1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hoạt động văn hoá trong không gian công cộng (nghiên cứu trường hợp phố đi bộ bờ hồ, hà nội)

122 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 5,02 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới Đất nước và xu thế hội nhập quốc tế không chỉ tác động tới kinh tế, chính trị mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá. Trước những biến động của các vấn đề chung mang tính toàn cầu ấy, văn hoá cùng với sức mạnh nội sinh của mình được đề cao như một lực lượng tinh thần, là động lực của phát triển xã hội. Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra nhằm đạt đến giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hoá là những nét đặc trưng mang tính phổ biến cho một cộng đồng người, là bản sắc khu biệt khi đối sánh với những cộng đồng người khác. Ở từng giai đoạn phát triển, kế thừa và phát huy sức mạnh văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn xác định quan điểm, đường lối và chính sách phù hợp với thực tiễn để phát huy nguồn lực văn hóa trong từng chiến lược phát triển của đất nước. Trong Văn kiện của Đảng và nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa đối với đời sống xã hội. Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943, Đảng chủ trương xây dựng văn hoá Việt Nam theo phương châm “Dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá”. Đến năm 1988, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII đã xác định “Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2014), Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu chung “Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân thiện mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nghị quyết đưa ra năm quan điểm xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Nghị quyết cũng đưa ra các giải pháp thực hiện, trong đó chú trọng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hoá; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá;... Và mới nhất là Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng nhất quán khẳng định vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học công nghệ lớn của cả nước giữ vai trò to lớn, là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức... tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hóa, đặc biệt là các hoạt động thực hành văn hóa tại các không gian công cộng ở trên địa bàn TP Hà Nội nói chung. Nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đảm bảo an sinh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong bối cảnh hiện nay. Hà Nội với những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Thăng Long cùng sự hội tụ và những biến tấu văn hóa ẩm thực phù hợp với nhịp sống đương đại sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí lành mạnh của người dân thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu không gian phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một thương hiệu, điểm nhấn của Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền; là nơi giao thoa, điểm hẹn thú vị không chỉ riêng nhân dân Thủ đô mà còn thu hút du khách cả trong và ngoài nước ủng hộ. Theo số liệu của UBND quận Hoàn Kiếm, tính đến tháng 10 năm 2020, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tổ chức hàng nghìn sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng, trong đó có hơn 200 sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 8 tỉnh, thành phố trong nước và 17 quốc gia. Sau hơn 4 năm thử nghiệm, đến 172020 không gian phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm đã chính thức được đưa vào hoạt động. Do đó, việc nghiên cứu vai trò của các hoạt động văn hóa trong không gian công cộng (nghiên cứu trường hợp phố đi bộ Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) để thấy được vai trò các hoạt động văn hóa trong các không gian công cộng trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay. Vì vậy, với cách tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, nghiên cứu đề tài “Vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng” (Nghiên cứu trường hợp phố đi bộ bờ hồ, Hà Nội) được học viên lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu của luận văn thạc sĩ. Hy vọng rằng, với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên phạm vi không gian công cộng phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, nghiên cứu góp phần xóa dần khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời cung cấp được các luận cứ khoa