Theo khảo sát của tổ chức Ngân hàng Thế giới về vấn đề “Phụ nữ và nghèo đói” tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ nghèo đói giữa hai giới (nam và nữ) có sự khác biệt khá lớn, đặc biệt là nhóm phụ nữ lớn tuổi, nhóm phụ nữ ở khu vực nông thôn, khu vực miền núi thường nghèo hơn só với nam giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ những hộ gia đình nghèo có phụ nữ goá bụa cũng cao hơn những gia đình có đàn ông mất vợ. 15 Những năm qua, bên cạnh các chính sách, hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nói chung, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chương trình và triển khai các hoạt động trợ giúp riêng để hỗ trợ cũng như tạo điều kiện nâng cao năng lực cho phụ nữ nghèo (PNN), bởi PNN thuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội và được Nhà nước ưu đãi về chính sách tín dụng, giáo dục, đào tạo, y tế, là đối tượng được ưu tiên trong các chương trình giảm nghèo, việc làm quốc gia, trong các chương trình, hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương. Mặc dù còn nhiều rào cản, nhưng với những chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự quan tâm của toàn xã hội, đời sống của nhóm PNN hiện nay đã phần nào giảm bớt khó khăn, từng bước giúp PNN hòa nhập xã hội. Hiện nay, năng lực, vị thế của phụ nữ nói chung và PNN nói riêng còn được khẳng định thông qua sự tự chủ trong đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập của chính họ. Bởi vậy, một trong những hoạt động nâng cao năng lực cho PNN mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện, là việc chỉ đạo xây dựng 20 mô hình phụ nữ tự lực tại một số tỉnh, thành trong cả nước trong đó có huyện Bình Lực (Hà Nam), tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng, tiết kiệm, dạy nghề, hình thành các mô hình kinh tế tập thể để tạo việc làm ổn định cho phụ nữ, giúp PNN tiếp cận chính sách an sinh xã hội và các nguồn lực trợ giúp khác. Thông qua đó, PNN được giao lưu, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong cuộc sống, công việc, được cung cấp thông tin, kiến thức về quyền của PNN, được tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm... từng bước giúp nhóm PNN xóa bỏ mặc cảm, phấn đấu vươn lên khẳng định bản thân. Phụ nữ nghèo thường là những lao động thuần nông, lao động chân tay không có trình độ chuyên môn và thường gặp nhiều khó khăn trong công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc. Trình độ học vấn thấp, công việc nặng nhọc và điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến việc họ ít quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và đây cũng là một nguy cơ khiến họ không thể thoát nghèo bền vững. Bởi vậy, PNN là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Việc nghiên cứu thực trạng và tác động của nghèo đói đối với phụ nữ, nhằm nhận thức những nguyên nhân sâu xa gây ra nghèo đói cho phụ nữ và đề xuất được các biện pháp can thiệp trợ giúp hiệu quả. Đồng thời cũng tìm hiểu về nghị lực vươn lên thoát nghèo của bản thân PNN và gia đình họ. Việc xác định nguồn gốc của nghèo đói ở phụ nữ nhằm tìm kiếm các nguồn lực trong cộng đồng giúp họ giảm nghèo cải thiện cuộc sống. Trên cơ sở đó, góp phần thực hiện mục tiêu “bình đẳng giới”, xây dựng “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện. Xã Đồng Du thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một xã thuần nông, nghề chính của phụ nữ ở đây chủ yếu là nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, trong đó lao động nữ chiếm gần 60% lực lượng lao động toàn xã. Tại xã Đồng Du phần lớn phụ nữ còn gặp khá nhiều khó khăn do nghề chính và thu nhập chính chỉ dựa vào nông nghiệp, họ phải gánh vác vai trò chính trong gia đình do chồng đi làm ăn xa, thời gian gần đây địa phương đang có chính sách thu hút đầu tư và nhận được sự trợ giúp của các cơ quan tổ chức ngoài tỉnh trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo, thoát nghèo. Tuy nhiên, việc giảm nghèo và thoát nghèo của phụ nữ xã Đồng Du vẫn chưa bền vững, nhiều hộ gia đình tái nghèo do chưa có một định hướng ổn định 30. Vì những lý do này, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN THỊ MAI LỆ QUYÊN
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO(Nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trang 2Hà Nội - 2018
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN THỊ MAI LỆ QUYÊN
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO(Nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG BÁ THỊNH
Trang 4Hà Nội - 2018
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Bá Thịnh Các số liệu trong nghiêncứu hoàn toàn trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đãnghiên cứu - điều tra trong luận văn này
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai Lệ Quyên
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, để tôi đạt được mục tiêu vàcác kết quả trong đề tài nghiên cứu của mình; tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗ
trợ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của GS.TS Hoàng Bá Thịnh cùng các
thầy cô trong Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn Bên cạnh đó, là nhờ có sự cộng tác giúp đỡ của tập thể cán bộ chínhquyền, đoàn thể và người dân xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Nhân dịp này tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Hoàng Bá Thịnhcùng các thầy cô trong Khoa Xã hội học, cùng tập thể cán bộ chính quyền,đoàn thể và người dân xã Đồng Du đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để tôihoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất
Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tác giảcòn hạn hẹp về kinh nghiệm Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thểbạn đọc
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai Lệ Quyên
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Nhóm tuổi của PNN tham gia khảo sát 33 Bảng 2.2 Tình trạng hôn nhân nhóm PNN tham gia khảo sát 34 Bảng 2.3 Trình độ học vấn của nhóm PNN tham gia khảo sát 35
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 Nhóm nguyên nhân "khách quan" dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã
Đồng Du 37
Biểu 2.2 Nhóm nguyên nhân "chủ quan" dẫn đến tình trạng nghèo cho PN xã Đồng Du 40
Biểu 2.3 Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân "khách quan" và "chủ quan" đến tình trạng nghèo của phụ nữ xã Đồng Du 44
Biểu 2.4 Những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm 45
Biểu 2.5 Những thay đổi của phụ nữ nghèo sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm 48
Biểu 2.6 Những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách 51
Biểu 2.7 Những thay đổi của PNN sau khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách 54
Biểu 2.8 Những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động CSSK 57
Biểu 2.9 Những thay đổi của PNN sau khi tham gia hoạt động CSSK 60
Biểu 2.10 Đội ngũ tham gia trợ giúp PNN xã Đồng Du 62
Biểu 2.11 Những thuận lợi của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương 64
