc vào các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng CTXH, thái độ, giao tiếp, mức độ am hiểu và giải quyết vấn
đề trong từng lĩnh vực Nhân viên xã hội trong làm việc với trẻ em lang thang với vai trò là nguời giáo dục,người biện hội,người can thiệp tâm lý để đảm bảo những lựa chọn và các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cho các em Yếu tố này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng và chi phối rất nhiều trong hoạt động can thiệp giúp đỡ hỗ trợ trẻ em lang thang
1.4.2 Yếu tố thuộc về trẻ em lang thang
Trẻ em lang thang là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.Trẻ em lang thang với sự phát triển chưa đầy đủ năng lực về kiến thức, suy nghĩ và hành vi mà đã phải sống trong môi trường xã hội với những điều kiện sống và làm việc hết sức khó khăn, phức tạp Bởi những hoàn cảnh sống đó đã tạo đặc tính khác biệt so với trẻ sống tại gia đình; đặc điểm tâm sinh lý (nhất là các trẻ có vấn đề tâm lý phức tạp như bị xâm hại, lạm dụng), các nhu cầu của bản thân trẻ, các kỹ năng sống của trẻ còn thiếu, trình độ văn hoá thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ, đời sống cá nhân phức tạp Những vấn đề của trẻ em lang thang, nhân viên xã hội cần phải nắm được và hiểu được trẻ mong muốn điều gì, từ đó can thiệp giúp đỡ cho trẻ một cách hiệu quả
Trang 3125
1.4.3 Yếu tố kinh phí hoạt động
Nguồn tài chính cho hoạt động có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ em Với nguồn tài chính dồi dào việc hỗ trợ cho các em sẽ đầy đủ hơn và ngược lại Để có thể duy trì hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ em lang thang một cách bền vững, hiệu quả cần có nguồn lực ổn định Tính bền vững có mối quan hệ với khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ
và sự linh hoạt để duy trì hoạt động hỗ trợ cho trẻ em lang thang
1.4.4 Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trong hoạt động chăm sóc và thực hiện CTXH thì cơ sở vật chất và trang thiết bị có ý nghĩa quan trọng tác động gây nên hiệu quả trong trợ giúp cho đối tượng Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiêp tạo ra môi trường thân thiện, góp phần đảm bảo thành công trong thực hiện CTXH Trong cơ sở bảo trợ thì cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện tiên quyết để giúp cho các đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt hơn
1.5 Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1.5.1 Cơ sở pháp lý
Trẻ em ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa thành những quy định, điều khoản, chế tài trong các luật Mặt khác, nhiều đề án, chính sách, chương trình hành động được ban hành có tính thực tiễn cao góp phần không nhỏ hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em lang thang nói riêng
Về mặt hiến pháp và luật pháp, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em Điều 14,
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 quy định: “Trẻ em được
săn sóc về mặt giáo dưỡng” và Điều 15: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí học trò nghèo được Chính phủ giúp” Đến Hiến pháp năm 2013, tiếp tục
Trang 3226
khẳng định trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em[14]
Ngày 12/08/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (có hiệu lực từ ngày 16/08/1991) Ngày 15/06/2004, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi nhằm từng bước điều chỉnh luật cho phù
hợp hơn trong thực tiễn Trong đó, Luật quy định cụ thể: “Nghiêm cấm các hành
vi cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ”; Để thực
hiện được biện pháp có gia đình thay thế, có nguồn nuôi dưỡng: “Nhà nước
khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” [15]
Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhiều chương trình, đề
án, chính sách, kế hoạch hành động được ban hành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong đó có nhóm trẻ em lang thang Chương trình hành động quốc gia
vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001), bên cạnh các mục tiêu đối với
trẻ em nói chung thì các mục tiêu đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang cũng được quy định cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em lang thang được chăm sóc bằng mọi hình thức từ 70% lên 80% vào năm 2005 và 100% vào năm 2010; 70% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, chăm sóc vào năm 2010 [12]
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011) đã triển
khai Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng Đối với trẻ em mồ côi, mục tiêu của dự án: Giảm tỷ
lệ trẻ em lang thang xuống 7/10.000 trẻ em
Trang 33Về mặt chính sách, ngay từ lúc đất nước còn vô vàn khó khăn với cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em lang thang
Ngày 12/02/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 Trong đó mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em; ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt,
