1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ ngành Công tác xã hội Mô hình từ các trường đại học tại Mỹ

31 549 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Lời cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn TS. Kathy LemonOrsterling đã cung cấp nhiều tài liệu và thông tin bổ ích cho chúng tôi trong quá trình viết bài này. Liên hệ: Mọi góp ý và câu hỏi về bài viết xin gửi cho TS. Nguyễn Ngọc Hường tại địa chỉ: huong.nguyensjsu.edu. Nếu sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung bài viết, xin ghi rõ nguồn như sau: Nguyễn Ngọc Hường và Alice Hines (2011). Về luận văn thạc sỹ ngành công tác xã hội: Mô hình từ các trường đại học Mỹ. Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Tháng 11, 2011. Giới thiệu Mùa thu năm 2011 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngành công tác xã hội (CTXH) và trong lĩnh vực đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam: Đại học quốc gia Hà Nội mở chương trình thạc sỹ CTXH đầu tiên trong cả nước. Đây sẽ là chương trình đầu tầu cho các chương trình thạc sỹ nói riêng và chương trình sau đại học nói chung; vì vậy sự thành công của chương trình này có ý nghĩa lớn và lâu dài với ngành CTXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, do sự mới mẻ của ngành CTXH, hiện nay có nhiều tranh luận xung quanh mô hình luận văn thạc sỹ CTXH. Một số câu hỏi mà các nhà khoa học và giáo dục trong ngành đang đặt ra là: (1) Có cần luận văn thạc sỹ cho ngành CTXH không? (2) Nếu có thì luận văn thạc sỹ CTXH khác gì với luận văn thạc sỹ các ngành gần với nó như xã hội học, tâm lý học, sức khỏe cộng đồng? (3) Lí luận, mục đích, cấu trúc, nội dung, và cách đánh giá một luận văn thạc sỹ CTXH như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn góp phần tháo gỡ các câu hỏi trên bằng cách giới thiệu mô hình luận văn thạc sỹ CTXH ở các trường đại học tiêu biểu tại Mỹ, trong đó có cả mô hình tại Đại học San Jose State, đối tác của Đại học quốc gia. Bài viết gồm ba phần:

Trang 1

Về luận văn thạc sỹ ngành Công tác xã hội: Mô hình từ các trường đại học tại Mỹ

TS Nguyễn Ngọc Hường và TS Alice Hines

Trường Công tác xã hộiĐại học San Jose State University, bang California, Hoa Kỳ

Nếu sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung bài viết, xin ghi rõ nguồn như sau:

Nguyễn Ngọc Hường và Alice Hines (2011) Về luận văn thạc sỹ ngành công tác xã hội:

Mô hình từ các trường đại học Mỹ Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm khoa Xã hội học,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Tháng 11, 2011

Trang 2

Giới thiệu

Mùa thu năm 2011 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử ngành công tác xã hội (CTXH) và trong lĩnh vực đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam: Đại học quốc gia Hà Nội mở chương trình thạc sỹ CTXH đầu tiên trong cả nước Đây sẽ là chương trình đầu tầu cho các chương trình thạc sỹ nói riêng và chương trình sau đại học nói chung; vì vậy

sự thành công của chương trình này có ý nghĩa lớn và lâu dài với ngành CTXH ở Việt Nam Tuy nhiên, do sự mới mẻ của ngành CTXH, hiện nay có nhiều tranh luận xung quanh mô hình luận văn thạc sỹ CTXH Một số câu hỏi mà các nhà khoa học và giáo dục trong ngành đang đặt ra là: (1) Có cần luận văn thạc sỹ cho ngành CTXH không? (2) Nếu

có thì luận văn thạc sỹ CTXH khác gì với luận văn thạc sỹ các ngành gần với nó như xã hội học, tâm lý học, sức khỏe cộng đồng? (3) Lí luận, mục đích, cấu trúc, nội dung, và cách đánh giá một luận văn thạc sỹ CTXH như thế nào?

Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn góp phần tháo gỡ các câu hỏi trên bằng cách giới thiệu mô hình luận văn thạc sỹ CTXH ở các trường đại học tiêu biểu tại Mỹ, trong đó có cả mô hình tại Đại học San Jose State, đối tác của Đại học quốc gia Bài viết gồm ba phần:

 Luận văn hay không luận văn?