Biểu 2.12 Những khó khăn của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương 67
Biểu 2.13 Những "mong muốn" của phụ nữ nghèo khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương 70
Biểu 2.14 Những "nguyện vọng" của PNN khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương 73
Biểu 2.15 Những "đề xuất" của phụ nữ nghèo khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương 75
Biểu 3.1 Vai trò của NVCTXH trong hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN 79
Biểu 3.2 Vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN 82
Biểu 3.3 Vai trò của NVCTXH trong hoạt động CSSK cho PNN 85
Biểu 3.4 Đánh giá về vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN xã Đồng Du 88
Trang 10Những năm qua, bên cạnh các chính sách, hoạt động thúc đẩy bình đẳnggiới và trao quyền cho phụ nữ nói chung, Đảng và Nhà nước ta đã ban hànhnhiều chính sách, chương trình và triển khai các hoạt động trợ giúp riêng để
hỗ trợ cũng như tạo điều kiện nâng cao năng lực cho phụ nữ nghèo (PNN),bởi PNNthuộc nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội và được Nhà nước ưu đãi
về chính sách tín dụng, giáo dục, đào tạo, y tế, là đối tượng được ưu tiên trongcác chương trình giảm nghèo, việc làm quốc gia, trong các chương trình, hoạtđộng thường xuyên của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương Mặc dùcòn nhiều rào cản, nhưng với những chính sách của Đảng và Nhà nước cũngnhư sự quan tâm của toàn xã hội, đời sống của nhóm PNN hiện nay đã phầnnào giảm bớt khó khăn, từng bước giúp PNN hòa nhập xã hội
Trang 11Hiện nay, năng lực, vị thế của phụ nữ nói chung và PNN nói riêng cònđược khẳng định thông qua sự tự chủ trong đời sống kinh tế, việc làm, thunhập của chính họ Bởi vậy, một trong những hoạt động nâng cao năng lựccho PNN mà Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện, là việc chỉ đạo xâydựng 20 mô hình phụ nữ tự lực tại một số tỉnh, thành trong cả nước trong đó
có huyện Bình Lực (Hà Nam), tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ pháttriển kinh tế thông qua các hoạt động tín dụng, tiết kiệm, dạy nghề, hình thànhcác mô hình kinh tế tập thể để tạo việc làm ổn định cho phụ nữ, giúp PNNtiếp cận chính sách an sinh xã hội và các nguồn lực trợ giúp khác Thông qua
đó, PNN được giao lưu, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong cuộc sống,công việc, được cung cấp thông tin, kiến thức về quyền của PNN, được tưvấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm từng bước giúp nhóm PNN xóa bỏ mặccảm, phấn đấu vươn lên khẳng định bản thân
Trang 12Phụ nữ nghèo thường là những lao động thuần nông, lao động chân taykhông có trình độ chuyên môn và thường gặp nhiều khó khăn trong công việcgia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả cônglao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc Trình độ học vấn thấp, côngviệc nặng nhọc và điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến việc họ ít quan tâmđến tình trạng sức khoẻ của bản thân và đây cũng là một nguy cơ khiến họkhông thể thoát nghèo bền vững Bởi vậy, PNN là đối tượng cần được sự quantâm đặc biệt của xã hội Việc nghiên cứu thực trạng và tác động của nghèo đóiđối với phụ nữ, nhằm nhận thức những nguyên nhân sâu xa gây ra nghèo đóicho phụ nữ và đề xuất được các biện pháp can thiệp - trợ giúp hiệu quả Đồngthời cũng tìm hiểu về nghị lực vươn lên thoát nghèo của bản thân PNN và giađình họ Việc xác định nguồn gốc của nghèo đói ở phụ nữ nhằm tìm kiếm cácnguồn lực trong cộng đồng giúp họ giảm nghèo cải thiện cuộc sống Trên cơ
sở đó, góp phần thực hiện mục tiêu “bình đẳng giới”, xây dựng “xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện
Xã Đồng Du thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là một xã thuần nông,nghề chính của phụ nữ ở đây chủ yếu là nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi,trong đó lao động nữ chiếm gần 60% lực lượng lao động toàn xã Tại xã Đồng
Du phần lớn phụ nữ còn gặp khá nhiều khó khăn do nghề chính và thu nhậpchính chỉ dựa vào nông nghiệp, họ phải gánh vác vai trò chính trong gia đình
do chồng đi làm ăn xa, thời gian gần đây địa phương đang có chính sách thuhút đầu tư và nhận được sự trợ giúp của các cơ quan tổ chức ngoài tỉnh trongviệc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo, thoát nghèo Tuynhiên, việc giảm nghèo và thoát nghèo của phụ nữ xã Đồng Du vẫn chưa bềnvững, nhiều hộ gia đình tái nghèo do chưa có một định hướng ổn định [30]
Vì những lý do này, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của công tác xã hội trong
Trang 13việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay hướng nghiên cứu về đối tượng và hoạt động trợ giúp PNN
là đề tài nghiên cứu được khai thác hết sức phong phú và đa dạng tại ViệtNam Chủ đề này nhận được sự quan tâm lớn của các cơ quan, tổ chức, cácnhà nghiên cứu Trong đó có các công trình, bài viết cần phải kể đến như:Trong nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ về
“Gia đình Phụ nữ thiếu vắng chồng” [24] thực hiện năm 1996, nghiên cứu đã
trình bày khá chi tiết về cuộc sống của những gia đình phụ nữ thiếu văngchồng ở khu vực nông thôn miền Bắc Việt Nam, phần lớn những người thamgia khảo sát đều cho biết khó khăn về kinh tế ảnh hưởng lớn tới cuộc sống giađình, đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra những người phụ nữ thiếu vắng chồngthì thường nhận được ít sự trợ giúp từ phía gia đình, họ hàng và xã hội
Năm 1998, tác giả Lê Thi xuất bản cuốn sách “Chính sách xã hội với phụ nữ nghèo nông thôn - quá trình xây dựng và thực hiện” [21], NXB Khoa
học xã hội, cuốn sách đã phân tích, lý giải và chỉ ra yêu cầu cần phải có nhữngchính sách xã hội dành cho PNN nông thôn và đề xuất khuyến nghị với nhữngnhà hoạch định chính sách cần phải lưu ý đến các vấn đề như: chính sách ưu đãi,
hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với PNN, phụ nữ đơn thân, chính sách đối vớiphụ nữ đơn thân có công với cách mạng, tham gia kháng chiến, đây là những đềxuất chưa được thực hiện, những đề xuất này nếu được thực hiện sẽ góp phầngiảm bớt khó khăn, an ủi động viên đối với nhóm PNN nông thôn
Các công trình nghiên cứu vĩ mô đề cập khá chi tiết đến yếu tố phân tầng
xã hội ở Việt Nam như “Báo cáo tình trạng nghèo đói và công bằng ở Việt Nam” [16] của tổ chức Oxfam năm 1999 Nghiên cứu này đề cập đến tình
trạng đói nghèo ở Việt Nam nói chung với số liệu thống kê cụ thể và sự phân
Trang 14hóa giàu nghèo ở các khu vực Đồng thời làm rõ vấn đề nghèo đói ở phụ nữkhu vực nông thôn, báo cáo nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân, nguồn gốc vàcác yếu tố tác động đến tình trạng nghèo ở phụ nữ khu vực nông thôn Từthực trạng vấn đề nghèo đói, nghiên cứu này của Tổ chức Oxfam còn đề xuấtcác mô hình sinh kế tạo việc làm cho PNN góp phần cải thiện thu nhập - mứcsống cho họ và gia đình họ, giúp phụ nữ tiếp cận các chính sách an sinh xãhội như về: y tế, bảo hiểm, lao động - việc làm, giáo dục, thực hiện bình đẳnggiới… cũng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm cải thiện tìnhtrạng nghèo và giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững.