học, giúp cho việc xây dựng và phát huy vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng nói chung trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động văn hoá trong không gian công cộng trong không gian công cộng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Luận văn mong muốn đem lại một sự hiểu biết tương đối toàn diện và góp phần làm rõ vai trò của hoạt động văn hoá trong không gian công cộng qua nghiên cứu trường hợp phố đi bộ bở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của hoạt động văn hoá trong không gian công cộng trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về vai trò của hoạt động văn hoá trong không gian công cộng. Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và các giá trị của hoạt động văn hoá đến đời sống của người dân hiện nay. Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cơ bản và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động văn hoá ở phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu Người dân địa phương và khách du lịch hoạt động văn hoá tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian địa bàn: Trong phạm vi luận văn này, không gian công cộng phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội làm không gian chung cho nghiên cứu và làm địa bàn khảo sát thực địa của luận văn. Về nội dung nghiên cứu: Hoạt động văn hoá có nội dung rất rộng, thể hiện cả trong gia đình, phố phường, ẩm thực, tâm linh,... Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn ở các hoạt động thực hành văn hóa tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội gồm 02 nhóm hoạt động văn hoá chính sau: nhóm hoạt động văn hoá truyền thống; nhóm hoạt động văn hoá hiện đại. Luận văn chỉ tập trung vào vấn đề trọng tâm về vai trò của các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng ở khía cạnh kinh tế, giáo dục mà các hoạt động văn hoá mang lại để làm rõ vai trò của các hoạt động văn hoá mang lại trong không gian công cộng hiện nay. + Thời gian: Luận văn tập trung đánh giá thực trạng các hoạt động thực hành văn hóa tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 2015 đến nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng và vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng hiện nay như thế nào? 2) Cần có những giải pháp gì nhằm phát huy các hoạt động văn hóa trong các không gian công cộng ở Hà Nội hiện nay? 5. Giả thiết nghiên cứu Các hoạt động văn hóa trong không gian phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm ngày càng hấp dẫn trở thành điểm đến, điểm vui chơi giải trí thu hút người dân Thủ đô và du khách thăm quan; Các hoạt động văn hóa trong không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị kinh tế xã hội của các hoạt động thực hành văn hóa khu vực phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm. 6. Khung lý thuyết 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua bảng hỏi với số mẫu chọn là 160 phiếu tương ứng với 160 người. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng kết hợp. 7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn cán bộ Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội người dân địa phương và khách du lịch tại địa bàn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các giá trị của các hoạt động văn hoá để thấy được vai trò của hoạt động văn hoá mang lại tại không gian công cộng. Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy được các giá trị mà các hoạt động văn hoá mang lại để đưa ra những đề xuất và phương pháp tuyên truyền, tổ chức phù hợp tại không gian công cộng bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. 7.3. Phương pháp tiếp cận liên ngành Đây là một xu hướng phổ biến hiện nay và càng quan trọng khi nghiên cứu về văn hóa, xây dựng văn hóa Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải sử dụng phối hợp các cách tiếp cận của xã hội học, giáo dục học, nhân học, khu vực học, sử học,... Cách tiếp cận của khu vực học và sử học được sử dụng khi xem xét cả mô hình tổng thể cũng như từng khía cạnh nhất định của văn hóa người Việt Nam được đặt trong không gian và thời gian cụ thể, xử lý mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù, giữa khả năng và hiện thực trong quá trình xây dựng văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại cũng như trong bối cảnh đương đại. 7.4. Phương pháp quan sát Quan sát địa bàn và các phố phường để tìm hiểu về các hoạt động văn hóa, cở sở vật chất ở không gian công cộng, các phương tiện, hình thức vui chơi giải trí, thái độ của người tham gia, … liên quan đến hoạt động văn hoá tại không gian công cộng bờ hồ Hoàn Kiếm, qua đó có thêm cơ sở cho những phân tích, đánh giá phục vụ nghiên cứu. 7.5. Phương pháp sưu tầm và phân tích tư liệu Phương pháp sưu tầm và phân tích tư liệu được sử dụng trong luận văn nhằm nghiên cứu, thu thập tư liệu trên cơ sở các sách, bài báo chuyên khảo đã được công bố, từ đó phân loại, hệ thống và hình thành hệ thống thư mục các tài liệu nghiên cứu để thấy được đặc điểm chung cũng như đặc trưng riêng của vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng trước đây và hiện nay. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tài liệu chính từ các kết quả khảo sát, bài viết trên sách, báo và tạp chí đặc biệt là các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu luận văn đề cập tới. Phương pháp này cho phép luận văn sử dụng, thừa kế hệ thống các khái niệm, phạm trù, các kết quả của các ngành khoa học khác có liên quan để nghiên cứu về vai trò của hoạt động văn hóa trong không gian công cộng tại phố đi bộ Bờ Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay. Học viên luôn ý thức được rằng mỗi phương pháp và kỹ thuật được sử dụng cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể và phải được đặt trong các mối quan hệ tổng thể để có thể nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện về vai trò của các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. 8. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn 8.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở xem xét các vấn đề liên quan giá trị, vai trò của hoạt động văn hoá trong không gian công cộng. Luận văn áp dụng một số lý thuyết xã hội học để phân tích và lý giải các vấn đề liên quan đến hoạt động văn hóa trong không gian công cộng tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích thực trạng hoạt động văn hóa trong không gian công cộng tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; rút ra một số nhận xét, kết luận dựa trên tư liệu thu thập, điều tra và thông tin mới được phân tích, luận giải khoa học, đặc biệt là các nhận xét, kết luận về các giá trị hoạt động văn hoá mang lại cho cộng đồng; tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong đổi mới công tác văn hoá trong không gian công cộng tại phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm tài liệu tham khảo, có thể giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế, văn hóa các phường của quận Hoàn Kiếm thuộc không gian phố đi bộ bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội những gợi ý cần thiết khi hoạch định chính sách, đưa ra các chủ trương phát triển kinh tế xã hội phù hợp, phát huy lợi thế văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Đồng thời cũng giúp cho các cộng đồng dân cư Hà Nội thấy được các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng có vai trò to lớn như thế nào trong việc phát triển kinh tế để tích cực, chủ động tìm các giải pháp, cách thức phát huy. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu Chương 2: Thực trạng các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng ở bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay. Chương 3: Giá trị của các hoạt động văn hoá trong không gian công cộng ở bờ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ PHƯỢNG VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHỐ ĐI BỘ BỜ HỒ, HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - LÊ THỊ PHƯỢNG VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHỐ ĐI BỘ BỜ HỒ, HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH: XÃ HỢI HỌC Mã sớ: 8310301.01 Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS MAI QUỲNH NAM TS BÙI VĂN T́N HÀ NỢI – 2020 LỜI CẢM ƠN Để hồn thành luận văn này, trước hết tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tập thể Thầy/Cơ giáo Khoa Xã hội học tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu suốt khóa học Đặc biệt, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Văn Tuấn giáo viên hướng dẫn luận văn Nhờ có hướng dẫn tận tình Thầy mà tác giả có thêm động lực cố gắng để hoàn thành luận văn Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm người dân nhiệt tình tham gia khảo sát Trân trọng cảm ơn Học viên Lê Thị Phượng LỜI CAM ĐOAN Tên là: Lê Thị Phượng Là học viên cao học chuyên ngành Xã hội học, đợt I năm 2018 Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Được sự đồng ý PGS.TS.Trịnh Văn Tùng, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn cấp Quốc gia, có sử dụng số liệu đề tài "Ứng xử người Việt Nam không gian công cộng" Mã số: KX.01/16-20 Tôi xin cam đoan sớ liệu, kết luận nghiên cứu trình bày luận văn trung thực Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu Học viên Lê Thị Phượng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.2.Tính cấp thiết đề tài .1 Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu .3 2.1 Mục tiêu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu .4 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Khách thể nghiên cứu 3.3 Phạm vi nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu Khung lý thuyết Phương pháp nghiên cứu .6 7.