1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ về bảo hiểm xã hội tại Phú Yên

156 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 3,62 MB
File đính kèm Luan van - Mau 2.rar (465 KB)

Nội dung

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH, xây dựng loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội của nước ta trong giai đoạn tới. Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện BHXH NTN để đảm bảo quyền được tham gia bảo hiểm xã hội của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140 Chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994, đã quy định “các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp”, Bộ luật Lao động 2003 cũng quy định rõ: cần “xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định này cũng nhằm mục đích: Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra. Như vậy, cùng với BHXH bắt buộc, BHXH TN ra đời sẽ góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật BHXH nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về BHXH cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. Đáp ứng yêu cầu đó, Ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI Luật BHXH đã được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01012007 và chế độ BHXH TN được thực hiện từ ngày 01012008, mở ra cơ hội cho hơn 30 triệu lao động ở khu vực phi chính thức (là người lao động làm việc không thuộc phạm vi tham gia BHXH bắt buộc) được tham gia BHXH TN

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình khoa học nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Bình

Trang 2

Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mongnhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và các bạn.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Những kết quả đạt được của đề tài 5

5.1 Về mặt lý luận 5

5.2 Về mặt thực tiễn 5

6 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước 7

1.2 Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 9

1.2.1 Khái niệm, bản chất, vai trò BHXH 9

1.2.1.1 Khái niệm BHXH 9

1.2.1.2 Bản chất của BHXH 10

1.2.1.3 Vai trò của BHXH 12

1.2.1.4 Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại 13

1.2.2 Chính sách BHXH nói chung 15

1.2.2.1 Khái niệm chính sách BHXH 15

1.2.2.2 Chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội 15

1.2.2.3 Các chính sách BHXH và các chế độ BHXH hiện hành tại Việt Nam 16

1.2.3 Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện 17

1.2.3.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện 17

1.2.3.2 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện 18

1.2.4 Cơ sở lý thuyết chung về hành vi tiêu dùng 18

1.2.4.1 Thuyết hành động hợp lý TRA 18

Trang 4

1.2.4.2 Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) 20

1.2.5 Cơ sở lý thuyết về sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên .2 1 1.2.5.1 Quan điểm đánh giá sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện 21

1.2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện 21

1.2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH TỈNH PHÚ YÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 30

2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Phú Yên 30

2.2 Thực trạng và kết quả tham gia BHXH tự nguyện của Người dân tại tỉnh Phú Yên 33

2.2.1 Thực trạng quá trình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện thời gian qua 33

2.2.2 Kết quả đạt được 34

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.3.1 Quy trình nghiên cứu 36

2.3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO 39

2.3.2.1 Thái độ đối với việc tham gia BHXH 39

2.3.2.2 Kỳ vọng của gia đình 39

2.3.2.3 Cảm nhận hành vi xã hội 40

2.3.2.4 Sự quan tâm sức khỏe khi về già 41

2.3.2.5 Trách nhiệm đạo lý 41

2.3.2.6 Kiểm soát hành vi 42

2.3.2.7 Kiến thức 43

2.3.2.8 Cảm nhận rủi ro 43

2.3.2.9 Thang đo Thu nhập 44

2.3.2.10 Thang đo Tuổi 44

2.3.2.11 Thang đo sự quan tâm tham gia BHXH TN 45

2.3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 45

2.3.3.1 Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu 46

2.3.3.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 46

2.3.3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin 47

2.3.4 Các phương pháp phân tích dữ liệu 48

Trang 5

2.3.4.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang - Hệ số Cronbach’s Alpha 48

2.3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) 48

2.3.4.3 Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy 50

2.3.5 Các bước phân tích dữ liệu 51

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

3.1 Mô tả mẫu 53

3.2 Giá trị các chỉ báo quan sát 58

3.3 Thủ tục phân tích mô hình 60

3.4 Đánh giá mô hình đo lường 61

3.4.1 Phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 61

3.4.1.1 Độ tin cậy của thang đo “ THÁI ĐỘ” 61

3.4.1.2 Độ tin cậy của thang đo “KỲ VỌNG CỦA GIA ĐÌNH” 61

3.4.1.3 Độ tin cậy của thang đo “CẢM NHẬN HÀNH VI XÃ HỘI” 62

3.4.1.4 Độ tin cậy của thang đo “SỰ QUAN TÂM SỨC KHỎE KHI VỀ GIÀ” 62

3.4.1.5 Độ tin cậy của thang đo “TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ” 63

3.4.1.6 Độ tin cậy của thang đo “KIỂM SOÁT HÀNH VI” 63

3.4.1.7 Độ tin cậy của thang đo “KIẾN THỨC VỀ BHXH TN” 64

3.4.1.8 Độ tin cậy của thang đo “CẢM NHẬN RỦI RO” 64

3.4.1.9 Độ tin cậy của thang đo “SỰ QUAN TÂM THAM GIA BHXH TN” 65

3.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA 65

3.5.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA chung cho tất cả thang đo 65

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cuối cùng 68

3.6 Tính toán các biến và tạo ra biến bậc 2 của biến TUỔI và THU NHẬP 69

3.7 Phân tích tương quan 71

3.8 Phân tích hồi quy 73

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 78

4.1 Bàn luận kết quả 78

4.2 Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển BHXH TN ở tỉnh Phú Yên 80

4.2.1 Kích thích người lao động buôn bán nhỏ lẻ tăng sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện 80

4.2.2 Giải pháp về mặt chính sách luật pháp về BHXH TN 81

4.2.3 Hình thành mạng lưới đại lý thu, gia tăng chất lượng dịch vụ 82

Trang 6

KẾT LUẬN – HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI – KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai 85

3 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 1: Những quy định cơ bản về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 91

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ QUAN TÂM THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 98

PHỤ LỤC 3: Kết quả kiểm định các thông số, Cronbach’s alpha, EFA và phân tích hồi quy 102

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ASXH: an sinh xã hội

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- BHXH BB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