Nghiên cứu của tác giả Đào Văn Hùng về “Các giải pháp tín dụng đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam hiện nay” [8] thực hiện năm 2000, nghiên cứu
đã phân tích về hệ thống tín dụng đang áp dụng cho người nghèo và đề xuấtxây dựng hệ thống tín dụng cho PNN ở Việt Nam; nghiên cứu sự tiếp cận của
hộ gia đình nghèo đối với dịch vụ tài chính Từ thực trạng tiếp cận dịch vụ hỗtrợ tài chính của PNN và các đối tượng yếu thế khác, tác giả đề xuất các giảipháp về mặt chính sách nhằm giúp đối tượng là PNN khu vực nông thôn tiếpcận chính sách tín dụng, vay vốn phát triển kinh tế một cách thuận lợi hơn
Trong đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Bá Thịnh về “Vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hóa nông thôn (nghiên cứu khu vực Đồng bằng sông Hồng)” [23] thực hiện năm 2001 tại Trường Đại học KHXH&NV,
nghiên cứu đã khái quát về vai trò của phụ nữ nông thôn trong lịch sử vàtrong quá trình đổi mới Đặc biệt nghiên cứu đã phân tích những ưu điểm,nhược điểm của nguồn nhân lực nữ nông thôn; phân tích các khó khăn, thuậnlợi về bối cảnh kinh tế - xã hội – văn hóa đối với người phụ nữ Trên cơ sở đóđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ
Tác giả Nguyễn Ngọc Hợi trong “Nghiên cứu hành động cùng tham gia trong giảm nghèo và phát triển nông thôn” [9] thực hiện năm 2003, nghiên
Trang 15cứu này đã đề cập đến những hiệu quả của sự tham gia của người dân trongquá trình giảm nghèo, hỗ trợ các gia đình nghèo và các nhóm đối tượng ảnhhưởng của vấn đề nghèo đói như phụ nữ, trẻ em Đồng thời nghiên cứu còn đềcập đến sự liên kết giữa người dân với chính quyền và đề cao sự tham gia củangười dân trong quá trình giảm nghèo tại địa phương, việc giảm nghèo giúpnâng cao thu nhập – mức sống cho các hộ gia đình, giúp tăng cương sự thamgia của phụ nữ và chăm sóc tốt trẻ em trong gia đình.
Dự án nghiên cứu về “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Hồng” [25] do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về
Phụ nữ và Gia đình tiến hành năm 2006 Nghiên cứu đã khẳng định vai trò và
vị thế của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo;nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hộinhư Hội Liên hiệp Phụ Nữ, Hội Nông dân trong phát triển kinh tế xã hội vàthực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo Nghiên cứu đã làm sáng tỏ vị trí,vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát kinh tế gia đình, thực hiện các chứcnăng phát triển kinh tế gia đình, những đóng góp của phụ nữ khu vực nôngthôn đối với phát triển kinh tế gia đình và phát triển kinh tế địa phương
Tác giả Đặng Đỗ Quyên trong đề đề tài “Đặc trưng kinh tế và xã hội của
hộ gia đình nghèo tại tỉnh Bắc Cạn” [20] thực hiện năm 2006 với những nội
dung chủ yếu là phân tích các đặc trưng kinh tế và xã hội của hộ nghèo nhằmnhận diện hộ nghèo theo chuẩn mới, vai trò của phụ nữ trong gia đình, đối vớicông việc lao động sản xuất hằng ngày; nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ củacác đặc trưng kinh tế- xã hội với tình trạng và mức độ nghèo đói của hộ giađình và sự tham gia phát triển kinh tế của phụ nữ trong gia đình, đồng thời tìmhiểu những kiến thức và nhu cầu cần được trợ giúp của hộ nghèo, PNN Từ đóđưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi đặc trưng kinh tế và xã hội của hộnghèo và bước đầu đề xuất một số kiến nghị
Trang 16Nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” [31] do tác giả
Vương Thị Vân thực hiện năm 2009, nghiên cứu này đã làm rõ vai trò, vị trícủa phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn, làm rõ những yếu tố tác độngđến vai trò kinh tế của phụ nữ tại huyện Phú Lương Trên cơ sở đó đề ra giảipháp nhằm nâng cao nâng lực, nâng cao vai trò của phụ nữ huyện Phú Lươngtrong phát triển kinh tế hộ gia đình Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra được vaitrò kinh tế của phụ nữ có được phát huy hay không còn bị chi phối bởi sự ủng
hộ của gia đình và từ phí người chồng
Trong nghiên cứu do tác giả Võ Thị Cẩm Ly thực hiện “Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh tĩnh Nghệ An, thực trạng, nguyên nhân, chiến lược thoát nghèo” [14] được thực hiện vào năm 2010 Nghiên cứu này được thực hiện
tại thành phố Vinh, nghiên cứu đã đưa ra số liệu thống kê về thực trạng đờisống của phụ nữ nghèo ở khu vực này, làm rõ những nguồn gốc, tìm hiểunhững nguyên nhân và đưa ra chiến lược trợ giúp phụ nữ khu vực Vinh (NghệAn) thoát nghèo Bên cạnh đó, nghiên cứu ngoài việc chỉ ra thực trạng, đã đềxuất chiến lược cụ thể trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp – trợ giúpnhóm đối tượng PNN, các chiến lược co sự tham gia của nhiều bên liên quannhư chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương vàngười dân tại địa phương
Trong nghiên cứu “Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội (Nghiên cứu tại thôn Cổ Nhuế và Xuân Phương huyện từ Liêm thành phố Hà Nội)” [10] được tác giả Hà Thị Thu Hòa thực hiện năm
2011, nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo đói của
nhóm PNN và các chiến lược hiện đang được sử dụng với tư cách là tác nhânđầy tích cực để thoát nghèo Làm rõ xu hướng hành vi tìm cơ hội thoát nghèocủa họ và khẳng đinh vai trò của hội phụ nữ trong việc triển khai các chính
Trang 17sách xóa đói giảm nghèo Đặc biệt, nghiên cứu còn phân tích rõ sự tiếp cậncác nguồn lực trợ giúp từ phía cộng đồng của PNN, để giảm nghèo bền vữngphụ nữ địa bàn ngoại thành Hà Nội cần chủ động tham gia các dự án đang triểnkhai trợ giúp PNN tại địa bàn, ngoài ra để hoạt động trợ giúp mang tính bềnvững cần có sự tham gia mạnh mẽ của chính quyền địa phương và cộng đồng.