 Mô hình luận văn và đồ án tốt nghiệp: nội dung, cấu trúc, và đánh giá

 Ứng dụng vào chương trình thạc sỹ tại Việt Nam

Phần 1: Luận văn hay không luận văn?

1 Tổng quan về CTXH và chương trình thạc sỹ CTXH tại Mỹ:

Trong hệ thống giáo dục tại Mỹ, ngành công tác xã hội được coi là một ngành ứngdụng/thực hành (applied science, giống các ngành y, luật, báo chí, y tá, kinh doanh,

Trang 3

khách sạn, vv…) và phân biệt với các ngành thuộc về hàn lâm (academic fields) như xã hội học, kinh tế học, triết học, tâm lý học (lưu ý: tâm lý cũng có mảng tâm lý ứng dụng

và cũng đào tạo theo mô hình ứng dụng) Tính ứng dụng của CTXH nằm ở chỗ chuyên môn của người có bằng CTXH là một chuyên môn cụ thể, trực tiếp, có thể chuyển giao

và lặp lại, và có tính chuyên sâu cao mà người ngoài ngành, nếu không được đào tạo, sẽ không thể tự có được Cụ thể hơn, người có chuyên môn về CTXH sẽ làm việc trực tiếp với các “thân chủ” theo nghĩa rộng (có thể là cá nhân, gia đình, cộng đồng) để lượng giá,

chẩn đoán, lên kế hoạch, và giải quyết khó khăn cho thân chủ bằng các kỹ năng nghề trực tiếp (các ngành như xã hội học không có kỹ năng nghề tiêu biểu, mà chỉ có kiến thức)1

Để có được các kỹ năng này, ngoài việc học các kiến thức hàn lâm giống như với các ngành hàn lâm khác, người học ngành CTXH phải được thực tập chuyên môn và vai trò của thực tập/thực hành cũng quan trọng ngang với học các kiến thức lý thuyết hàn lâm Như vậy, với đào tạo CTXH, đào tạo kỹ năng, tay nghề là phần hết sức quan trọng; và mục đích của đào tạo là hướng sinh viên tới việc hành nghề trực tiếp chứ không chỉ trang

bị lí luận hoặc nhân sinh quan, thế giới quan của ngành mình

Chính vì là một ngành ứng dụng/thực hành nên các yêu cầu để hoàn thành chươngtrình và lấy bằng thạc sỹ CTXH sẽ khác với các ngành khoa học xã hội gần nó như xã hộihọc hay tâm lý học Theo tiêu chuẩn của Hội đồng giáo dục công tác xã hội Hoa Kỳ (Council on Social Work Education - tổ chức chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và phê chuẩn các chương trình đào tạo CTXH trên toàn nước Mỹ), việc đào tạo CTXH tại các trường phải đảm bảo trang bị cho sinh viên về ba mảng: kiến thức nền tảng của CTXH (knowledge) – nhận thức giá trị và đạo đức nghề CTXH (values) – và kỹ năng thực hành

1 Xin xem thêm bài phát biểu nổi tiếng của bác sỹ Abraham Flexner vào năm 1915 “CTXH có phải là một chuyên ngành hay không?” (Is social work a profession?) Bài phát biểu này đã châm ngòi cho một phong trào chuyên nghiệp hóa CTXH và do đó ảnh hưởng lớn tới định hình CTXH hiện đại của Mỹ.

Trang 4

CTXH (skills) Để đảm bảo điều này, sinh viên CTXH phải tuân theo một chương trình học gồm hai mảng lớn là học lý thuyết trên lớp (sẽ tập trung vào trang bị kiến thức, giá trị, đạo đức, và lý thuyết thực hành) và thực hành tại cơ sở thực tập (trang bị kỹ năng thựcsự) Phần thực hành ở hầu hết các trường có đòi hỏi tối thiểu là 900 giờ trong hai năm và các trường có thể tự điều chỉnh tùy; ví dụ như hầu hết các trường tại California chỉ yêu cầu sinh viên thực tập 900-1000 giờ trong hai năm, nhưng Đại học San Jose State yêu cầusinh viên thực tập 1200 giờ (2 ngày mỗi tuần trong năm thứ nhất, 3 ngày mỗi tuần trong năm thứ hai) Riêng với phần học kiến thức nền tảng trên lớp thì chương trình thạc sỹ phải đảm bảo có ba cấu phần: lý thuyết CTXH (theory), nghiên cứu CTXH (research), và các kiến thức chuyên môn sâu (concentration), ví dụ như về CTXH với trẻ em và gia đình, CTXH với người già, CTXH trong học đường, CTXH ở mảng sức khỏe tâm thần, vv Ngoài một số môn học thuộc về chương trình khung (ví dụ Hành vi con người trong môi trường xã hội; Phương pháp nghiên cứu; Lý thuyết CTXH, Lý thuyết thực hành, vv…) thì các trường khác nhau có thể có lựa chọn rất khác nhau về phần chuyên môn sâu