- BHYT : Bảo hiểm Y tế

- BHYT TN : Bảo hiểm Y tế tự nguyện

- EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá

- SPSS: (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùngtrong các ngành khoa học xã hội

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại 14

Bảng 2.1: Số liệu thu BHXH tự nguyện qua 5 năm (2008 – 2012) 35

Bảng 2.2 Số người tham gia BHXH tự nguyện phân theo địa bàn năm 2012 35

Bảng 2.3 Tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu của đề tài 37

Bảng 2.4: Thang đo Thái độ 39

Bảng 2.5: Thang đo Kỳ vọng của gia đình 40

Bảng 2.6: Thang đo Cảm nhận hành vi xã hội 40

Bảng 2.7: Thang đo sự quan tâm sức khỏe 41

Bảng 2.8: Thang đo Trách nhiệm đạo lý 42

Bảng 2.9: Thang đo Kiểm soát hành vi 42

Bảng 2.10: Thang đo kiến thức về BHXH tự nguyện 43

Bảng 2.11: Thang đo Cảm nhận rủi ro 44

Bảng 2.12: Thang đo sự quan tâm tham gia BHXH TN 45

Bảng 2.13: Bảng phân số lượng mẫu theo đơn vị hành chính 47

Bảng 3.1: Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 59

Bảng 3.2: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “THÁI ĐỘ” 61

Bảng 3.3: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “KỲ VỌNG GIA ĐÌNH” 61

Bảng 3.4 Phân tích độ tin cậy của Thang đo “CẢM NHẬN HÀNH VI XÃ HỘI” 62

Bảng 3.5: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Sự quan tâm sức khỏe khi về già” 62

Bảng 3.6: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Trách nhiệm đạo lý” 63

Bảng 3.7: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Kiểm soát hành vi” 63

Bảng 3.8: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Kiến thức về BHXH TN” 64

Bảng 3.9: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Cảm nhận rủi ro” lần 2 65

Bảng 3.10: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Sự quan tâm tham gia BHXH TN” 65

Bảng 3.11: Phân tích nhân tố khám phá EFA chung cho tất cả thang đo 66

Bảng 3.12: Phân tích nhân tố khám phá EFA cuối cùng 68

Bảng 3.13: Bảng tính trung bình của biến thu nhập và tuổi 70

Bảng 3.14: Phân tích tương quan 71

Bảng 3.15: Phân tích hồi quy 73

Trang 9

Bảng 3.16: Phân tích tác động bậc 2 của “THU NHẬP” lên “SỰ QUAN TÂM” 75Bảng 3.17: Phân tích tác động bậc 2 của “TUỔI” lên “SỰ QUAN TÂM” 76

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổng thể Hệ thống BHXH của Việt Nam 17Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý (TRA) 20

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xãhội của mỗi quốc gia Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH, xây dựng loại hìnhbảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) được xác định là một trong những giải phápchủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội của nước ta trong giai đoạn tới

Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện BHXH NTN để đảm bảo quyền đượctham gia bảo hiểm xã hội của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quantâm từ rất sớm Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140Chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994, đã

quy định “các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp”, Bộ luật Lao động 2003 cũng quy định rõ: cần “xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định này cũng nhằm mục đích: "Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân" như Nghị quyết Đại

hội Đảng toàn quốc đã đề ra

Như vậy, cùng với BHXH bắt buộc, BHXH TN ra đời sẽ góp phần làm đầy đủ,hoàn thiện hơn pháp luật BHXH nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật vềBHXH cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiềuthành phần phát triển

Đáp ứng yêu cầu đó, Ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hộikhoá XI Luật BHXH đã được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 vàchế độ BHXH TN được thực hiện từ ngày 01/01/2008, mở ra cơ hội cho hơn 30 triệulao động ở khu vực phi chính thức (là người lao động làm việc không thuộc phạm vitham gia BHXH bắt buộc) được tham gia BHXH TN

Kể từ khi có hiệu lực thi hành, chế độ BHXH tự nguyện đã đáp ứng được nhucầu và nguyện vọng của đông đảo của người lao động thuộc khu vực không chínhthức, theo đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2008-2011 của BộLĐ-TB&XH: phạm vi đối tượng tham gia vào các loại hình BHXH ngày càng mởrộng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH đã được xây dựng và ban hành

Trang 12

khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH Nhậnthức của người lao động, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân về chínhsách được nâng cao nên đối tượng tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước, sốngười tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 6.110 người năm 2008 lên 75.209 người năm

2009, năm 2010 là 81.319, năm 2011 là 104.518 người và ước thực hiện năm 2012 sốngười tham gia BHXH tự nguyện là 116.000 người Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạtđược Bộ LĐ-TB&XH cũng đánh giá thực trạng: “Số người tham gia BHXH tự nguyệncòn thấp so với tiềm năng, mới chỉ chiếm 0,22% tổng số đối tượng thuộc diện thamgia, chủ yếu tập trung ở những người đã có thời gian công tác, muốn đóng thêm đểhưởng chế độ hưu trí Chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn người laođộng như mục tiêu đặt ra; Quy định về mức đóng còn chưa phù hợp, mức thấp nhấthiện nay là 210.000 đồng (20% tiền lương tối thiểu chung), Mức đóng này được xem

là khá cao so với đại bộ phận người dân khu vực nông thôn”

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được công bốtháng 6 năm 2010, dân số của Phú Yên là 852.231 người, trong đó dân số trong độ tuổilao động là 564.176 người (chiếm 66.2%) Theo báo cáo của BHXH tỉnh Phú Yên,tính đến ngày 30/9/2012 có 47.584 người tham gia BHXH bắt buộc và 478 người thamgia BHXH TN chủ yếu những người đã có thời gian công tác tham gia BHXH bắtbuộc muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí Như vậy, còn rất nhiềulao động chưa tham gia BHXH, trong đó phần lớn lao động thuộc khu vực phi chínhthức, đặc biệt là người lao động buôn bán nhỏ, lẻ có thu nhập ổn định chưa được quantâm, chú trọng khai thác