Trong nghiên cứu “Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” [18] do tác giả Lê Du Phong
thực hiện, nghiên cứu này được thực hiện ở khu vực miền núi phía Bắc năm
2014 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu về sự tác độngcủa nền kinh tế thị trường đến sự phân hóa giàu nghèo và những ảnh hưởngcủa vấn đề nghèo đói tới nhóm đối tượng là phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữkhu vực miền núi phía bắc có khó khăn gì khi tiếp cận các nguồn lực trợ giúp.Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra những phong tục tập quán lạc hậu cũng là mộtnguyên nhân khiến cho tình trạng nghèo đói ở phụ nữ, những hủ tục lạc hậu
đã kìm hãm cơ hội tham gia tiếp cận các nguồn lực phát triển của phụ nữ dântộc thiểu số
Nghiên cứu “Đói nghèo ở Việt Nam: Chính sách đối với phụ nữ nghèo”
[12] của tác giả Nguyễn Thị Hằng thực hiện năm 2014, trong nghiên cứu nàytác giả đã nêu lên thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, nguyên nhân và một sốgiải pháp cụ thể cho xóa đói giảm nghèo Trong thực trạng đói nghèo ở ViệtNam tác giả chú trọng phân tích đối tượng PNN hiện đang chịu tác động khámạnh mẽ của tình trạng đói nghèo hiện nay, bản thân họ là những người đảmđương các công việc gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp không ổn định khiếncho đời sống của họ và gia đình lâm vào cảnh khó khăn
Trong nghiên cứu “Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo” [6] của tác giả Nguyễn Thị Đoài thực hiện năm 2015, nghiên cứu đã
nêu khái quát về tình hình quản lý quỹ tín dụng hỗ trợ PNN tại Việt Nam, làm
Trang 18bật được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của quỹ hỗ trợ này, những đối tượngPNN nào sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này, bên cạnh đó nghiên cứu cũngchỉ ra những định hướng quan trọng của các địa phương trong việc hỗ trợ vốntạo dựng việc làm, cải thiện thu nhập cho phụ nữ.
Năm 2016, Hãng Luật Vietcess phối phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thế
giới thực hiện dự án “Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nghèo nông thôn” [13] dự
án đã huy động nguồn lực từ phía cộng đồng trong việc trợ giúp phụ nữ đơnthân, tổ chức các hoạt động tư vấn – tập huấn can thiệp nhằm tăng cường khảnăng tiếp cạn chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng là PNN, giúp PNN cóthể tiếp cận các chính sách về chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, lao động,việc làm, an sinh xã hội… Dự án được thực hiện tại 5 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên
Trong nghiên cứu “Giảm nghèo đối với phụ nữ nông thôn hiện nay” [27]
của tác giả Nguyễn Văn Tiến thực hiện năm 2016, nội dung của nghiên cứuchú trọng đến những cách thức, những mô hình xóa đói giảm nghèo cho phụ
nữ ở vùng nông thôn Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Trên cơ sở đó tác giả đã
đề xuất những giải pháp về mặt chính sách và hành động để can thiệp – trợgiúp cho đối tượng PNN một cách bền vững hơn, giúp họ thoát nghèo nângcao đời sống
Trong bài viết “Thực trạng công tác trợ giúp phụ nữ nghèo đơn thân phát triển kinh tế hộ gia đình tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” [28]
của tác giả Chu Thị Thu Trang đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số
112 năm 2016 Qua khảo sát, tìm hiểu cuộc sống của phụ nữ đơn thân tại thị
xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho thấy PNN đơn thân là một trong nhữngnhóm phụ nữ yếu thế, gặp rất nhiều vấn đề khó khăn Vấn đề nổi bật mà các
hộ gia đình PNN đơn thân ở đây gặp phải là những khó khăn về kinh tế Mặc
dù chính quyền địa phương đã có rất nhiều nỗ lực trong hoạt động hỗ trợ phát
Trang 19triển kinh tế cho phụ nữ nói chung và phụ nữ đơn thân trên địa bàn xã nóiriêng, nhưng tỷ lệ nghèo và cận nghèo trong nhóm PNN đơn thân năm 2014vẫn chiếm trên 40% Để giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo đói, đòi hỏi phải
có sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng, xã hội Các nguồn lực hỗ trợ từphía cộng đồng sẽ tạo cơ hội và điều kiện để họ nâng cao năng lực phát triểnkinh tế, phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnhphúc dù đó là một gia đình khuyết thiếu
Trong nghiên cứu do tác giả Nguyễn Thị Phương thực hiện năm 2016 về
“Vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương trong trợ giúp phụ nữ nghèo” [19] tác giả đã phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của
Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải dương trong trợ giúp PNN tại tỉnh, tác giả đãkhái quát những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế gặp phải thờigian quan khi Hội thực hiện công tác trợ giúp, thông qua nghiên cứu tác giả
đã làm bật được vai trò thúc đẩy của Hội Phụ nữ cũng như các đoàn thể tổchức xã hội tại địa phương đối với việc trợ giúp PNN tạo dựng các hoạt độngsinh kế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình Các giải pháp tác giả
đề xuất mang tính định hướng bền vững cho công tác của Hội Phụ nữ và sựtham gia của cộng đồng trong trợ giúp PNN tại địa phương
Nghiên cứu “Công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ đơn thân tìm kiếm việc làm tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội” [7]
do tác giả Dương Thị Mỹ Duyên thực hiện năm 2017, nghiên cứu đã làm rõthực trạng và nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của phụ nữ xã Phụng Thượng,những yếu tố ảnh hưởng tới sự tìm kiếm việc làm thêm của phụ nữ xã PhụngThượng Từ những tồn tại hạn chế trong việc tiếp cận việc làm thêm của phụ
nữ đơn thân xã Phụng Thượng nghiên cứu đã đề ra biện pháp can thiệp từphía nhân viên CTXH, nhằm huy động nguồn lực trợ giúp phụ nữ đơn thânđang sinh sống tại địa bàn xã
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, đã có rất nhiều nghiên cứu đối vớivấn đề trợ giúp PNN, về tới những vấn đề nghèo đói nói chung và đề cập ới
Trang 20đối tượng là PNN, các nghiên cứu này đã tập trung phân tích tình trạng,nguyên nhân của nghèo đói ảnh hưởng của nó đến nhóm đối tượng PNN,chính quyền đã có hành động gì đối với vấn đề nghèo đói của cộng đồng và