mà trường mình tập trung vào, số lượng đơn vị học phần/học trình mà sinh viên phải học

để lấy bằng, và các môn học cụ thể mà trường xây dựng để sinh viên đăng ký học

Cũng cần lưu ý thêm rằng, vì là ngành thực hành nên hệ thống đào tạo CTXH ở

Mỹ cũng được xây dựng để tương đồng với hệ thống thang bậc nghề CTXH Một cách cụthể hơn, chương trình cử nhân CTXH sẽ chỉ nhằm đào tạo kiến thức và thực hành chung,

có tính nhập môn CTXH; do đó người có bằng cử nhân có thể ra làm nhân viên CTXH bậc đầu tiên Người có bằng thạc sỹ CTXH thường mới được đảm nhiệm các vị trí quản

lý tại các cơ sở thực hành; do đó, trong hệ thống đào tạo, bậc thạc sỹ CTXH sẽ là bậc chútrọng nhiều vào thực hành chuyên môn sâu, đồng thời đào tạo cả kỹ năng phân tích, quản

Trang 5

lý, đánh giá, tư duy phản biện mà ở bậc cử nhân chưa có Tuy nhiên, vì tất cả công việc thực hành và quản lý ở Mỹ cần phải tuân theo một tiêu chuẩn lớn là phải dựa trên các kết quả nghiên cứu hoặc bằng chứng khoa học về tính hiệu quả của phương pháp thực hành hay quản lý đó, cho nên đào tạo CTXH ở bậc thạc sỹ tại Mỹ là đào tạo thực hành dựa trênbằng chứng khoa học Nguyên lý này (cũng có thể gọi là mô hình này) gọi là evidence-based practice và là mô hình xuyên suốt các chương trình CTXH của các trường Đến bậctiến sỹ, việc đào tạo sẽ tách rời thực hành mà nhằm vào nghiên cứu để phục vụ thực hànhhoặc phục vụ đào tạo Người có bằng tiến sỹ ở Mỹ hầu như không trở lại làm nhân viên CTXH hoặc quản lý mà sẽ làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học, hoặc các cơ

sở tương tự

Với cơ cấu chương trình như trên, hầu hết các chương trình thạc sỹ tại Mỹ được xây dựng trong 2 năm Một số trường có thể có chương trình 3-năm cho người học tại chức hoặc chương trình 1,5 năm cho những người muốn học nhanh Tuy nhiên, 2 năm thường là chương trình chuẩn của các trường

2 Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ CTXH?

Đối với các ngành thuộc về hàn lâm, luận văn tốt nghiệp bậc thạc sỹ là một bắt buộc; và đây là một công trình nghiên cứu có tính mới trong đó sinh viên thể hiện được khả năng đặt vấn đề, xây dựng phương pháp trả lời vấn đề và đưa ra câu trả lời cho vấn

đề nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp – thường có độ dài khoảng 80 đến 200 trang - phải thể hiện khả năng tư duy phản biện và tư duy logic của sinh viên về mối quan hệ giữa lý thuyết nền tảng – câu hỏi nghiên cứu – phương pháp nghiên cứu Tuy nhiên, đối với ngành CTXH, do đặc thù đào tạo để hướng tới thực hành dựa trên cơ sở khoa học

(evidence-based practice) như đã nói trên nên hầu hết các trường sẽ không chọn mô hình

Trang 6

luận văn như với các hành hàn lâm mà chọn một con đường khác hợp hơn với ngành Một cách cụ thể, ở Mỹ có bốn trường phái khác nhau đối với vấn đề luận văn tốt nghiệp thạc sỹ CTXH:

2.1 Trường phái không cần luận văn tốt nghiệp hoặc một công trình lớn nào:

Nhiều trường đại học ở Mỹ theo trường phái này, tức là không yêu cầu sinh viên viết luận văn hoặc làm đồ án tốt nghiệp cho chương trình thạc sỹ CTXH Đối với họ, sinhviên chỉ cần học đủ các môn học trên lớp, thực hành đủ số giờ tại cơ sở thực tập với số điểm chấp nhận được là đã được trang bị đầy đủ kiến thức ở ba mảng bắt buộc (kiến thức nền – đạo đức nghề - kỹ năng nghề) để có thể lấy bằng Các đại học như ĐH Chicago, Columbia và nhiều trường khác đều theo mô hình này

2.2 Trường phái phải viết luận văn tốt nghiệp giống như các ngành KHXH (Thesis):

Một số ít trường đại học theo mô hình này, ví dụ như Đại học Ohio State (Ohio State University), Đại học Washington (University of Washington), Đại học New Mexico(New Mexico State University) hay Đại học California State tại Los Angeles Một số đại học ở Canada cũng theo mô hình này (Đại học McGill, Đại học British Columbia) Đối với các trường này, sinh viên CTXH cũng phải viết một công trình dài (độ dài dao động

từ 80 trang đến 200 trang) với mục đích nghiên cứu và trả lời một câu hỏi có tính “mới”

về một vấn đề nào đó trong CTXH

2.3 Trường phái không viết luận văn nhưng có đồ án nghiên cứu (Research Project hoặc Capstone Project):

Rất nhiều trường chọn con đường trung dung giữa hai trường phái trên; đó là thay

vì yêu cầu sinh viên phải viết một luận án dài dựa trên một công trình nghiên cứu đầy đủ

và có tính mới thì họ yêu cầu sinh viên làm đồ án nghiên cứu tốt nghiệp trong năm thứ

Trang 7

hai Đồ án này cũng có các yêu cầu và cấu trúc của một nghiên cứu mới về CTXH nhưng sản phẩm cuối cùng nhẹ hơn nhiều: thường chỉ là một báo cáo nghiên cứu dài khoảng 25-

30 trang, có cấu trúc giống một bài báo khoa học để đăng trên các tạp chí khoa học (Một

số trường theo mô hình Capstone project cho phép sinh viên nộp sản phẩm là một tài liệu hướng dẫn, tài liệu đào tạo, đề xuất chính sách, vv…) Đối với lựa chọn này, sinh viên không có “hội đồng luận án” mà họ theo các lớp Đồ án nghiên cứu của một giáo sư mà

họ chọn, tùy vào lĩnh vực mà họ muốn làm đồ án Sinh viên cũng có thể chọn làm đồ án theo nhóm; tuy nhiên, mỗi thành viên trong nhóm phải tập trung vào một câu hỏi riêng biệt và viết báo cáo đồ án riêng biệt

Cần lưu ý rằng, với mô hình này, các trường thường khuyến khích sinh viên sử dụng ngay nơi mình thực tập làm địa bàn dự án; tức là sẽ dùng nơi thực tập làm nguồn tàiliệu, nguồn dữ liệu, và là đối tượng nghiên cứu của mình; ví dụ như một sinh viên thực tập tại Trung tâm cai nghiện ma túy hạt Santa Clara có thể nghiên cứu về mô hình cai nghiện ngay tại đây; như vậy, các kiến thức và khám phá của sinh viên có thể ứng dụng ngay vào nơi họ thực tập và sinh viên cũng có điều kiện xin việc làm tại nơi mình từng thực tập Mô hình đồ án tốt nghiệp là mô hình mà nhiều đại học công ở bang California

sử dụng, trong đó có trường ĐH San Jose State Cũng cần lưu ý rằng có một số trường (ví

dụ ĐH Indianapolis) chọn đề án Capstone là một khóa học trong đó sinh viên tiến hành đánh giá lại các kỹ năng CTXH của bản thân, vạch ra các mục đích nghề nghiệp trong tương lai, và xây dựng một lộ trình cho việc này Nói cách khác, đề án tốt nghiệp là một bước chuẩn bị cho sinh viên ra làm nhân viên CTXH trực tiếp