Theo đánh giá của UBND tỉnh Phú Yên tại Công văn số 1011/UBND-VX ngày23/4/2012 về việc thực chính sách BHXH, BHYT thì số người tham gia BHXH TNchưa cao Nguyên nhân số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn ít là do cácnhân tố: rào cản tâm lý, thái độ, thu nhập, trình độ học vấn, sự quan tâm đến sức khỏe,nhận thức xã hội còn hạn chế … Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì có thểnói một lý do quan trọng xuất phát từ công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhândân tham gia BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành chưa đạt hiệu quả và thiếu cơchế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động Bên cạnh đó, tuy có khá nhiềunghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêudùng các sản phẩm, dịch vụ (Lê Văn Huy, 2006; Hồ Huy Tựu, 2008; Lê Thị Hương

Trang 13

Giang, 2010), nhưng theo hiểu biết của tác giả thì chưa có đề tài nào nghiên cứu vềcác nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện củanhững người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng như tại Việt Nam Với

các lý do trên, tôi chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên"

để làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu của đề tài:

Mục tiên chung của đề tài là đánh giá cảm nhận của người lao động buôn bánnhỏ, lẻ về các nhân tố, cả thuận lợi lẫn bất lợi, ảnh hưởng đến sự quan tâm tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Phú Yên Để giải quyết mục tiêu chung này, đề tàihướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

- Cung cấp tổng quan tài liệu về chính sách BHXH; Tài liệu về lĩnh vực nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm, dịch vụ

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên, từ đó xây dựng mô hìnhnghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH

tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên

- Đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện và khả năng tham giaBHXH tự nguyện của người lao động ở Phú Yên trong thời gian qua

- Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần ảnh hưởng sự quantâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên

- Dựa vào kết quả khảo sát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằmphát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Phú Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng theo quy định của chính sách BHXH tựnguyện Cụ thể là người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại Phú Yên, 18 tuổi trở lên, có đủnăng lực để trả lời các câu hỏi điều tra Đề tài dự kiến thu thập một mẫu đại diện gồm

360 người lao động làm cơ sở nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: người lao động buôn bán nhỏ, lẻ trên địa bàn tỉnh PhúYên, thời gian nghiên cứu: 6 tháng, từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 03 Năm 2013

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu:

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài được thực hiện dựatrên cơ sở các mô hình liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của người tiêu dùng, của khách hàng do các học viên, các nhà khoa học

đã công bố trong và ngoài nước, các lý thuyết về hành vi và các tài liệu có liên quankhác

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộthông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương phápđịnh lượng

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với

kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân Mục đích của nghiên cứu này nhằmkhám phá các biến số mới và dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnhhưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ,

lẻ

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu địnhlượng Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người lao độngbuôn bán nhỏ, lẻ chưa tham gia BHXH tự nguyện tại tỉnh Phú Yên

- Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

+ Phân tích thống kê mô tả mẫu thu thập

+ Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để pháthiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ báo đo lường cáckhái niệm, biến tiềm ẩn

+ Kiểm định mô hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồiquy

5 Những kết quả đạt được của đề tài:

Với nội dung và kết quả nghiên cứu như đã thực hiện, đề tài đã có những ýnghĩa về những mặt sau:

5.1 Về mặt lý luận:

Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố và bổ sung cơ sở lý thuyết về nhữngnhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người laođộng khu vực phi chính thức mà trọng tâm là khu vực buôn bán nhỏ, lẻ

Trang 15

5.2 Về mặt thực tiễn:

- Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành Bảo hiểm xãhội tỉnh Phú Yên và ngành BHXH Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển đốitượng tham gia BHXH tự nguyện

- Từ kết quả nghiên cứu, ngành BHXH sẽ biết được các yếu tố nào có ảnhhưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ,

lẻ, định hướng cho các nghiên cứu liên quan đến người lao động khu vực khác thuộckhu vực lao động phi chính thức Đồng thời làm rõ thực trạng tình hình BHXH tựnguyện thời gian qua, phân tích những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và khuyếnnghị định hướng phát triển, cũng như giải pháp phát triển đối tượng BHXH tự nguyệntrong thời gian tới

6 Kết cấu của luận văn:

Kết cấu của luận văn gồm các phần và chương như sau:

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận, mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Các nội dung chính của Chương là tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu, các

cơ sở lý thuyết về bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, cơ sở lýthuyết về hành vi của người tiêu dùng gồm: Thuyết hành động hợp lý (TRA) và Lýthuyết hành vi hoạch định (TPB-Ajzen, 1991), trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiêncứu và các giả thuyết nghiên cứu

Chương 2: Một số đặc điểm hoạt động của ngành BHXH tỉnh Phú Yên và phương

pháp nghiên cứu

Chương này sẽ đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của ngành BHXHtỉnh Phú Yên, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao; làm rõthực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Đồng thời tập trung vào việc trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp sửdụng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá cảm nhận của người lao độngbuôn bán nhỏ, lẻ về các nhân tố, cả thuận lợi lẫn bất lợi, ảnh hưởng đến sự quan tâmtham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Phú Yên

Trang 16

Chương 3: Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm mẫu điều tra với sốmẫu hợp lệ đủ điều kiện để đưa vào phân tích Đồng thời tiến hành kiểm định cácthang đo, mô tả, phân tích các nhân tố tác động đến mức độ quan tâm tham gia BHXH

tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Phân tích hệ

số Cronbach’s alpha, EFA và kiểm định mô hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuấtbằng phân tích hồi quy

Chương 4: Bàn luận kết quả và các giải pháp

Ở chương này sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố và ảnh hưởng củachúng đến mức độ quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động Từ đó đề

xuất các giải pháp để phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trong thời gian tới.