nhóm đối tượng PNN Điều này cho thấy mặc dù đề tài “Vai trò của công tác
xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã Đồng
Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)” không phải là một đề tài mới, nhưng
trong khuôn phạm vi nghiên cứu này tác giả chọn cách tiếp cận từ công tác xãhội, nghiên cứu thực trạng và đề xuất vai trò CTXH để hoạt động trợ giúpPNN trở nên hiệu quả hơn, từ việc phân tích, luận giải các công trình nghiêncứu và bài viết nêu trên sẽ giúp tác giả củng cố, bổ sung nhưng cơ sở lý luận,nhưng luận cứ khoa học quan trọng để đưa ra lập luận chính xác trong việc lýgiải những nguyên nhân nghèo đói của phụ nữ xã Đồng Du, đề xuất các hoạtđộng trợ giúp hiệu quả trên cơ sở thực hiện vai trò của NVCTXH
3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng hệ thống các lý thuyết, hệ thốngkhái niệm vào việc mô tả, phân tích, luận giải về thực trạng cũng như tìm hiểunhững tác động của hoạt động trợ giúp PNN Việc nghiên cứu về vai trò củacông tác xã hội (CTXH) trong việc hỗ trợ PNN thực hiện tại xã Đồng Du,huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nhằm nhìn nhận vai trò của phụ nữ trong đờisống xã hội, những bất cập đang tồn tại đối với người PNN tại cộng đồng Từ
đó tạo lập cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm góp phần cải thiện vịthế của người phụ nữ và thực hiện việc đảm bảo quyền đối với PNN khu vựcnông thôn
Thông qua nghiên cứu, các khái niệm về CTXH, về phụ nữ, nghèo đói,trợ giúp… sẽ được làm sáng tỏ hơn Đồng thời, phát hiện những triết lý cơbản trong hoạt động trợ giúp PNN; trên cơ sở những tồn tại và hạn chế củahoạt động được đội ngũ nhân viên xã hội đang triển khai, đề xuất vai trò
Trang 21quả trợ giúp PNN tại địa bàn xã Đồng Du.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễnliên quan đến đề tài, sẽ góp phần cung cấp những cơ sở tổng quan về thựctrạng, đặc điểm đời sống của PNN tại cộng đồng Đánh giá, đo lường đượchiệu quả và tác động của hoạt động trợ giúp đối với nhóm PNN đang sinhsống tại xã Đồng Du; kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở phản ánh nhu cầu củaPNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại cộng đồng
Bên cạnh đó, những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là tài liệutham khảo, cung cấp những luận cứ, cơ sở khoa học cho các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà quản lý để đưa ra những quan điểm chỉ đạo nhằm xâydựng hệ thống chính sách, mô hình trợ giúp, hoạt động can thiệp - trợ giúpPNN một cách bền vững
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và phân tích các nghiên cứu, điều tra liên quan đến đề tàinghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở lý luận và luận cứ khoa học cho đề tài.Phân tích thực trạng đời sống và những khó khăn của PNN, các nguyênnhân và hậu quả dẫn đến tình trạng PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam
Trang 22Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, những mong muốn và kỳ vọngcủa PNN đối với hoạt động trợ giúp đang thực hiện tại địa phương.
Đánh giá hiệu quả hoạt động trợ giúp PNN đã đạt được và những tácđộng của hoạt động trợ giúp này do đội ngũ NVCTXH bán chuyên nghiệpthực hiện
Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách và hành động nhằm phát huycác kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những mặt tồn tại hạn chế của hoạtđộng can thiệp - trợ giúp PNN trước đó
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo
5.2 Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ thuộc hộ nghèo và cận nghèo hiện đang sinh sống tại xã Đồng
Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Đại diện chính quyền địa phương, cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị
- xã hội đang thực hiện hoạt động trợ giúp PNN xã Đồng Du, huyện BìnhLục, tỉnh Hà Nam
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: thời điểm khảo sát thực tiễn tại địa
bàn nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Đồng Du,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung làm rõ
4 vấn đề: Thực trạng đời sống và những khó khăn của PNN; thực trạnghoạt động trợ giúp PNN đang áp dụng tại xã Đồng Du; các yếu tố tác động
Trang 23động việc tiếp cận chính sách của PNN xã Đồng Du; đề xuất vai trò củaNVCTXH trong can thiệp – trợ giúp đối với PNN xã Đồng Du.
6 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho những câu hỏi sau:
- Thực trạng đời sống của PNN trên địa bàn xã Đồng Du hiện nay nhưthế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng PNN tại xã Đồng Du?
- Việc tăng hiệu quả tiếp tiếp cận với các nguồn lực xã hội tốt hơn nữacho PNN trên địa bàn xã đang diễn ra như thế nào?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Tình trạng PNN tại xã Đồng Du được biểu hiện qua việc họ ít có điềukiện tiếp cận với nguồn lực đất đai, vay vốn, thu nhập Họ yếu thế trong việctiếp cận các nguồn lực kinh tế
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng PNN là do trình độ học vấn thấp, họkhông có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin, truyền thông, cácchính sách xã hội mà địa phương đang triển khai Mặt khác, vẫn còn tồn tạitình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra tại địa phương
Chính quyền xã Đồng Du đã chú trọng triển khai nhiều chính sách hỗtrợ cho những gia đình thuộc diện phụ nữ nghèo nhưng việc tiếp cận và sửdụng các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo vẫn rất hạn chế do vướng phảinhiều rào cản từ phía bản thân người phụ nữ ( nhận thức, trình độ, kinh tế…)
và cả từ phía cung cấp chính sách hỗ trợ (thủ tục rườm rà, cơ chế triển khaichưa hợp lý)
Chính quyền địa phương và cộng đồng đã thực hiện các hoạt động hỗtrợ như truyền thông nâng cao nhận thức, ưu tiên hỗ trợ cho những phụ nữ cónhu cầu, huy động các nguồn lực trong cộng đồng và ngoài xã hội để hỗ trợ
Trang 24cho con cái họ được đi học, đào tạo nghề cho phụ nữ, vay vốn sản xuất.Những hoạt động hỗ trợ trên đã giúp cho phụ nữ nghèo trên địa bàn nghiêncứu có thêm cơ hội tiếp cận tốt hơn với các chính sách hỗ trợ.
