Khái niệm Phụ nữ sau sinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngành Công tác xã hội Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi (Trang 34)

2.4 .Kiến thức chăm sóc sức khỏe

2.6 Khái niệm Phụ nữ sau sinh

vẫn còn tồn tại , ảnh hưởng cho sức khỏe thai phụ như nhiễm khuẩn hậu sản, băng huyết, nhiễm độc thai nghén. Thêm vào đó xuất hiện những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe và nhiều sữa cho con bú.

Chăm sóc sau sinh là chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc giai đoạn sau sinh, dinh dưỡng và cho con bú. Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cần phải được khám 2 lần: một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42 ngày sau sinh .

Trong đề tài này, em sẽ tìm hiểu nhóm phụ nữ trong giai đoạn từ khi sinh đứa trẻ ra cho đến dưới 5 tuổi.

3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu

 Theo trang tin tức Pháp luật “Quy định về chế độ thai sản năm 2015” có quy định rõ:

Điều kiện hưởng: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc

một trong các trường hợp sau đây:  Lao động nữ mang thai;  Lao động nữ sinh con;

 Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;

 Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Quyền lợi hưởng :

Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì khơng được tính hưởng trợ cấp):

 Tối đa 5 lần trong một thai kỳ.

 Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa).

Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

 Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng.

 Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.  Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng.  Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.

Khi sinh con: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):  Nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng.

 Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Sau khi sinh, con chết:

 Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;  Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.

- Mức trợ cấp bằng 100% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình qn tiền lương, tiền cơng của các tháng đã đóng BHXH.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động khơng phải đóng BHXH.

Trợ cấp một lần: khi lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi

con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: - Sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;

- Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm khơng có hại cho sức khỏe của người lao động.

- Được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngồi tiền lương, tiền cơng của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định.

a/ Điều kiện: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ cịn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

b/ Thời gian nghỉ:

- Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.

- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật. - Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác. c/ Mức hưởng:

- 25% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tại nhà). - 40% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tập trung).

 Quyết định phê duyệt chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đã đưa ra các chủ chương, mục tiêu và giải pháp liên quan đến vấn đề dân số và chăm sóc sức khỏe như:

*) Quan điểm:

a) Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn xã hội.

b) Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.

thơng chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phịng tích cực, chủ động, cơng bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đốn và lựa chọn giới tính thai nhi.

d) Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

đ) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả cơng tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

*) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức

khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

*) Các dự án của chiến lược:

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. - Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.

- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Đề án Kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số.

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).

- Dự án Truyền thơng chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản.

- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản. - Dự án Hỗ trợ sinh sản.

- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh niên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI CON TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH.

2.1 Tổng quan về cơ sở thực tập: xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

2.1.1 Lịch sử hình thành

Đặc điểm tự nhiên

Xã Quảng Lợi là một xã trung du miền núi, gồm có 5 thơn là thơn Trung Sơn, Thanh Sơn, Châu Hà, An Lợi, An Bình.

Vị trí địa lí: Lãnh thổ của xã có sự tiếp giáp: Phía Đơng giáp với xã Tân

Bình, phía Tây giáp xã Quảng An, phía Nam giáp xã Quảng Tân và phía Bắc giáp xã Quảng Lâm.

Diện tích: Đến nay xã có diện tích đất tự nhiên là 935ha, trong đó đất

nơng nghiệp là 241,6ha; đất lâm nghiệp là 241,6 ha; đất giao thông thủy lợi là 152,27 ha. Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi.

Sơng ngịi: có cơng trình hồ chứa nước Đầm Hà Động. Ngồi ra có sơng

Mương Tường và các con suối nhỏ góp phần cung cấp nước vào mùa khô và tiêu nước về mùa mưa.

Tài nguyên, khoáng sản: gồm tài nguyên đất, nước, khoáng sản nguồn vật

liệu xây dựng

Về thu nhập: Mức thu nhập bình quân trên đầu người của xã Quảng Lợi năm 2015 là 11,5 triệu đồng/người/ năm, bằng 52,2% bình quân chung của tỉnh.

Người dân tại địa phương sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm nghiêp, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành nghề khác chiếm 8%. Tại xã có sản phẩm củ cải Đầm Hà là một sản phẩm OCOP mang thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh.

Về văn hóa- xã hội

Về dân Số: Tính đến tháng 12 năm 2015 có tất cả 601 hộ. Tổng số nhân khẩu: 2301 khẩu. Dân số trung bình là: 2225 người. Cơ cấu về độ tuổi: độ tuổi từ 15- 35 chiếm phần lớn.

Cơ cấu về giới tính: Nữ có 1088 người, nam 1213 người.

Thành phần dân cư bao gồm: dân tộc kinh là 1123 người chiếm 48,8% và tổng dân số của đồng bào dân tộc thiểu số là 1178 người( bao gồm đồng bào các dân tộc Dao, Sán Chay, Sán Dìu) chiếm 51,2% -> Tổng dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn.

2.1.2 Mục đích của cơ sở( đơn vị) thực tập

Nhiệm vụ của UBND xã Quảng Lợi trong năm 2016: 1) Phát triển kinh tế

2) Tạo mọi điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, vận động người dân mở rộng kinh doanh.