Kết luận - Hạn chế của đề tài - Kiến nghị

Nêu lên mục đích của đề tài, kết quả đạt được có ý nghĩa trong thực tiến, nhữnghạn chế trong quá trình thực hiện và đưa ra những kiến nghị để chính sách BHXH tựnguyện thực sự đến gần với người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trong tương lai

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước

Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ trong và ngoài nước Tuynhiên, theo sự hiểu biết của tác giả hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về cácnhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nhữngngười buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cũng như những đề tài và bài viếtvới nội dung liên quan có rất ít ở trong và ngoài nước Đề tài này cung cấp một sốcác nghiên cứu chính, quan trọng liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian gầnđây

Một là, Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang, công trình nghiên cứu về: Các giải pháp

thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểuthủ công nghiệp, năm 2001 Công trình có ý nghĩa khoa học và xã hội rất lớn, phù hợpvới xu thế mở rộng đối tượng tham gia BHXH, góp phần mở rộng mạng lưới và loạihình BHXH cụ thể:

- Đã nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hoá theo logic, hợp lý, chặt chẽ những vấn

đề lý luận khoa học về BHXH tự nguyện như nguyên tắc đoàn kết, tương trợ giữanhững người tham gia BHXH tự nguyện và vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ quỹ

và bảo toàn, phát triển quỹ BHXH tự nguyện

- Đã nghiên cứu và đề cập các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện BHXH

tự nguyện, trong đó đi sâu vào đặc điểm lao động và tiêu thụ sản phẩm trong nôngnghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để đánh giá khả năng tham gia BHXH củangười lao động, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, xây dựng cơchế, chính sách

- Đã đi sâu nghiên cứu, phân tích việc thực hiện BHXH nông dân ở Nghệ An trêncác giác độ quy định về chính sách; về tổ chức thực hiện thu, chi, quản lý đối tượng và

tổ chức bộ máy; về an toàn quỹ, tức là đảm bảo khả năng chi trả và cân đối quỹ; vềđảm bảo giá trị thực tế tiền lương hưu từ nguồn của BHXH tự nguyện Nghiên cứu vàxác định các giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện, trong đó có các giải pháp về quản

lý thu, quản lý chi, giải pháp về tổ chức bộ máy và về đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

tự nguyện

Trang 18

- Đã đề cập tới mối liên hệ giữa BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc và đề xuấtchuyển đổi BHXH nông dân sang loại hình BHXH tự nguyện (do mức đóng BHXHnông dân quá thấp, không phù hợp với BHXH bắt buộc) Đây là cơ sở để hạn chế việc

mở rộng phạm vi thực hiện BHXH nông dân

Các giải pháp thực hiện BHXH nông dân đã góp những kiến giải khoa học để các

cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn tổchức thực hiện và được áp dụng từng bước trong quá trình triển khai trên địa bàn cảnước

Hai là, Nghiên cứu của Đổng Quốc Đạt (2008) về “Thực trạng BHXH khu vực phi

chính thức ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (8/2008), nghiên cứu đãđánh giá thực trạng và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người lao động chưa thamgia BHXH tự nguyện như: thu nhập thấp, chưa có tiết kiệm và tích lũy; thiếu hiểu biết

và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không muốn tham gia vì chưa tintưởng vào hoạt động BHXH hoặc việc thanh toán chế độ BHXH phức tạp Trên cơ sở

đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp như cải cách thủ tục hành chính, phối hợpchương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu quốc gia khác và tăngcường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động

Ba là, Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hương Giang (2010), dùng lý thuyết

hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB) để giải thích các biến sốảnh hưởng đến “quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô- Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố

Nha Trang” Tác giả đã đưa ra một số biến số có thể áp dụng đối với mô hình của đề tài nghiên

cứu như: thu nhập, tuổi tác, thái độ, hiểu biết …

Bốn là, nghiên cứu của 02 tác giả Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải (Viện Khoa học Lao

động và Xã hội) trên Tạp chí Lao động (6.2012) “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác định bảo hiểm xã hội là lưới quan trọng” Nghiên cứu này đã tìm hiểu

khá sâu về khu vực phi chính thức, về lực lượng lao động phi chính thức tại Việt Nam,theo đó nhấn mạnh khu vực phi chính thức không chịu sự điều chỉnh của các bộ Luật

có liên quan đến tổ chức và lao động và đánh giá các nguyên nhân chính tại sao theođiều tra khảo sát thì nhu cầu người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện rấtlớn nhưng số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện còn thấp Một sốnguyên nhân như: thu nhập thấp, thời gian đóng kéo dài, trình độ học vấn, công táctuyên truyền chưa đến gần với người dân và Truyền thống và tập quán của Việt Nam là

Trang 19

người già được con cháu chăm lo nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH chobản thân Trên cơ sở đó hai tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để tạo điều kiệnthuận lợi cho khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện.

Năm là, nghiên cứu của Labuan (2012 – Trường Tài chính và kinh doanh quốc

tế, Malaysia) được đăng trên tạp chí Jurnal Pengurusan 34(2012) 11 – 20 , một nghiêncứuvề sự tham gia của bảo hiểm hồi giáo

Tác giả đã dùng lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định(TPB) để giải thích các biến số ảnh hưởng đến mức độ quan tâm tham gia bảo hiểmhồi giáo Trong đó nhấn mạnh các yếu tố như thái độ, cảm nhận hành vi và hiểu biết vềbảo hiểm có liên quan đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm hồi giáo

Nói chung, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến việc tìm hiểunguyên nhân nhằm gia tăng số người tham gia bảo hiểm cũng như tìm hiểu các yếu tốtác động đến ý định tham gia bảo hiểm của người lao động, trong đó đa số các nghiêncứu định lượng đều dùng lý thuyết hành vi tiêu dùng dự định (TPB - Theory ofplanned behaviour) để giải thích, chứng minh Vì vậy, đề tài này vận dụng lý thuyếtTPB làm cơ sở để đo lường sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người laođộng buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Phú Yên, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân

tố đến sự quan tâm của người lao động

1.2 Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm, bản chất, vai trò BHXH