2.4 Trường phái làm bài thi tốt nghiệp tổng hợp (Comprehensive Exam):

Trang 8

Một vài trường cho phép sinh viên lựa chọn làm bài thi kiến thức tổng hợp để tốt nghiệp, ví dụ ĐH Ohio State University Bài thi viết này kéo dài ít nhất 4 tiếng Sinh viên

sẽ đăng ký thi vào kỳ học cuối cùng trước khi tốt nghiệp Bài thi này sẽ kiểm tra kiến thức của sinh viên trên tất cả các mảng cơ bản: đạo đức nghề CTXH, lý thuyết, thực hành, nghiên cứu, và kiến thức một chuyên ngành cụ thể mà sinh viên đăng ký Bài thi tổng hợp có thể được viết riêng cho từng lĩnh vực bởi một hội đồng giáo sư trong khoa; vídụ: ngoài các phần câu hỏi chung về đạo đức, lý thuyết, nghiên cứu, và lí luận thực hành thì sinh viên mảng phúc lợi trẻ em sẽ trả lời các câu hỏi về mảng phúc lợi trẻ em trong khi sinh viên mảng sức khỏe tâm thần sẽ trả lời các câu hỏi về mảng sức khỏe tâm thần

Số lượng câu hỏi và hình thức trả lời (câu hỏi tự chọn hoặc viết đoạn văn ngắn) tùy vào quyết định của hội đồng thi Với ngành CTXH, các câu hỏi của bài thi này có thể dựa theo một số câu hỏi để sinh viên thi lấy chứng chỉ hành nghề CTXH của tiểu bang sau khi

có bằng thạc sỹ

Phần 2: Luận văn hoặc đồ án tốt nghiệp: nôi dung và cấu trúc

Từ phần trên, có thể thấy, nếu chọn việc có một công trình đánh dấu sự “tốt nghiệp” của sinh viên thì hai hình thức luận văn tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp là phổ biến nhất Tuy nhiên, thực chất, hai hình thức này chỉ khác nhau về độ dài báo cáo (hàng trăm trang so với vài chục trang) và hình thức tổ chức thực hiện (có “hội đồng luận văn”

so với chỉ có một giáo viên hướng dẫn); còn về cơ bản, chúng đều phải là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh Cả hai hình thức đều nhắm tới việc mang lại cho sinh viên cơ hội thực hiện một nghiên cứu độc lập, với câu hỏi nghiên cứu độc lập, phương pháp nghiên cứu hợp lý với câu hỏi, và việc tư duy phản biện về kết quả nghiên cứu Quy trình thực hiện luận văn hoặc đồ án tốt nghiệp sẽ giúp sinh viên có cái nhìn khoa học với các vấn đề

Trang 9

CTXH, đồng thời có thể dùng các kỹ năng khoa học trong đánh giá và thực hành các chương trình CTXH Chính vì sự tương đồng có tính nền tảng giữa luận văn và đồ án tốt nghiệp nên trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về việc thực hiện một công trình khoa học độc lập trong ngành CTXH; mô hình này có thể áp dụng cho cả việc thực hiện luận văn lẫn thực hiện đồ án tốt nghiệp thạc sỹ CTXH

1 Nghiên cứu CTXH khác gì với nghiên cứu các ngành khác?

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người giảng dạy CTXH ở Việt Nam đặt ra Phải thừa nhận rằng, vì CTXH là một ngành có mục đích giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, và cộng đồng cho nên nó phải dùng đến một số lý thuyết của các ngành liên quan như xã hội học, tâm lý học, thậm chí cả kinh tế học để giải thích các hiện tượng xã hội, các suy nghĩ, thái độ, hành vi của các đối tượng mà nó làm việc Lấy ví dụ, để giải quyết vấn đề đói nghèo trong một cộng đồng, người làm công tác xã hội có thể phải xem xét đến mô hình lao động, việc phân bổ lao động, mô hình vốn xã hội (social capital), hoặc mạng lưới xây dựng vốn xã hội của cộng đồng này – và đây đều là những lý thuyết hoặc công cụ có liên quan trực tiếp đến kinh tế học và/hoặc xã hội học Hay để trị liệu cácsang chấn tâm lý cho trẻ nhìn thấy bố đánh mẹ thì các nhân viên CTXH có thể phải dùng tới các phương pháp trị liệu hành vi – vốn được phát triển bởi các nhà tâm lý học Thực tế