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng Thông qua bảng hỏi với số mẫu chọn 160 phiếu tương ứng với 160 người Xử lý số liệu phần mềm SPSS 20.0 với loại câu hỏi câu hỏi mở câu hỏi đóng thể qua hai dạng bảng chủ yếu bảng mô tả bảng kết hợp Ý nghĩa luận thực tiễn luận văn 8.1 Ý nghĩa lý luận 8.2 Ý nghĩa thực tiễn Cấu trúc luận văn Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Một số nghiên cứu không gian công cộng 1.1.2 Một số nghiên cứu văn hóa vai trị hoạt động văn hóa 12 1.1.3 Nhóm nghiên cứu ứng xử văn hóa khơng gian cơng cộng 14 1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu xác định nội dung nghiên cứu luận văn 17 1.2 Một số khái niệm nghiên cứu 17 1.2.1 Văn hoá 17 1.2.2 Hoạt đơng văn hố 20 1.2.3 Vai trò 22 1.2.4 Không gian công công 23 1.2.5 Phố 24 1.3 Lý thuyết nghiên cứu 26 1.3.1.Tiếp cận theo lý thuyết cấu trúc – chức 26 1.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu - Không gian phố bờ hờ Hồn Kiếm, Hà Nội 34 1.4.1 Vị trí địa lý khơng gian phố bờ hờ Hồn Kiếm 34 1.4.2 Đặc điểm khơng gian phố bờ hờ Hồn Kiếm 39 (Nguồn: Ban quản lý phớ bờ hồ Hồn Kiếm) 43 Chương 44 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ 44 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở BỜ HỒ HOÀN KIẾM .44 2.1 Các hoạt động văn hóa không gian phớ bờ hờ Hồn Kiếm 44 2.1.1 Hoạt động văn hóa tạo điểm nhấn cho du lịch Thủ đô 48 2.1.2 Hoạt động văn hóa biểu diễn nghệ thuật truyền thống 52 2.1.3 Các hoạt động văn hóa nghê thu ât hiên đại 57 2.2 Hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố .60 2.3 Một số hoạt động văn hóa khác 66 2.4 Hoạt động văn hóa ẩm thực 67 2.5 Không gian kiện hội tụ văn hóa bốn phương 68 Trước đây, đến với không gian hồ Hoàn Kiếm, khách du lịch được tham quan cảnh quan, di tích Từ tháng 9-2016 trở lại đây, vào dịp ći tuần, khách tham quan được hịa vào sân khấu trời khổng lồ, với nhiều hoạt động văn hóa Sau năm hoạt động thí điểm, phớ bờ hồ Hồn Kiếm hoạt động thức đã có nhiều hoạt động văn hóa diễn sơi phong phú Trong chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa được cán nhân dân hưởng ứng tích cực Sở Văn hố Thể thao, UBND quận Hồn Kiếm chủ động phối hợp với tỉnh, thành phố nước quốc tế tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, kiện khơng gian phớ khu vực bờ hồ Hồn Kiếm để tạo điểm nhấn văn hóa, xây dựng thành chương trình cớ định năm 70 Chương 71 GIÁ TRỊ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ .71 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG PHỐ ĐI BỘ BỜ HỒ HOÀN KIẾM 71 3.1 Một số giá trị hoạt động văn hóa khơng gian phố bờ hờ Hồn Kiếm 72 3.2 Tạo môi trường văn hóa 76 3.3 Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm thu hút khách du lịch 77 3.4 Tạo dựng thương hiệu quảng bá hình ảnh Thủ 79 3.5 Tạo cho Thủ đô điểm nhấn văn hóa 81 3.6 Đáp ứng nhu cầu văn hóa du lịch 82 3.7 Góp phần tăng nguồn thu cho người dân 84 3.8 Một số hạn chế .89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỜ, BIỂU ĐỜ Hình 2.1 Nghệ sĩ nước quốc tế biểu diễn Carnival đường phố Hà Nội Error: Reference source not found Hình 2.2 Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản tại không gian tượng đài Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Error: Reference source not found Hình 2.3 Khơng gian phớ bờ hờ Hồn Kiếm, Hà Nội Error: Reference source not found Hình 2.4 Mottainai Run 2018, 2019 Error: Reference source not found MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 Chương .1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (Nguồn: Ban quản lý phớ bờ hồ Hồn Kiếm) 43 .2 Chương 44 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ 44 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở BỜ HỒ HOÀN KIẾM 44 Trước đây, đến với không gian hồ Hoàn Kiếm, khách du lịch được tham quan cảnh quan, di tích