1.2.1.1 Khái niệm BHXH

Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy trong quá trình tồn tại và phát triển nhucầu cơ bản của con người là ăn, mặc, ở Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con ngườiphải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết Xã hội càng phát triển, mức độ thỏamãn các nhu cầu của con người ngày càng cao Trong thực tế cuộc sống, không phảingười lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để hoànthành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống

ấm no hạnh phúc Bởi lẽ, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như

ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của

tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác Khi rơi vào các trường hợp đó, thì ngoài những nhu cầu thiết yếu của con người cònxuất hiện thêm nhu cầu mới Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người

Trang 20

phải tìm ra những cách giải quyết khác nhau

Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và giađình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động còn được sự bảo trợ của cộngđồng và xã hội Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thứckhác nhau Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức vàcông việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau Trong quá trìnhphát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã

có những cơ sở để hình thành và phát triển

Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc nhữngngười làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân,tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn ); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhànước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiềubang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bịgiảm thu nhập vì bệnh tật Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảohiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật Đến cuốinhững năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới Sự tham gia là bắt buộc và không chỉngười lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ củamình theo cơ chế ba bên Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét vàBHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và đượctất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người

Từ đó khái niệm BHXH được khái quát như sau:

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH

Trang 21

Thực chất BHXH là sự tổ chức chia sẻ hậu quả của những rủi ro xã hội hoặccác sự kiện bảo hiểm Sự chia sẻ này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sửdụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH vàcác nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH Như vậy, BHXH cũng là quá trình phânphối lại thu nhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, được

xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau,sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), già yếu, chết Xét trongnội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo chiều dọc và chiềungang Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân người lao độngtheo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu khi còn khả năng làm việc và khi khôngcòn khả năng làm việc) Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những ngườikhỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữanhững người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp Nói cách khác, đây là sựphân phối lại thu nhập theo không gian

Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh

tế cho người lao động và gia đình họ BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cánhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế củangười lao động và an toàn xã hội BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xãhội Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người laođộng và gia đình họ luôn được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội Về mặt xãhội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoảnnhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất

đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra Ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của

số đông bù cho số ít”

Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫnnhau Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đếntính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọirủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH

Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống chongười lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động Có nghĩa là tạo ra mộtkhoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm viBHXH

Trang 22

Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao độngxuất phát từ lợi ích chung của họ

Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm đảmbảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hay mất Thông qua đóbảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng suất laođộng ổn định trật tự xã hội

1.2.1.3 Vai trò của BHXH

BHXH với các chế độ trợ cấp của mình sẽ tạo nên một hệ thống chăm lo và bảo

vệ người lao động và gia đình họ khi gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất đi nguồnthu nhập Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước, vai trò củaBHXH trong hệ thống An sinh xã hội và trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ngày càng to lớn Có thể khái quát vai trò của BHXH như sau:

Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH.Những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ

bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết Nhờ có sự thay thế hoặc

bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng những tổn thất vềvật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt độngbình thường

Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xãhội Để phòng tránh, giảm thiểu tổn thất, các đơn vị sử dụng lao động phải đề ra cácquy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc người lao động tuân thủ Nhưng khi có rủi

ro xảy ra cho người lao động, quỹ BHXH chi trả kịp thời, tạo điều kiện cho người laođộng nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất Từ đó góp phần quan trọng làm ổnđịnh nền kinh tế và xã hội

Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sửdụng lao động và Nhà nước BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữacác bên tham gia và được hưởng BHXH Nhà nước ban hành các chế độ, chính sáchBHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sựnghiệp BHXH Người sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hìnhthành quỹ BHXH Người lao động và gia đình họ được cung cấp tài chính từ quỹBHXH khi có đủ điều kiện theo quy định Từ đó tạo được niềm tin của người lao độngđối với người sử dụng khuyến khích người lao động phấn khởi, tinh thần trách nhiệm

Trang 23

của họ cũng được nâng lên trong lao động sản xuất.

Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Mộtmặt quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho bản thân và gia đìnhngười lao động, mặt khác phần quỹ nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng quỹ Xét cả hai mặt trên thì hoạtđộng của quỹ BHXH đều nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, phân phốitrong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho người có thu nhập thấp, là sựchia sẻ giữa những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người

ốm yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống Từ

đó BHXH làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, góp phần bảođảm sự công bằng xã hội

Năm là, BHXH trực tiếp thể hiện mục tiêu, lý tưởng, bản chất của chế độ chínhtrị xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang phấn đấu để xâydựng thành nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

1.2.1.4 Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm lời trên cơ sởhuy động các nguồn tài lực thông qua việc thu phí bảo hiểm của những người tham giabảo hiểm để tạo lập quỹ và sử dụng chúng để bồi thường tổn thất cho các đối tượngtham gia bảo hiểm khi xẩy ra rủi ro theo hợp đồng bảo hiểm Ở Việt Nam, Bảo hiểmthương mại đang hoạt động với hai loại hình bảo hiểm là Bảo hiểm phi nhân thọ vàBảo hiểm nhân thọ Tương ứng với mỗi loại hình bảo hiểm có rất nhiều sản phẩm khácnhau Bảo hiểm phi nhân thọ có các sản phẩm như: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu,bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe, tai nạn, con người, bảo hiểm trách nhiệm, bảohiểm dầu khí, hàng không, bảo hiểm hỏa hoạn, kỹ thuật - tài sản Bảo hiểm nhân thọ

có các sản phẩm như: An sinh giáo dục, an khang thịnh vượng, an bình hưu trí, anhưởng hưu trí

BHXH hoạt động không vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà phục

vụ cho lợi ích xã hội, vì quyền lợi của người tham gia BHXH Ở Việt Nam, BHXHđược triển khai dưới hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Sản phẩmcủa BHXH bắt buộc là trợ cấp hưu trí, tử tuất, mai táng phí, ốm đau, thai sản, nghỉdưỡng sức phục hồi sức khoẻ, TNLĐ- BNN, khám chữa bệnh Sản phẩm của loại hìnhBHXH tự nguyện gồm khám chữa bệnh BHYT tự nguyện, riêng loại hình BHXH tự

Trang 24

nguyện mới được triển khai từ tháng 1/2008, khi tham gia BHXH tự nguyện ngườitham gia sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí và tử tuất.