có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.Các mục tiêu cụ thể: Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này, trong đó có 70% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hòa nhập với gia đình.Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm phạm tình dục.Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp [28]
Trang 3428
Với mục tiêu tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để tất cả trẻ
em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, ngày 10/4/2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành ế hoạch số 59/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ Trẻ em trên địa bàn Thành phố
Hà Nội 2013 Kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể trong năm 2013, bao gồm: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em [16]
Từ góc độ hiến pháp, luật pháp đến các chương trình, đề án, chính sách,
kế hoạch hành động được ban hành đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng
và Nhà nước ta trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Đây là cơ sở pháp lý quan trọng minh chứng với cộng đồng quốc tế về công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam
1.5.2 Cơ sở thực tiễn
Theo tài liệu họp báo nhân ngày “Hành động vì trẻ em” ngày 7 tháng 5
năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2007 cả nước có 1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 1,8 triệu trẻ em nghèo, trong đó có 1,2 triệu trẻ em là trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, 147.000 trẻ em mồ côi, 13.000 trẻ em lang thang, 14.000 trẻ em nhiễm HIV, 27.000 trẻ em lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm, 3.800 trẻ nghiện ma tuý… Năm 2008 số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã tăng lên 1,42 triệu, trong đó số trẻ em lang thang là 16.000
em, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là 11.544 em, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học là 28.339 em, trẻ em bị bỏ rơi là 13.540 em, trẻ mồ côi là 120.069 em, trẻ
em khuyết tật nặng là 111.884 em [31]
Số trẻ em nghiện ma tuý, trẻ nhiễm HIV/AIDS cũng đang có xu hướng tăng và lan rộng ra các đối tượng trẻ còn ít tuổi chứ không chỉ là trẻ vị thành
Trang 35Quan điểm chung của Nhà nước là tạo môi trường pháp lý – hành chính
và chuẩn mực đạo đức xã hội phù hợp để mọi gia đình, cộng đồng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách để tạo cơ hội cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách để sau này các em đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước [30]
Thống kê về số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn từ 2008 đến
2011 được nêu trong Bảng 1.1
Trang 36Kết luận chương 1
Mặc dù có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực trẻ em nói chung và trẻ lang thang nói riêng Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về ứng dụng CTXH tại Trung tâm bảo trợ xã hôi Việc nghiên cứu hoạt động CTXH trong lĩnh vực trẻ
em lang thang trên cơ sở lý luận và thực tiễn CTXH sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về CTXH chuyên nghiệp, từ đó áp dụng vào thực tiễn trong hoạt động của Trung tâm bảo trợ xã hội ở nước ta hiện nay; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động CTXH hỗ trợ cho trẻ em
Trang 3731
Chương 2 THỰC TRẠN C N T C HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM LAN THAN TẠI TRUN TÂM BẢO TRỢ HỘI I,
TH NH PHỐ H NỘI
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội là thành phố đứng đầu ở nước ta về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2012) Với vị trí giữa của đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam
Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 10,8%/năm Riêng năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1% đạt thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ của các năm trước, nhưng xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cao gấp 1,55 lần so với mức tăng của cả nước Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp
Số người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so với tổng số người từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (3626,1 nghìn người), trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 51,3%
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3%, so với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,1% Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,7%, cao hơn nhiều so với năm
2010 (3,1%) Năm 2011, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 người, đạt 101,3% kế hoạch
Tuy nhiên, bên cạnh đó, an ninh- trật tự xã hội gia tăng các vấn đề phức tạp của xã hội như tội phạm hình sự, tội phạm sử dụng vũ khí nóng và công nghệ cao,
Trang 3832
các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội đô