Để tăng hiệu quả tiếp cận chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo trên địabàn xã, cần thiết phải có sự đánh giá khoa học, cụ thể từ phía cộng đồng và xãhội nhằm xác định các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng phụ nữ nghèo.Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp hợp lý để hỗ trợ cá nhân và gia đìnhphụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích chính của vận dụng phương pháp phân tích tài liệu chính làquá trình phân tích những số liệu, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từngchi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩa của số liệu đó; tiến hành tổng hợp, đưa
ra nhận định và những bình luận, góp phần luận giải và làm sáng tỏ các quanđiểm cần chứng minh trong nghiên cứu Phương pháp này hết sức quan trọngtrong nghiên cứu, bởi việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định, mà điềucốt lõi chính là những số liệu đó phản ánh điều gì, những tài liệu trước đó đã
đề cập tới vấn đề gì? chưa đề cập tới vấn đề gì của nghiên cứu mà tác giảđang tiến hành Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp những cơ sở và luận
cứ khoa học quan trọng cho nghiên cứu mà tác giả đang tiến hành
Nghiên cứu được tiến hành bước đầu bằng việc thu thập và phân tích cáctài liệu liên quan đến vấn đề PNN và các hoạt động trợ giúp PNN tại cộngđồng, các tài liệu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với PNN Cácthông tin được thu thập từ hệ thống sách, báo cáo khoa học, các bài viết trêntạp chí khoa học xã hội, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; tài liệu hội thảo; cáccông trình, dự án nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các tài liệu
Trang 25học - cao đẳng, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu… đã được côngbố; nguồn tư liệu phục vụ đề tài còn bao gồm các tư liệu, tài liệu của Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội phụ nữ xã Đồng Du, các thông tin về tình hìnhPNN và công tác trợ giúp PNN của chính quyền xã Đồng Du.
Để thu thập thông tin định tính phục vụ nghiên cứu, trong đề tài nàytác giả tiến hành 14 phỏng vấn sâu, đại diện của 5 nhóm đối tượng, cụ thểgồm: Phụ nữ thuộc hộ nghèo và cận nghèo, cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng
Du, cán bộ Chính sách xã hội xã Đồng Du, cán bộ Tổ chức ActionAid, tìnhnguyện viên Cơ cấu đối tượng phỏng vấn như sau:
8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằmthu thập thông tin phục vụ nghiên cứu định lượng, vì vậy bảng hỏi được xem
Trang 26là công cụ giúp thu thập thông tin, đo lường, đánh giá về mức độ và thựctrạng vấn đề trong hoạt động nghiên cứu Bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi
đa dạng kết hợp giữa câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi chức năng được sắpxếp theo một hệ thống và trình tự logic của thông tin thu thập, theo nội dungcủa vấn đề nghiên cứu, nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quanđiểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu; thông quacông cụ bảng hỏi nhà nghiên cứu thu thập được các thông tin đáp ứng các yêucầu và mục tiêu, mục đích, nội dung của đề tài nghiên cứu đặt ra
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu lànhóm PNN hiện đang sinh sống tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh HàNam, với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp sốliệu, lượng hóa thông tin phục vụ nghiên cứu, với hệ thống câu hỏi nhằm thuthập các thông tin liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và chứngminh các giả thuyết nghiên cứu đặt ra Bảng hỏi được xây dựng cơ cấu gồm 2phần chính và các phần nhỏ: Phần thông tin người được phỏng vấn; phần nộidung chính với các câu hỏi xoay quanh thực trạng hoạt động trợ giúp PNN tại
xã Đồng Du tập trung vào 3 hoạt động chủ đạo: Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạoviệc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, hoạtđộng CSSK; trên cơ sở đó đề xuất vai trò của NVCTXH Mỗi phần đều cónhững câu hỏi giúp lượng hóa thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạngvấn đề
* Công cụ nhập liệu và xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS 18.0
* Dung lượng mẫu khảo sát: Số phiếu phát ra là 200 phiếu, số phiếu thu
về là 200 phiếu
* Cơ cấu mẫu khảo sát: Cỡ mẫu 200 phụ nữ thuộc hộ gia đình nghèo và
cận nghèo, được phân theo địa bàn 6 thôn thuộc xã Đồng Du, cụ thể như sau:
Trang 27Địa bàn (6 thôn) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trang 28Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm vai trò
Theo tác giả Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng trong cuốn sách Xã hội học (2001) [5]: Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội Vì vậy, ở các
xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau Tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Theo Từ điển Xã hội học (1999), nhà xuất bản Le robert và Seuil, Paris
[22]: Vai trò bao gồm vai trò kỳ vọng, vai trò khách quan và vai trò chủ quan Vai trò kỳ vọng là những mong đợi của người thực hiện vai trò; Vai trò chủ quan là sự đánh giá của người thực hiện vai trò về vai trò của mình; Vai trò khách quan là sự đánh giá của người khác về vai trò của chủ thể thực hiện vai trò.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm vai trò ở hai tài liệu nêutrên để phân tích, luận giải, vận dụng vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vaitrò của NVCTXH bán chuyên nghiệp (cán bộ, nhân viên, tình nguyện viênđang thực hiện hoạt động trợ giúp PNN) và đề xuất vai trò chuyên nghiệp củaNVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh
Trang 29giúp đỡ những đối tượng dễ bị tổn thương như: PNN, người cao tuổi, trẻ mồcôi, người khuyết tật…
Theo Tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức tình
nguyện Liên Hợp Quốc - NASW: Công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo
ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân [17]
Còn theo Đề án 32 ban hành năm 2010 của Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [3]
Có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về CTXH, trong nghiên cứu này tácgiả sử dụng khái niệm công tác xã hội của Tổ chức quốc tế phục vụ cộngđồng, gia đình và tổ chức tình nguyện Liên Hợp Quốc (NASW), để phân tíchhoạt động CTXH trong việc trợ giúp PNN tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục,tỉnh Hà Nam
1.1.2.2 Nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp có thể hiểu họ là nhữngngười tham gia các hoạt động xã hội, đảm nhiệm những vai trò can thiệp - trợgiúp các đối tượng Tuy nhiên, họ không được đào tạo một cách chính quy,bài bản về chuyên môn nghiệp vụ ngành CTXH, trích quan điểm về nhân viêncông tác xã hội của tác giả Nguyễn Tiệp trong tài liệu Nhu cầu sử dụng và đàotạo nhân lực CTXH của Việt Nam ở kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề CTXH
tại Việt Nam (2009) [26]: Rất nhiều người ở cấp xã được gọi là những nhân viên xã hội cơ sở Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân, gia đình nhưng họ
Trang 30không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo rất ít thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn Những nhân viên công tác xã hội này được coi như là bán chuyên nghiệp trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ vẫn ở dưới mức cần thiết để thừa nhận vai trò chuyên nghiệp Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng quan điểm này để phân tích vai trò của NVCTXHbán chuyên nghiệp (cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên đang thực hiện hoạtđộng trợ giúp PNN), trên cơ sở đó để đề xuất vai trò chuyên nghiệp củaNVCTXH trong việc trợ giúp PNN xã Đồng Du
Nhân viên công tác xã hội theo quan điểm tác giả Zastrow (1996): Nhân viên CTXH là người được đào tạo công tác xã hội, sử dụng kiến thức hay kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giả quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm với con người và tác động đến các chính sách xã hội Còn theo tác giả
Lê Văn Phú (2008) trong tài liệu Nhập môn công tác xã hội thì: Nhân viên công tác xã hội là những người có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết
tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội [17]
Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng cách hiểu và quan điểm vềNVCTXH của hai tác giả nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện vaitrò của NVCTXH bán chuyên nghiệp, để đề xuất vai trò chuyên nghiệp củaNVCTXH trong hoạt động can thiệp - trợ giúp PNN xã Đồng Du, huyện BìnhLục, tỉnh Hà Nam
Trang 321.1.3 Khái niệm nghèo và nghèo đa chiều.