là, trong các tranh cãi về đặc thù của ngành CTXH, có một luồng ý kiến khá phổ biến chorằng một trong những chuyên môn cơ bản của CTXH chính là huy động nguồn lực từ cácnguồn khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, các đối tượng khác nhau để tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể cho một thân chủ cụ thể (đây chính là nền tảng của quản lý ca);

vì thế, việc CTXH vay mượn từ các ngành khác để hoạt động không phải là một điều xấu,lại càng không phải điều nên tránh, mà chính là một kỹ năng cơ bản của chúng ta

Trang 10

Tuy nhiên, bên cạnh một số tương đồng nói trên, CTXH có các đặc điểm riêng biệt xuất phát từ mục đích và giá trị đặc thù của ngành CTXH mà Hội đồng giáo dục CTXH Hoa Kỳ đã tóm tắt bằng một số từ: “dịch vụ xã hội, công bằng xã hội, quyền và nhân phẩm con người, quan hệ xã hội” Vì thế, khi xem xét sự khác biệt giữa nghiên cứu CTXH và nghiên cứu trong các ngành gần đó, chúng ta cần xem xét khác biệt trên hai phương diện: khác biệt về nội dung/đề tài nghiên cứu và khác biệt về phương pháp nghiên cứu

Về mặt nội dung/đề tài nghiên cứu, các nghiên cứu trong CTXH khác với các ngành khác ở chỗ nó không dừng lại ở việc tìm hiểu các quy trình xã hội hoặc hành vi

con người như một nhu cầu tìm hiểu kiến thức tự thân mà luôn luôn hướng tới mục đích ứng dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hành CTXH và chính sách Phạm

vi nội dung/đề tài nghiên cứu của CTXH cũng có tính đặc thù: nó là các vấn đề nảy sinh trực tiếp trong môi trường làm việc của nhân viên CTXH, ví dụ trong quá trình làm việc với thân chủ, trong cộng đồng, trong các vấn đề xã hội Nói cách khác, nghiên cứu CTXHnhằm mang lại các kiến thức khoa học phục vụ cho những người làm chính sách, các nhà nghiên cứu, thực hành, nhân viên CTXH, người đào tạo CTXH, thân chủ, vv… sao cho

họ làm việc tốt hơn, hành động tốt hơn, ở tất cả các tầng bậc của CTXH như từ đường phố, trường học, bệnh viện, cơ sở bảo trợ, nhà thờ, chùa, Hội phụ nữ, Hội thanh niên, Hộicựu chiến binh, các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ban, ngành, Chính phủ, vv Lấy ví dụ, ngành xã hội học có thể quan tâm tới bạo hành gia đình từ góc độ nền tảng văn hóa, cấu trúc làng xã, quy tắc giới trong cơ cấu xã hội và cơ cấu quyền lực dẫn tới bạo hành gia đình; ngành kinh tế học có thể quan tâm tới nó từ góc độ ảnh hưởng của bạo hành tới kinh tế gia đình và chi phí của toàn xã hội khi phải giải quyết các hậu quả của bạo hành;

Trang 11

ngành tâm lý học có thể quan tâm tới các sang chấn tâm lý trong trường hợp có bạo hành gia đình với mục đích phục hồi tâm lý lành mạnh thông qua tác động vào tâm lý; trong khi đó CTXH sẽ quan tâm tới tổng thể vấn đề bạo hành thông qua lăng kính “hành vi con người trong môi trường xã hội”, do đó, nó sẽ quan tâm tới các quan hệ động trong gia đình đưa tới bạo hành, mô hình quyền lực trong gia đình, cách trị liệu không chỉ thông qua tác động vào tâm lý mà còn tác động vào toàn bộ hệ thống gia đình, cách huy động nguồn lực để ngăn ngừa và khắc phục bạo hành gia đình, xây dựng cộng đồng, vận động chính sách ở các cấp thông qua các hành vi cụ thể, vân vân…

Ví dụ một số nghiên cứu trên tạp chí Children and Youth Service Review (Dịch vụ trẻ em và

thanh thiếu niên) – một trong những tạp chí CTXH hàng đầu tại Mỹ

cách phục vụ tốt nhất quyền lợi của thanh thiếu niên da đen.

các dữ liệu điều tra.

chức năng tâm lý xã hội.

tham gia và như thế nào?

em của nhà nước.

thanh thiếu niên

Ví dụ một số bài báo trên tạp chí Social Service Review (Dịch vụ xã hội)

ca tối ưu.