Cùng với các quỹ tiền tệ khác, bảo hiểm thương mại có vai trò như một công cụthực hiện bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội Bảo hiểmthương mại hay BHXH cuối cùng cũng hướng đến mục tiêu là ổn định đời sống conngười.Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt ở những điểm khác nhau sau đây:

Bảng 1.1: Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại

Phi nhân thọ Nhân thọ

Đối tượng được

bảo hiểm

- Tài sản

- Con người

- Trách nhiệm

- Con người - Con người (thu nhập

của con người)

Những sự kiện

được bảo hiểm

- Các hư hỏng, thiệt hại

về tài sản;

- Ốm đau, tai nạn, nằm viện đối với con người;

- Các nghĩa vụ pháp lý phát sinh

- Sống đến thời hạn nhất định;

- Ốm đau, thương tật, nằm viện, chế độ chăm sóc;

- Phí đóng của ngườitham gia

- Sự đóng góp của người

sử dụng lao động, ngườilao động

- Sự hỗ trợ từ NSNN vànguồn viện trợ khác

Cơ quan chủ quản

- Nhà nước và các doanhnghiệp tư nhân (các tậpđoàn, công ty, chinhánh, đại lý…)

- Nhà nước và các doanhnghiệp tư nhân (các tậpđoàn, công ty, chi nhánh,đại lý…)

- Nhà nước là chủ thểduy nhất (thực hiện bởi

cơ quan BHXH được tổchức từ trung ươngxuống địa phương)

1.2.2 Chính sách BHXH nói chung

1.2.2.1 Khái niệm chính sách BHXH

Trang 25

Theo định nghĩa của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội :“Chính sáchBHXH là những quy định chung của nhà nước gồm những chủ trương, những địnhhướng lớn về các vấn đề cơ bản của BHXH, như mục tiêu, đối tượng, phạm vi và chế

độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức thực hiện các chế độ BHXH”

Chính sách BHXH thể hiện thái độ của Nhà nước đối với vấn đề BHXH, có thểđược biểu hiện dưới nhiều dạng như: trong các văn bản chung của Đảng và Nhà nước,trong hiến pháp, pháp luật…

Cùng với sự phát kinh tế xã hội của đất nước, chính sách bảo hiểm xã hội có vaitrò to lớn trong hệ thống an sinh xã hội, có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ lẫnnhau với các chính sách xã hội khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến con người

1.2.2.2 Chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội

Thuật ngữ an sinh xã hội (ASXH) được chính thức khai sinh với tư cách là tiêu

đề của một đạo luật ở Mỹ (Luật 1935 về An sinh xã hội), chỉ sự bảo vệ trong bốntrường hợp: tuổi già, chết, tàn tật và thất nghiệp.Trong hội nghị toàn thể các tổ chứclao động được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Genevengày 4/6/1952, Công ước 102 về an sinh xã hội ra đời và được ILO (Tổ chức Lao độngquốc tế) thông qua ngày 28/6/1952 trở thành công ước quốc tế về an sinh xã hội

Công ước 102 của ILO cho rằng: ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp chocác thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống đỡ sựhụt hẫng về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau,thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể

cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ Như vậy, ILO quan niệmđối tượng của ASXH là nhóm đối tượng có thu nhập không đủ trang trải cho nhữngđiều kiện tối thiểu và xã hội cần tiến hành đồng bộ các biện pháp công cộng khác nhaunhằm phân phối lại thu nhập

Những cơ chế chủ yếu của ASXH bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội,các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sựbảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến ASXH

Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống ASXH, BHXH là trụ cột quan trọng thứnhất, tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường bịgián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm công ăn lươngtrong xã hội Các chế độ của BHXH đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật

Trang 26

ngữ ASXH Hệ thống BHXH đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng HòaLiên Bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismack (1850) và sau đó được hoàn thiện(1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổigià, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụnglao động và nhà nước Kinh nghiệm về BHXH ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiềunước trên thế giới, đầu tiên là các nước Châu Âu, tiếp đến là các nước Châu MỹLatinh, Hoa kỳ, Canada và cuối cùng là các nước Châu Phi, Châu Á.

Theo công ước 102 BHXH bao gồm 9 chế độ sau: (1) Chăm sóc y tế; (2)Trợcấp ốm đau; (3)Trợ cấp thất nghiệp; (4)Trợ cấp tuổi già; (5)Trợ cấp tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp; (6)Trợ cấp gia đình; (7)Trợ cấp thai sản; (8) Trợ cấp cho tình trạngkhông tự chăm sóc được bản thân (trợ cấp tàn tật); (9)Trợ cấp tuất

Công ước nêu rõ những nước phê chuẩn Công ước này phải thực hiện ít nhất bachế độ, trong ba chế độ đó ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: (3), (4), (5), (8)hoặc (9)

Việc áp dụng BHXH trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau vềnội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảmbảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính vàkhả năng quản lí có thể đáp ứng Có nước quan tâm thực hiện các chế độ đảm bảo chocác rủi ro dễ xảy ra trước mắt như chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản,các nước khác lại quan tâm đến các chế độ đảm bảo cho tuổi già, tuổi hưu trí, cho cáichết Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế- xã hội, phù hợp với đặcđiểm của từng nơi, bảo hiểm sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện củatừng chế độ