Khái niệm nghèo
Hội nghị về Chống nghèo ở khu vực chấu Á - Thái Bình Dương (1993)
do ESCAP tổ chức tại Bangkok - Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như
sau: Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương.
Trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch (1995) thì: Người nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (1998) thì: Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
Tại Việt Nam, khái niệm “Nghèo” được hiểu: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [11]
Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng khái niệm “Nghèo” được quyđịnh tại Việt Nam để vận dụng vào nghiên cứu, lý giải các vấn đề liên quanđến PNN tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu
để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội, Nghèo là không có đủ ăn đủmặc, không được đi học, không được khá chữa bệnh, không có đất đai đểtrồng trọt hoặc không có nghề để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tíndụng Nghèo cũng có nghĩa không an toàn và dễ bị oại trừ, dễ bị bao hành,
Trang 33phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và côngtrình vệ sinh.
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thunhập sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thát học, bệnhtât, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệmnghèo đa chiều Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chínhtrị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợiích phát triển kinh tế – xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơbản (UN, 2012:5) Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ sốkhông liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quanđến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11).Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với bachiều cạnh chính là: y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một thước đoquan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựatrên thu nhập
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, cácnhà chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều,cần được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhucầu cơ bản của con người Nghèo đa chiều là tình trạng con người khôngđược đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013
Một là, nghèo đa chiều bền vững theo quan niệm của quốc tế dựa trên nềntảng phải bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu của người nghèo, không chỉ vềthu nhập mà bao gồm cả đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản ViệtNam cho đến giai đoạn 2011-2015 chuẩn nghèo chưa tiếp cận được mức sốngtối thiểu và ngay chuẩn nghèo về thu nhập giai đoạn 2016-2020 đã tiếp cận đachiều cũng chưa bảo đảm mức sống tối thiểu (mới đảm bảo 70%)
Trang 34Hai là, chuẩn nghèo đa chiều theo quan niệm quốc tế khi mức thu nhập đã bảođảm nhu cầu mức sống tối thiểu thì chỉ tính đến độ thiếu hụt các dịch vụ xãhội cơ bản và chuẩn đó là độ thiếu hụt 1/3 các nhu cầu xã hội cơ bản ViệtNam chưa thể bỏ chuẩn nghèo về thu nhập do chưa đảm bảo mức sống tốithiểu Về nhu cầu xã hội cơ bản, giảm nghèo trước năm 2015 ở Việt Nam tuy
đã có chính sách trợ giúp người nghèo về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bảnnhưng chưa đưa vào kết cấu trong chuẩn nghèo có tính đa chiều
Ba là, đo lượng nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của quốc tế nhằm
đo lường mức thiếu hụt về nhu cầu xã hội cơ bản theo các chiều với các tiêuchí có tính chất phổ quát (Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)đưa ra ba chiều: Y tế với 2 tiêu chí; giáo dục với 2 tiêu chí và điều kiện sốngvới 10 tiêu chí về phúc lợi xã hội), nhưng đối với mỗi nước có thể đưa ra cácchiều với các tiêu chí khác nhau Việt Nam lại đưa ra 5 chiều cạnh nghèo và
10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều
Bốn là, đo lường nghèo đa chiều theo phương pháp đo lường của quốc tế chủyếu để đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia so với quốc tế, cònchính sách hỗ trợ cho người nghèo là theo chính sách an sinh xã hội và phúclợi xã hội Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải xây dựng chuẩn nghèo đa chiều để
có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo trong Chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo đa chiều (xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo)
Ngoài ra, ở Việt Nam, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông quathu nhập Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng nhữngnhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền Nếu người có thu nhập thấp dướimức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo Đây chính là chuẩnnghèo đơn chiều do Chính phủ quy định
Theo đó, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựngtheo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụttiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xâydựng dựa trên cơ sở các tiêu chí về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tốithiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình vềthu nhập; mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (tiếp cận
về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin)
Trên cơ sở 5 chiều cạnh nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xâydựng và đề xuất 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều
Trang 35tương ứng là: giáo dục người lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm
y tế, nhà ở, nước sạch, hố xí, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cậnthông tin Các chỉ số đo lường này được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam
Hiến pháp 2013
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP)
1.2 Tình
trạng đi học
của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi
đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học
Luật Nhà ở 2014.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Trang 36Luật Thông tin Truyền thông 2015.
NQ 15/NQ-TW Một số vấn
đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015
1.1.4 Khái niệm phụ nữ và phụ nữ nghèo
1.1.4.1 Phụ nữ
Phụ nữ hay đàn bà là từ để chỉ giống cái của loài người Phụ nữ thườngđược dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉđến trẻ gái nhỏ hay mới lớn Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến mộtcon người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ"
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì:Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập,
hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nó đềcập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu,đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữgiới này
Thật khó để đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa
ra những định nghĩa chính xác một cách quá máy móc Chúng ta sử dụng các
Trang 37từ này thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về mộthay nhiều đối tượng nữ giới cụ thể Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cânnhắc chọn cái nhìn nào thích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kếthợp cả hai cái nhìn đó.