Trang 12

3 Hiện tượng tham gia đồng nhiều chương trình phúc lợi và việc ra khỏi các chương

trình tem lương thực của người già.

và chăm sóc trẻ em sớm.

Ví dụ một số bài báo trên tạp chí Social work with mental health (CTXH với sức khỏe tâm thần)

thần.

với người vô gia cư.

nghiên cứu lịch đại.

2 Các đề tài/nội dung cho luận văn/đồ án thạc sỹ CTXH:

Như vậy, về mặt nội dung/đề tài, nghiên cứu trong CTXH nói chung và luận văn thạc sỹ CTXH nói riêng có thể hướng vào một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu để giải thích các vấn đề và hiện tượng xã hội có liên quan tới bất bìnhđẳng và phúc lợi, bao gồm các vấn đề về nghèo đói, y tế, giáo dục, hành vi con người, vv… ở các cấp độ cá nhân, gia đình, và cộng đồng Ví dụ: nghiên cứu về quan hệ giữa li hôn của cha mẹ với tình trạng bỏ học của trẻ em

- Nghiên cứu để hỗ trợ cho việc xây dựng các chính sách, chương trình can thiêp, phương pháp thực hành, thủ tục hành chính, quy trình chính trị của việc vận động chính sách, cách tổ chức hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, cách kết nối liên ngành, cách phát triển nghề CTXH, vv… Ví dụ: nghiên cứu để xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ cho trẻ em trong gia đình li hôn và những người li hôn tái lập đời sống; nghiên cứu để phát triển CTXH trong bệnh viện vv…

Trang 13

- Nghiên cứu để đánh giá hiệu quả và cải thiện các chương trình, chính sách, phương pháp thực hành, thủ tục hành hành chính trong CTXH, phát triển nghề CTXH, vv… Ví dụ: nghiên cứu để đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống sau li hôn cho phụ nữ hoặc chương trình tư vấn tại trường học cho trẻ

em có bố mẹ li hôn

- Nghiên cứu để hỗ trợ cho đào tạo CTXH (bao gồm chương trình giảng dạy, kỹ năng giảng dạy, thực hành CTXH, vv…) Ví dụ: nghiên cứu về nội dung và cách thức dạy môn CTXH với trẻ nhiễm HIV; nghiên cứu về tác động của việc tăng giờ thực hành lên chất lượng đào tạo của sinh viên CTXH

- Nghiên cứu để phát triển vai trò và ứng dụng nghiên cứu vào thực hành CTXH (cả mặt phương pháp, lí luận phương pháp, vv…) Ví dụ: nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp vào nghiên thực địa hoặc các phương pháp toán-thống kê mớivào nghiên cứu CTXH

- Nghiên cứu để giới thiệu các kiến thức liên ngành cho CTXH, ví dụ các lý thuyết

và kỹ năng từ các ngành xã hội học, tâm lý học, quản lý công, kinh tế học, y tế cộng đồng, khoa học giao tiếp, triết học, vv Ví dụ: nghiên cứu về việc áp dụng

lý thuyết kiến tạo xã hội vào giải thích sự thay đổi của các quan điểm về đói nghèo; nghiên cứu để áp dụng lý thuyết về công lý của nhà triết học John Rawls vào giải thích mục đích của ngành CTXH

- Nghiên cứu để tìm hiểu lịch sử phát triển của các vấn đề và hiện tượng XH có liênquan tới ngành CTXH, bao gồm cả thuật ngữ, khái niệm, tổ chức, chính sách, vấn

đề, thực hành CTXH Ví dụ: Nghiên cứu về lịch sử và sự thay đổi của khái niệm

“sức khỏe tâm thần” hoặc “công tác xã hội” tại VN Nghiên cứu về sự thay đổi

Trang 14

khái niệm “lạm dụng tình dục” hoặc thay đổi trong quan niệm về “đồng tính luyếnái” trong ngành sức khỏe tâm thần tại Việt Nam.