1.2.2.3 Các chính sách BHXH và các chế độ BHXH hiện hành tại Việt Nam

Trong quá trình thực hiện BHXH, hệ thống pháp luật và chính sách về BHXH ởnước ta đã dần dần được bổ sung và hoàn thiện Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11ngày 29/6/2006, hiện nay chính sách BHXH nước ta gồm: chính sách BHXH bắt buộc

và chính sách BHXH tự nguyện Đối với chính sách BHXH bắt buộc các chế độ

BHXH hiện nay gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp TNLĐ – BNN, hưu trí

và tử tuất, tuy nhiên chính sách BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử

tuất [xem phụ lục ]

Hình 1.1: Tổng thể Hệ thống BHXH của Việt Nam

Trang 27

1.2.3 Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2.3.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Trên cơ sở khái niệm chung về BHXH, Bảo hiểm xã hội tự nguyện được địnhnghĩa là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựachọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảohiểm xã hội

Điều đó có thể được hiểu bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm

xã hội do Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện để động viên,khuyến khích người lao động tiết kiệm thu nhập để tham gia nhằm tạo một quỹ tíchluỹ sử dụng bù đắp thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi laođộng, giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng, gia đình, góp phần đảm bảo công bằng, ansinh xã hội Đối với người lao động việc tham gia hay không hoàn toàn do bản thânngười đó quyết định Tính “tự nguyện” được thể hiện ở chỗ họ có quyền lựa chọn việc

Trang 28

có tham gia hay không, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng vào quỹ bảo hiểm xãhội theo quy định của pháp luật để phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân họ Tuynhiên khi người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cũng phải thựchiện theo các quy định của Nhà nước.

1.2.3.2 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia.Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thứcđóng phù hợp với thu nhập của mình

- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập thángđóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhấtbằng 20 tháng lương tối thiểu chung

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thờigian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện

- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóngbảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổngthời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập

- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảmkịp thời và đầy đủ

1.2.4 Cơ sở lý thuyết chung về hành vi tiêu dùng

Trang 29

dùng đến ý định hành vi Mô hình TRA giải thích các hoạt động phía sau hành vi, môhình này cho thấy ý định hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng thực

sự Nếu nhà nghiên cứu người tiêu dùng chỉ muốn quan tâm đến việc dự đoán hành vitiêu dùng, họ có thể đo lường ý định hành vi một cách trực tiếp (sử dụng các thang đo

ý định hành vi) Nhưng nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết các yếu

tố cơ bản góp phần đưa đến ý định hành vi thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố dẫn đến làthái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng

Thái độ của khách hàng trong mô hình TRA được định nghĩa như là việc đolường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với một dịch vụ đặc biệthoặc đo lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của dịch vụ Khách hàng cóthái độ ưa thích nói chung đối với những dịch vụ mà họ đánh giá tích cực và họ có thái

độ không thích đối với những dịch vụ mà họ đánh giá tiêu cực

Để hiểu rõ được ý định hành vi, chúng ta phải đo lường thành phần chuẩn chủquan của người tiêu dùng Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếpthông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những người có liênquan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ nghĩ gì về ý định hành vi của họ,những người này thích hay không thích, đây là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủquan của họ

Mô hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ Thái độ khôngảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua Tuy nhiên, thái độ có thể giải thíchtrực tiếp được ý định hành vi Ý định hành vi thể hiện trạng thái ý định mua hay khôngmua một sản phẩm/ một dịch vụ trong thời gian nhất định Trước khi tiến đến hành vimua thì ý định mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng Vì vậy,hành vi được tạo ra từ ý định, được quyết định bởi thái độ của mỗi người đối với việcthực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen, 1975)

Trang 30

Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý (TRA)

(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)

1.2.4.2 Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour)

Ajzen (1985) đã mở rộng mô hình hành động hợp lý (TRA) bằng cách đưathêm các điều kiện khác vào mô hình đó là xét đến sự kiểm soát hành vi cảm nhậnnhằm phản ánh nhận thức của người sử dụng về các biến bên trong và bên ngoài đốivới hành vi

Trong mô hình này, Fishbein và Ajzen cho rằng ý định hành vi bị ảnh hưởngbởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát cảm nhận đối với hành vi Thái độđại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vicủa mình Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài về kếtquả cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của conngười về áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi và ngược lại

nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người Cuối cùng, sự kiểm soáthành vi cảm nhận cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay không thểhiện hành vi khi bị kiểm soát Con người không có khả năng hình thành ý định mạnh

mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ

có thái độ tích cực

Hình 1.3: Mô hình hành vi dự định (TPB) (Nguồn: Ajzen, 1991)

Một số nhà nghiên cứu đã xem xét tác động trực tiếp của thái độ, ảnh hưởng xãhội, (Scholderer & Grunert, 2001; Olsen, 2001), kiểm soát hành vi cảm nhận (Verbeke

& Vackier, 2005), các cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson

& Conner, 2000; Louis et al 2007) trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng sản phẩm, dịch

vụ, nhưng vì chưa có nghiên cứu nào mà chúng ta biết đã kiểm định các cảm nhậnhành vi xã hội trong việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nói chung, và trong điều kiện

Trang 31

Việt Nam nói riêng, vì vậy nghiên cứu này thừa nhận các kết quả của nghiên cứu trướctương ứng với các nhân tố của lý thuyết TPB mở rộng.