Từ tháng 9-2016 trở lại đây, vào dịp ći tuần, khách tham quan được hịa vào sân khấu trời khổng lồ, với nhiều hoạt động văn hóa Sau năm hoạt động thí điểm, phớ bờ hồ Hồn Kiếm hoạt động thức đã có nhiều hoạt động văn hóa diễn sơi phong phú Trong chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa được cán nhân dân hưởng ứng tích cực Sở Văn hố Thể thao, UBND quận Hồn Kiếm chủ động phối hợp với tỉnh, thành phố nước quốc tế tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, kiện khơng gian phớ khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm để tạo điểm nhấn văn hóa, xây dựng thành chương trình cố định năm 70 Chương 71 GIÁ TRỊ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ 71 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG PHỐ ĐI BỘ BỜ HỒ HOÀN KIẾM 71 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .4 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỜ, BIỂU ĐỜ MỞ ĐẦU 1.2 Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Khách thể nghiên cứu 3.3 Phạm vi nghiên cứu 4 Câu hỏi nghiên cứu .4 Quận khẩn trưởng triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp chỉnh trang xung quanh hờ Hồn Kiếm nghiên cứu thực hiện dự án thành phần phụ cận Hờ Hồn Kiếm như: Khu vực nhà hàng Thủy Tạ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết nối đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, vườn hoa Lý Thái Tổ, tháp Hòa Phong, đền Vua Lê, trục đường xung quanh hờ Hồn Kiếm… Triển khai trì, quản lý tốt hoạt động tại không gian phố bộ; nâng cao chất lượng biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, văn hóa ứng xử nơi cơng cộng Triển khai xây dựng khơng gian văn hố tuyến phớ Đinh Lễ - Nguyễn Xí, bở trợ cho tuyến phớ xung quanh hờ Hồn Kiếm; quy hoạch quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phớ cho người nước ngồi người Việt Nam Tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, xử lý triệt để tình trạng trộm cắp, móc túi, buôn bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, tình trạng taxi dù, khơng để ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ Tiếp tục kiểm tra, rà sốt, nghiên cứu khắc phục tờn tại về giao thông, vệ sinh môi trường Tiến hành khảo sát, đề xuất việc phân luồng giao thông, giảm áp lực giao thông tại phố Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ; điều chỉnh điểm trông giữ ô tô đảm bảo phù hợp thực tiễn, khoa học; nghiên cứu thay đổi hàng rào barie hiện Tập trung triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp chỉnh trang xung quanh hờ Hồn Kiếm nghiên cứu thực hiện dự án thành phần phụ cận Hồ khu vực Nhà hàng Thủy Tạ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết nối đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, vườn hoa Lý Thái Tở, tháp Hịa Phong, đền Vua Lê, trục đường xung quanh hờ Hồn Kiếm… Nhằm nâng cao hiệu hoạt động phố bộ, sự vào 96 quận Hoàn Kiếm, Sở Tư pháp Hà Nội thẩm định quy chế quản lý hoạt động không gian khu vực hờ Hồn Kiếm phụ cận, làm sở để UBND quận Hồn Kiếm hồn thiện trình UBND TP phê duyệt Sở Nội vụ thẩm định dự thảo Đề án tở chức lại Ban Quản lý khu vực hờ Hồn Kiếm phụ cận để thành phố xem xét định Ngoài ra, Sở Văn hóa - Thể thao Sở Du lịch nâng cao chất lượng biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch… 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Hờng Đức Mai Anh (2012), Hệ thống quy tắc ứng xử quy trình xây dựng hệ thống, Hội thảo “Góp ý xây dựng hẹ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội lịch, văn minh” – Sở VHTT&DL HN Mai Anh (2015), Vai trò quy tắc ứng xử tổ chức, Khoa Quốc tế, ĐHQGHN Phan Quang Anh (2012) Văn hoá ứng xử từ Foucault đến Deleuze Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, sớ 339, tháng 9-2012 Trích từ Trần Thúy Anh (2010), Ứng xử văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Phan Hoàng Anh (2018), Quản lý di tích văn hóa đền Ngọc Sơn - hồ Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Phan Quang Anh (2012) Văn hoá ứng xử từ Foucault đến Deleuze Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, sớ 339, tháng 9-2012 Trích từ Đồn Văn Chúc, Xã hội học văn hóa, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 1997 Phạm Quang Anh (2013), Tự lệ thuộc văn hóa: nhìn từ mối quan hệ thái độ ứng xử giới trẻ Việt Nam trị chơi trực tuyến, Kỷ yếu Hội thảo q́c tế Việt Nam học lần thứ Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội Nguyễn Trần Bạt, Lối sống, nguồn: www.chungta.com.vn, ngày 23 tháng năm 2016 10.Nguyễn An Bình (2005), “Khơng gian cơng cộng thị theo quan điểm phát triển đầu tư”, tài liệu Hội thảo chuyên đề “Đô thị hóa sống đô thị tương lai Việt Nam – Bàn về không gian công cộng đô thị” (8/2005) 98 11.Nguyễn Viết Chức (2001), “Văn hóa ứng xử người Hà Nội với môi trường thiên nhiên”, NXB Bộ Văn hóa Thông tin, Viện Văn Hóa, Hà Nội 12.Trương Minh Dục, Lê Văn Đinh (Chủ biên) (2010), Văn hóa lối sống thị Việt Nam, cách tiếp cận, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13.Tạ Anh Dũng (2017), Thành phớ sáng tạo KGCC, Tạp chí Kiến trúc T 2017(6) 14.Phạm Văn Dương (2015), Hệ giá trị tín ngưỡng dân gian dân tộc với việc gìn giữ sắc xây dựng văn hóa Việt Nam đại Tạp chí Văn hóa học sớ 1/2015 15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ V, NXB Chính trị - Sự thật, Hà Nội, tr.100-101 16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), NXB Chính Trị q́c gia, Hà Nội 17.Nguyễn Minh Đoan (2009), Vai trò pháp luật đời sống xã hội, NXB Chính trị Q́c gia 18.Trần Thị Minh Đức (2002), Giao tiếp ứng xử người mua người bán chợ vỉa hè, Hội nghị khoa học nữ lần thứ 7, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 292-299 19.Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị Q́c gia 20.Tô Kiên (2018), Không gian công cộng thành phố đáng sống nhân văn, Tạp chí Quy hoạch Đơ thị T 2018(30,31) 21.Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống người Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin 22.Nguyễn Hồng Hà (2012), Nếp sống gia đình khu thị mới, NXB Khoa học Xã hội 99 23.Nguyễn Ngọc Hà (2010), báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nước “Đặc điểm tư lối sống người Việt Nam vấn đề đặt trước yêu cầu đổi hội nhập quốc tế”, KX.03.07/06-10 24.Trần Thị Thúy Hà (2012), “Văn hóa ứng xử cơng sở Việt Nam nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học, ĐHQGHN 25.Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (cb) (2011), Định hướng giá trị người Việt Nam thời kỳ đổi hội nhập, NXB Chính trị q́c gia 26.Lương Đình Hải, (2015), Xây dựng hệ giá trị Việt Nam giai đoạn Tạp chí Nghiên cứu Con người (2015), số (76) 27.Dương Phú Hiệp (2015), Quan niệm mối quan hệ bảo tồn phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, in trong: Trần Ngọc Thêm (2015), Một số vấn đề hệ giá trị Việt Nam giai đoạn tại, NXB Đại học Quốc gia, Tp.HCM, tr 219 - 229 28.Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), Những biểu phẩm chất đặc trưng lịch người Hà Nội nay, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ “Việt Nam hội nhập phát triển”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, ngày 4-7/12/2008 29.Phạm Đăng Long (2015), Văn hóa, lối sống thị Hà Nội (từ năm 1996 đến nay), NXB Chính trị Q́c gia 30.Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi giá trị văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội 31.Đỗ Huy, Vũ Khắc Liên (1993), Nhân cách văn hoá bảng giá trị Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội 32.Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập II, NXB Khoa học xã hội 33.Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (cb) (1994), Các giá trị truyền thống người Việt Nam nay, tập I (đề tài KX.07-02), NXB Thế giới 100 34.Phạm Sỹ Liêm (2009), Vai trị khơng gian cơng cộng đô thị nước ta 35.Bùi Minh (2014), Lối sống cơng nhân Việt Nam điều kiện cơng nghiệp hóa, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, sớ (2014) 36.Phùng Hữu Phú (2014), Xây dựng, phát triển văn hóa - nguồn lực nội sinh phát triển: Một số vấn đề lý luận thực tiễn, in trong: Phùng Hữu Phú - Đinh Xuân Dũng (đcb) (2014), Văn hóa, sức mạnh nội sinh phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, tr 11 - 25 37.Trần Ngọc Thêm (2015), “Cơ sở lý luận về giá trị, giá trị văn hóa cho việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam mới”, Tạp chí Triết học, sớ 2, tr 38 - 45 38.Trần Ngọc Thêm (cb) (2015), Một số vấn đề hệ giá trị Việt Nam giai đoạn tại”, NXB ĐHQG, Tp.HCM 39.Ngô Đức Thịnh (cb) (2010b), Bảo tồn, làm giàu phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đổi hội nhập, NXB KHXH 40.Nguyễn Hồng Thục (2018), Bảo tồn không gian mở ven sông cho cộng đồng đô thị, Tạp chí Người Xây dựng T 2018(1,2) 41.Nguyễn Thanh Tuấn (2009), “Văn hóa ứng xử Việt Nam nay”, NXB Tử điển Bách Khoa Viện Văn hóa 42.Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, NXB Văn hóa - Thơng tin 43.Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 522/QĐUBND việc ban hành Quy tắc ứng xử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quan thuộc thành phố Hà Nội 44.Bùi Văn T́n (2014), Tác động thị hóa đến vấn đề xã hội vùng ven đô Hà Nội nay, In Kỷ yếu Hội Quốc tế Việt nam học lần thứ 4, NXB KHXH, Hà Nội 101 45.Bùi Văn T́n (2015), Tác động q trình thị hóa đến nguồn lực sinh kế cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội, in “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, Nguồn lực Định hướng phát triển” NXB Chính trị HN 46.Bùi Văn Tuấn (2017), Biến đổi xã hội vùng ven đô bối cảnh đô thị hóa (trường hợp nghiên cứu huyện Từ Liêm, Hà Nội), LATS, Viện Việt Nam học Khoa học phát triển, ĐHQGHN 47.Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Tùng (2018), Sinh kế cộng đồng dân cư ven đô tác động thị hố (trường hợp quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội), Kỷ yếu hội thảo khoa học q́c tế “Đơ thị hố phát triển: Cơ hội thách thức đối với Việt Nam kỷ XXI”, NXB Thế giới 48.Trịnh Văn Tùng, Nguyễn Khánh Linh, Ngô Thị Hà (2018), “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị góc nhìn liên ngành xã hội học (nghiên cứu trường hợp quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Kỷ yếu hội thảo khoa học q́c tế “Đơ thị hố phát triển: Cơ hội thách thức đối với Việt Nam kỷ XXI”, NXB Thế giới 49.Trịnh Văn Tùng (2011), Nghiên cứu sớ vấn đề lí luận thực tiễn nhằm xây dựng văn liệu xã hội học pháp luật dùng bậc đại học bối cảnh Việt Nam hiện (QX.07-31), Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (cấp Bộ) 50.Trịnh Văn Tùng (2011), “Jean-Daniel Reynaud: Lý thuyết điều hoà xã hội khả ứng dụng phân tích hành vi quản lí tở chức”, Tạp chí Xã hội học sớ 4(116), ISSN 0866-7659, tr.96-104 51.Trịnh Văn Tùng (2012), “Phát triển cộng đồng Việt Nam: thực trạng định hướng cách tiếp cận bối cảnh mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Công tác xã hội sách xã hội, NXB Đại học Q́c gia Hà Nội Các trang 82-91 102 52.Trịnh Văn Tùng (2006), “Xây dựng sách: Thách thức, hội vài chế tham gia công dân”, Kỷ yếu hội thảo q́c tế Vai trị cơng dân q trình hoạch định sách, Hà Nội, NXB Lao Động, tr.237-247 53 Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo số 614-BC/BCS về việc Báo cáo kết năm triển khai thí điểm tở chức khơng gian khu vực Hờ Hồn Kiếm phụ cận theo Kế hoạch sớ 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 UBND thành phố Hà Nội TÀI LIỆU TIẾNG ANH 54.A.J Bahm (1993), Axiology: The Science of Values, Atlanta, GA, Amsterdam 55.Amrita Daniere and Mike Douglass, eds (2008), Building Urban Communities: The Politics of Civic Space in Asia, Routledge, London 56.Appleayard, D (1981), Livable streets, University of California Press, Berkeley 57.Arendt, H 1958, The Human Condition, The University of Chicago Press, Chicago 58.Bannister, J & Fyfe, N (2001), Introduction: Fear and the City, Urban Studies, 38, pp 807-813 103 PHỤ LỤC MỢT SỚ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỢNG VĂN HĨA TẠI KHƠNG GIAN CƠNG CỢNG PHỚ ĐI BỢ BỜ HỜ HOÀN KIẾM [Ng̀n: Tác giả chụp từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020] Trưng bày nặn Tò he tại phớ bờ hờ Hồn Kiếm Biểu diễn Hát Xẩm phố Mã Mây 104 Biểu diễn nhạc cụ dân tộc không gian phố bờ hờ Hồn Kiếm Các nhóm nhạc biểu diễn không gian phố Hồ Gươm 105 Người dân du khách xem dàn nhạc giao hưởng Anh biểu diễn tại Hồ Gươm Du khách tham gia nhảy sạp tại khu tượng đài Cảm Tử 106 Du khách q́c tế giới trẻ chơi nhảy dây Trị chơi dân gian tại không gian phố bờ hồ Hoàn Kiếm 107 Quầy hàng bán sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống 108 Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản không gian phố bờ hồ Hồn Kiếm Hoạt động văn hóa khơng gian phớ bờ hờ Hồn Kiếm 109 Khơng gian phố bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội dịp đội tuyển Việt Nam chiến thắng giải bóng đá quốc tế U23 Châu Á 110 ... GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - LÊ THỊ PHƯỢNG VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHỐ... phớ bờ hồ Hồn Kiếm) 43 Chương 44 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ 44 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Ở BỜ HỒ HOÀN KIẾM .44 2.1 Các hoạt động văn hóa không gian phố bờ. .. 71 GIÁ TRỊ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ .71 TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG PHỐ ĐI BỘ BỜ HỒ HOÀN KIẾM 71 3.1 Một số giá trị hoạt động văn hóa khơng gian phố bờ hờ Hồn Kiếm

Ngày đăng: 26/02/2021, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w