- Các mục đích, đề tài, nội dung khác…

Đối với mô hình Đồ án tốt nghiệp (Research Project hoặc Capstone Project), vì

mô hình này thường khuyến khích sinh viên lấy nơi mình thực tập làm đối tượng nghiên cứu nên, ngoài các lĩnh vực nghiên cứu chung nói trên, sinh viên có thể phát triển Đồ án tốt nghiệp dựa trên đơn vị thực tập của mình bằng một số hướng sau:

- Đánh giá hiệu quả của một mô hình thực hành tại địa điểm thực tập

- So sánh hiệu quả mô hình thực hành tại địa điểm thực tập với mô hình ở một nơi khác hoặc với các kết quả đã được công bố trước đó

- Nghiên cứu một ca cụ thể (case study), có thể là một ca thân chủ đặc biệt, một sự kiện đặc biệt, một khái niệm đặc biệt, một quan hệ đặc biệt, một thủ tục đặc biệt, vv…

- Tìm hiểu khả năng triển khai một phương pháp thực hành/can thiệp/điều trị mới

mà hiện chưa có tại nơi thực tập

- Tìm hiểu và phân tích hiệu quả của các phương pháp điều trị/thực hành khác nhaucho các nhóm thân chủ khác nhau

- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về đặc điểm của các nhóm thân chủ tại địa điểm thực tập (ví dụ người già so với trẻ em, bệnh nhân HIV nữ so với nam, vv…)

- Đánh giá nhu cầu của đơn vị thực tập về một vấn đề nào đó

- Đánh giá nhu cầu của các thân chủ tại đơn vị thực tập về các vấn đề khác nhau: chăm sóc, quan hệ với nhân viên, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ dịch vụ, chính sách, vv…

Trang 15

- Đánh giá tác động của một chính sách Nhà nước hoặc địa phương lên đơn vị thực tập hoặc lên các thân chủ tại đơn vị thực tập.

- Xây dựng một giáo trình hoặc tài liệu hướng dẫn cho đơn vị thực tập về một mảngnào đó còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh

- Tìm hiểu và điều chỉnh các chính sách hay thủ tục hành chính của đơn vị thực tập

để tăng hiệu quả làm việc, nhất là hiệu quả các chương trình can thiệp

- Xây dựng và áp dụng các mô hình/đề xuất về nâng cao ý thức hoặc giáo dục toàn dân về một mảng nào đó có liên quan đến đơn vị thực tập hoặc đối tượng thân chủ

mà đơn vị thực tập làm cùng dựa trên các quan sát, đánh giá về nhu cầu

- Tìm hiểu, đánh giá, phân tích về quan hệ của đơn vị thực tập với cộng đồng; cách huy động nguồn lực, vv…

- Tìm hiểu, đánh giá những thay đổi của đơn vị thực tập theo thời gian về một mảng nào đó; hoặc phân tích lịch sử của đơn vị thực tập và những thay đổi theo nhu cầu…

- Vân vân…

Về mặt phương pháp, khi xét đến vấn đề lí luận phương pháp (epistemology) nghiên cứu trong CTXH không khác nhiều so với nghiên cứu các ngành KHXH bởi vì nóđều phải thỏa mãn các quy tắc nghiên cứu: (1) câu hỏi nghiên cứu quyết định phương pháp nghiên cứu, và (2) phương pháp nghiên cứu phải đồng bộ trong nội tại, tức là cách thu thập dữ liệu, đo đạc số liệu, xử lý/phân tích số liệu phải đồng bộ và có khả năng trả lời chính xác câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Ngày đăng: 18/11/2014, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Các tài liệu về nghiên cứu khoa học và trình bày bài báo khoa học trong CTXH Khác
3. Các tài liệu về đồ án nghiên cứu tại Đại học San Jose State (lớp 298) do giáo sư Kathy Lemon-Osterling cung cấp Khác
4. Các tài liệu từ các cuộc thảo luận cá nhân với các giáo sư trong trường CTXH tại Đại học San Jose State Khác
5. Kỷ yếu hội thảo về chương trình thạc sỹ CTXH tại ĐH Quốc gia Hà Nội: tháng 8- 2011 Khác
6. Đề án 32 củ Thủ tướng chính phủ Việt Nam về phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w