1.1.4.2 Phụ nữ nghèo
Từ những khái niệm nêu trên và sự nhận thức riêng của tác giả, trong
nghiên cứu này, khái niệm “Phụ nữ nghèo” được hiểu: Phụ nữ nghèo là những người thiếu thốn hoặc thiếu hụt những nguồn lực thiết yếu về vật chất,
về cơ hội tiếp cận chính sách xã hội, việc làm, y tế, giáo dục và các cơ hội để phát triển bản thân so với những người bình thường khác.
Trong nghiên cứu này tác giả sẽ vận dụng những khái niêm liên quan vàcách hiểu trên về “phụ nữ nghèo” để vận dụng vào nghiên cứu lý giải các vấn
đề liên quan đến PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
1.2 Lý thuyết vận dụng
1.2.1 Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con người với môitrường sinh thái xung quanh Vì vậy, nguyên tắc tiếp chủ đạo của lý thuyếtnày là cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hộihiện tại của họ, con người luôn tồn tại trong các hệ thống khác nhau, bao gồmcác hệ thống lớn và các tiểu hệ thống nó có chi phối và tác động trực tiếp tớicon người sống trong hệ thống đó [32]
Lý thuyết hệ thống có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lýthuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết hệ thống ứng dụng các khái niệm về hệthống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống cóthể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn, các hệthống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng);
Trang 38một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệthống có thể ổn định hay biến động Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh yếu tố xãhội, lý thuyết này được sử dụng để làm việc với các cá nhân, nhóm và cộngđồng, quan tâm chính của nó là làm thế nào cho các cá nhân, nhóm và cộngđồng có hành vi phù hợp với xã hội [32]
Hệ thống tự nhiên hoặc không chính thức: gia đình, bạn bè, nhóm
Mô hình hệ thống sinh thái bao gồm: Cộng đồng, gia đình cha mẹ, gia
đình, cá nhân, các hệ thống bên trong
Quan điểm cá nhân trong môi trường: Có một hệ thống trật tự cơ bản
của đời sống; Trật tự xã hội là bền vững và tiến trình động; Mọi hành vi conngười đều có tính mục đích; Mọi mô hình tổ chức xã hội đều biểu hiện sự tựduy trì và các đặc điểm phát triển; Mọi tổ chức xã hội đều mạnh, lớn hơn việctổng hợp các bộ phận [32]
Quan điểm của cá nhân trong môi trường: Phúc lợi là bản chất của con
người và các tổ chức xã hội (đây là nền tảng quan điểm sức mạnh); Mọi tổchức xã hội đều được mô tả, nghiên cứu giống như các hệ thống xã hội; Quan
hệ xã hội là nền tảng cho mọi hệ thống xã hội; Tiến trình trợ giúp được nhìnnhận trong sự hình thành một tiến trình xã hội tự nhiên
Trang 39Xã hội càng hiện đại thì càng nảy sinh những áp lực cuộc sống: Sự
chuyển đổi cuộc sống ví dụ như các giai đoạn phát triển, sự biến đổi về vị thế
và vai trò, tái cấu trúc không gian cuộc sống Những áp lực về môi trường; ví
dụ như: những cơ hội bất bình đẳng những điều khắt khe và những tổ chứckhông phản hồi Các tiến trình cá nhân ví dụ việc khám phá, kỳ vọng tráingược nhau
Quan niệm xã hội về vị thế và vai trò; các chức năng và cấu trúc của cơ
sở xã hội; các luận điểm về mặt chuyên môn; tăng cường khả năng xây dựng
và giải quyết vấn đề cho nhóm đối tượng [32]
Như vậy, từ nội dung lý thuyết nêu trên tác giả vận dụng vào nghiên cứu;trong quá trình nghiên cứu, phân tích các hoạt động trợ giúp PNN đang triểnkhai có ảnh hưởng đến đời sống PNN tại địa bàn nghiên cứu như thế nào, lýthuyết này sẽ góp phần lý giải những hệ thống bên trong và bên ngoài cộngđồng (xã Đồng Du), nó có tác động đến PNN đang đang sinh sống tại địaphương; những hệ thống nguồn lực trợ giúp PNN tại địa phương: Cán bộ các
tổ chức xã hội, đoàn thể, NVCTXH, tình nguyện viên, chính quyền địaphương, cán bộ chính sách xã hội và các tiểu hệ thống như: những PNNkhác tại địa phương, gia đình của PNN, những nhóm bạn bè của PNN haychia sẻ và tiếp xúc; những người cùng tham gia các hoạt động lao động - sảnxuất Từ đó, hiểu được các hệ thống đó, có tác động và ảnh hưởng tới đờisống của PNN và sự tiếp cận nguồn lực trợ giúp của họ như thế nào; để cóbiện pháp điều chỉnh, định hướng các hệ thống có ảnh hưởng trực tiếp và giántiếp tới PNN tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslov
Để tiến hành hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo
xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; nghiên cứu vận dụng lý giải củaA.Maslov về nhu cầu của con người trong cuộc sống; nghiên cứu thấy rằngPNN có nhu cầu được được tiếp cận các nguồn lực trợ giúp như: nguồn vốn,
Trang 40việc làm, các chính sách trợ giúp xã hội…; nhận được sự quan tâm và trợ giúp
từ phía cộng đồng; được thể hiện và khẳng định bản thân hòa nhập cuộc sốnghiện tại; được cải thiện đời sống vật chất – tinh thần, nhu cầu được thuộc vềmột nơi nào đó, được an toàn; nhu cầu được bảo vệ và được chăm sóc, trợgiúp về mọi mặt [32]
Tiếp cận thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân vănhiện sinh, đánh giá cao khả năng của con người và bản thân họ tự quyết địnhlấy cuộc sống của mình Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phảiđảm bảo được những nhu cầu cơ bản Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhucầu không được giải quyết Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu màgiúp thân chủ phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu không được đáp ứng và
để đáp ứng nhu cần này thân chủ cần có những điều kiện gì Nhu cầu chi phốimạnh mẽ đến đời sống tâm lý cũng như hành vi của con người Nhu cầu làyếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân.Nếu như nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàncho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sựcăng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây mất “thăng bằng”trong đời sống xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngàycàng cao Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hành động,quyết định mọi hành động của con người [32]
Theo A.Maslow thì nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) con
người luôn có những nhu cầu nhất định từ nhu cầu sơ cấp đến các nhu cầu caocấp Chính vì vậy, mà theo A.Maslow thì con người dù có khác nhau về nhiềukhía cạnh, nhiều đặc điểm riêng nhưng đều có các nhu cầu trên, các nhu cầu
đó được sắp xếp từ thấp đến cao, khi một nhu cầu được thỏa mãn thì các nhu