và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng cao thể hiện qua các chỉ số y
tế cơ bản Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7%, thì
ở Hà Tây, con số lên tới 17% Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành,
cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng, hai chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 không đạt kế hoạch
Tóm lại, là Thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục hàng đầu cả nước, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, sau khi sáp nhập, Hà Nội là càng có điều kiện phát triển nhiều thế mạnh liên quan đến các ngành dịch vụ, du lịch, chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao Nền kinh tế - xã hội phát triển cho phép Hà Nội tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện các mục tiêu bảo vệ trẻ em, trong đó, đa dạng hóa cơ sở bảo trợ xã hội, hoạt động bảo vệ trẻ em theo chiều sâu là bước đi cần thiết
2.1.2 Mạng lưới cơ sở bảo trợ xă hội dành cho trẻ em
Hà Nội là một trong những địa bàn đi đầu trong cả nước về số lượng các cơ
sở bảo trợ xã hội cả hình thức công lập và dân lập Các cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội mang nhiều tên gọi khác nhau như: Trung tâm, mái ấm, nhà trẻ, làng trẻ em, trường hoạt động trên nhiều quận, huyện của Thành phố Tính chung trên địa bàn Thành phố, Hà Nội có đến 63.5% số cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 36.5% số cơ sở dành cho các đối tượng cần chăm sóc khác Điều đó cho thấy, Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em mồ côi không nơi nương tựa
Trong số các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
có đến 82.4% cơ sở bảo trợ xã hội công lập, trong khi chỉ có 17.6% số cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Tuy nhiên, tỷ lệ số số cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập ở đây chưa tính đến nhiều cơ sở mang tính bảo trợ xã hội được thành lập từ những cá nhân có tấm lòng hảo tâm, từ bi, độ lượng nhằm trợ giúp cho những
Trang 3933
mảnh đời bất hạnh như Chùa Mía, Mái ấm Hoa Phượng Dù là hoạt động dưới hình thức công lập hay ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội đã góp phần không nhỏ vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Thành phố
Với các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chỉ có 14.3% số cơ sở xã hội chuyên biệt dành cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trong khi đó có đến 85.7% số cơ sở bảo trợ xã hội dành cho chung các loại đối tượng trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc Với số lượng trẻ em lang thang không ngừng gia tăng trong những năng gần đây, việc có khá ít cơ sở chuyên biệt về chăm sóc bảo vệ trẻ em mồ côi cũng đang gây áp lực lớn đối với Thành phố Hà Nội trong công tác bảo vệ trẻ em [32]
Về địa bàn phân bố cơ sở bảo trợ xã hội, có 61.9% trong tổng số cơ sở bảo trợ hoạt động tại nội thành và 38.1% số cơ sở hoạt động trong ngoại thành trong khi dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1% (2009) Như vậy, việc phân bố cơ sở bảo trợ xã hội chưa thật
sự tương xứng xét về tiêu chí dân cư Như vậy, dân cư thành thị tuy ít hơn dân
cư nông thôn nhưng lại có nhiều người cần đến trợ giúp của các cơ sở bảo trợ xã hội cao hơn
2.1.3 Vài nét về Trung tâm Bảo trợ xã hội I
2.1.3.1 Nhân viên xã hội
Trung tâm bảo trợ xã hội I, Hà Nội được thành lập năm 1995 Trải qua hai mươi năm hoạt động và thực hiện nhiệm vụ,Trung tâm luôn gắn liền với việc tiếp nhận người lang thang trên địa bàn thành phố Đội ngũ cán bộ nhân viên qua từng năm có nhiều công hiến, gắn bó và hoàn thành nhiệm vụ được giao Tuy nhiên ngay từ đầu mới đi vào hoạt động do nhiều nguyên nhân, đội ngũ cán
bộ nhân viên vẫn chưa phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ của CTXH Do yêu cầu ngày của nhiệm vụ, việc tự đi đào tạo và đào tạo lại thì chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm được nâng lên để đáp ứng nhiệm vụ
Trang 402.1.3.2 Tư cách pháp lý
Trung tâm Bảo trợ xã hội I đóng trên địa bàn xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Trung tâm Bảo trợ xã hội I là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, được thành lập theo Quyết định 4382/QĐ – UB ngày 11/12/1995 của UBND thành phố Hà Nội
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: Tiếp nhận người lang thang xin ăn trên địa bàn, trẻ mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng; phân loại đối tượng, đưa vào Trung tâm nuôi dưỡng hoặc chuyển các trung tâm bảo trợ xã hội khác của Sở nuôi dưỡng, giáo dục và chuyển trả về gia đình, địa phương theo quy định; tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi; tổ chức quản lý, nuôi dưỡng, dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ lang thang, mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng bằng nguồn ngân sách của thành phố hoặc nguồn kinh phí các dự án quốc tế tài trợ