3) Tăng cường quản lý các nguồn thu tại địa phương.

6) Tiếp tục nâng cao và đẩy mạnh chương trình y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình.

7) Xây dựng và tun truyền cơng tác văn hóa, thể dục thể thao.

8) Xây dựng quân sự, an ninh và cơng tác xây dựng chính quyền, Tư pháp.

2.1.3 Mơ tả và đánh giá các mơ hình dịch vụ mà cơ sở thực tập này đang thực hiện

Các nguồn lực tại của cơ sở

- Tồn xã có 1088 người là nữ giới trong tổng số 2301 người toàn xã. - Ban Dân số và KHHGD: có 1 cán bộ chuyên trách dân số - cấp xã cô Trần Thị Liên và 7 cộng tác viên dân số thôn bản tại 5 chi hội.

- Hội liên hiệp Phụ nữ xã: Thành phần của Ban chấp hành gồm 11 người. Có 5 chi hội.

- Nhân lực y tế tại Trạm y tế xã Quảng Lợi:

Biên chế và cơ cấu cán bộ: Biên chế của trạm còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc tế về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020. Cơ cấu các bộ( 1 Bác sĩ Đa khoa; 1 Y sỹ đa khoa; 1 Kỹ thuật viên). Cán bộ của trạm được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực chuyên môn theo quy định hiện hành.

Y tế thơn: Mỗi thơn có một nhân viên y tế hoạt động. Nhân viên y tế có tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ theo quy định hiện hành, được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định, thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các nguồn lực khác huy động được ngồi cơ sở:

Các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước. Các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ của Sở y tế tỉnh.

Các chương trình về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng dân số, KHHGD do Trung tâm dân số cấp huyện, các tổ chức doanh nghiệp tư nhân thực hiện.

 Các dịch vụ về y tế:

Cở sở hạ tầng trạm y tế xã. Vị trí của Trạm nằm ở trung tâm cạnh đường giao thơng chính của xã. Diện tích đất mặt bằng đạt yêu cầu. Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính chưa đạt u cầu. Các phịng chức năng của trạm y tế xã có 7 phòng làm việc( 1 phòng khám bệnh và cấp phát thuốc; 1 phòng tiêm, sơ cứu, cấp cứu; Phòng đẻ; Phòng sau đẻ; Phòng dược, đơng y; Phịng bệnh nhân; Phịng diệt khuẩn)

 Tiếp tục nâng cao khám chữa bệnh cho người dân. Chủ động phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt cơng tác quản lý đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

 Đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, tăng cường các hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, tích cực tun truyền Pháp lệnh dân số để có tỷ lệ sinh phù hợp và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3.

 Số người tham gia Bảo hiểm y tế trong toàn xã đạt 100%.  Trạm Y tế xã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn.

 Nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu, xử lý rách thải. Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấp nước sạch sinh hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ y tế.

Trang thiết bị: Các dụng cụ y tế: máy điện tim, máy siêu âm, máy đo đường máu, máy đo thị lực. Tại địa phương có cung cấp các trang thiết bị và chương trình chăm sóc sức khỏe cung cấp trang bị kiến thức cho chị em phụ nữ nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đáp ứng nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của phụ nữ sau sinh.

Đánh giá chung của sinh viên về cơ sở thực tập

Thuận lợi: UBND cùng các ban ngành đoàn thể đặc biệt là Hội phụ nữ,

cán bộ chuyên trách dân số và KHHGD và Trạm y tế xã tạo điệu kiện, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình. Số chị em phụ nữ sau sinh tại địa phương nhiều, cởi mở và thân thiện.

Khó khăn: Nhóm phụ nữ sau sinh nằm trong các độ tuổi khác nhau, trình

độ học vấn và nghề nghiệp, dân tộc khác nhau nên có những nhu cầu là khác nhau địi hỏi phải có sự linh hoạt trong việc tiếp cận và thu thập thơng tin, hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe.

Cơ hội: Được tiếp cận với nhóm phụ nữ sau sinh. Tìm hiểu những cách

thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và ni dạy con cái ở từng nhóm phụ nữ có độ tuổi, hồn cảnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau.

Thách thức: Khó khăn trong việc tiếp cận( nhóm phụ nữ mới sinh, đang

trong tháng ở cữ), dó trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như lứa tuổi khác nhau sẽ dẫn đến khó khăn trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe.

2.2 Đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.Đặc điểm của nhóm phụ nữ sau sinh:

Số lượng

Tồn xã có tổng cộng 2301 người trong đó nữ giới là 1088 người( Theo sổ đăng ký kê khai số nhân khẩu năm 2015 của bên Công an xã) và số phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản từ 15 tuổi đến 49 tuổi là 509 người(Trích sổ tay theo dõi của cán bộ dân số) chiếm 46,8% trong tổng số nữ giới của toàn xã (là

1088 người) và số phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản từ 15 tuổi đến 49 tuổi

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngành Công tác xã hội Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w