1.2.5 Cơ sở lý thuyết về sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên

1.2.5.1 Quan điểm đánh giá sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện:

Khái niệm sự quan tâm chứa đựng các khía cạnh chủ quan của một cá nhân về

sự quan tâm, tầm quan trọng, sự liên hệ, và ý nghĩa gắn liền với một thái độ(Zaichkowsky, 1985), hay một trạng thái tinh thần mang tính động cơ của một cá nhânliên quan đến một đối tượng, một hành động (Mittal & Lee, 1989), hoặc sự huy độngcác nguồn lực mang tính hành vi để đạt được các mục đích quan tâm (Poiesz & deBont, 1995) Trong hầu hết các nghiên cứu, sự quan tâm liên quan đến một sản phẩm,một lớp sản phẩm (Homburg & Giering, 2001) Dựa vào các bàn luận trên, sự quantâm trong nghiên cứu này được định nghĩa dưới góc độ một tình trạng động cơ, hay sựquan tâm đối với hoạt động tiêu dùng ở cấp độ một nhóm sản phẩm Sự quan tâm chứađựng các đặc trưng cơ bản của các thái độ mạnh mà có thể dự báo và giải thích chohành vi (Thomsen,1995),(Hồ Huy Tựu – Sự quan tâm và trung thành đối với các sảnphẩm cá)

Trên cơ sở khái niệm trên, tại nước ta việc tham gia BHXH chủ yếu phát triển ởkhu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp (gọi là khu vực chính thức) và có sự hỗ trợcủa Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động Trong khi đó chính sách BHXH tựnguyện mở ra quyền lợi cho tất cả các lao động nhưng thực tế có rất ít người lao độngtham gia, vì vậy nghiên cứu này nhằm đánh giá sự quan tâm của người lao động khuvực phi chính thức (ngoài khu vực chính thức) mà cụ thể là người lao động buôn bánnhỏ lẻ trên cơ sở lý thuyết khung là lý thuyết TPB có mở rộng thêm một số nhân tốkhác cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam

Sự quan tâm của người lao động đối với việc tham gia BHXH tự nguyện đượcthể hiện: cảm nhận lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội

1.2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện:

H1: Thái độ đối với việc tham gia BHXH: Cảm nhận lợi ích của việc tham gia

bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc

lý giải hành vi tiêu dùng (Olsen, 2004) Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm

Trang 32

lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đếnsản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích-khôngthích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993) Nhưvậy, đối với với các sản phẩm bảo hiểm, thái độ của người tiêu dùng được hiểu là đánhgiá về các lợi ích, sự hữu ích thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đốiviệc mua các sản phẩm bảo hiểm Nếu người tiêu dùng đánh giá rằng việc tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện là hữu ích đối với họ, thì theo lô gic của lý thuyết TRA vàTPB, mức độ quan tâm đối với tham gia BHXH tự nguyện sẽ mạnh hơn, vì vậy giả

thuyết là: Thái độ có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H2: Kỳ vọng của gia đình: ảnh hưởng của người thân trong gia đình

Theo Lý thuyết hành động hợp lý (TRA-Ajzen & Fishbein, 1975), hoặc lýthuyết hành vi hoạch định (TPB-Ajzen, 1991), các ảnh hưởng xã hội thông thườngđược giả sử để nắm bắt cảm nhận của các cá nhân về những người khác quan trọngtrong môi trường sống của họ mong muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định(Ajzen, 1991) Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được định nghĩa dưới góc độ

sự chấp nhận các kỳ vọng của những người khác, chẳng hạn kỳ vọng của gia đình(Olsen, 2001) Hầu hết nghiên cứu báo cáo rằng ảnh hưởng xã hội là một biến số độclập và quan trọng trong việc giải thích ý định của người tiêu dùng (Miniard & Cohen,1983), và hành vi (Thogersen, 2002) Như vậy, ảnh hưởng của sự kỳ vọng của ngườithân trong gia đình đối với việc tham gia BHXH tự nguyện được hiểu là sự mongmuốn, sự ủng hộ trong việc đảm bảo có một nguồn tài chính ổn định khi về già nếutham gia BHXH tự nguyện, nếu những người thân trong gia đình có tầm quan trọng và

sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc tham gia BHXH tự nguyện

sẽ tăng lên, vì vậy, giả thuyết là sự kỳ vọng của gia đình có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H3: Cảm nhận hành vi xã hội: Cảm nhận có càng nhiều có hoàn cảnh tương

đồng tham gia, thì sự quan tâm tham gia sẽ tăng lên

Cảm nhận hành vi xã hội thể hiện là các niềm tin của một người về liệu có ai đó

có ý nghĩa (với anh ta hoặc cô ta) nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta nên hay không nên tựràng buộc mình vào hành vi đó Những người có ý nghĩa là những người mà các sởthích của họ về hành vi của anh ta hoặc cô ta trong lĩnh vực này là quan trọng đối với

Trang 33

anh ta hoặc cô ta (Eagly & Chaiken, 1993) Thái độ phản đối của những người ảnhhưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng gần gũi với những người này thì càng cónhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình Và ngượclại, mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một ngườinào đó được người tiêu dùng ưa thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này Chẳng hạn,nếu người chồng rất thích tham gia BHXH tự nguyện thì người vợ sẽ có sự quan tâm cao(tích cực) trong việc tham gia BHXH tự nguyện Đây chính là chuẩn chủ quan (theo môhình TRA của Azjen và Fishbein,1975) ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng Đểhiểu được sự quan tâm đến việc tiêu dùng, một sản phẩm, dịch vụ chúng ta phải đo lườngchuẩn chủ quan và chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông quaviệc đánh giá cảm xúc của khách hàng về phía những người có liên quan (như nhữngngười học quen biết, bạn bè,…) nghĩ gì về sự quan tâm của họ, những người này thíchhay không thích họ tham gia BHXH tự nguyện.

Trong lĩnh vực BHXH tự nguyện thì những cá nhân quan trọng có ảnh hưởngđến mức độ quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người dân có thể là các nhómbạn, nhóm người quen biết, những người có cùng hoàn cảnh,… nếu họ có thái độ và

sự quan tâm tích cực đối với loại hình BHXH tự nguyện sẽ góp phần ảnh hưởng đến

sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện Trong một xã hội hiện đại, khi mà càngnhiều người có nhu cầu và tham gia BHXH tự nguyện thì cá nhân sẽ chịu tác động bởinhững người xung quanh Với khái niệm trên thì nếu có nhiều người có hoàn cảnh

tương đồng tham gia BHXH tự nguyện thì sự quan tâm sẽ tăng lên Như vậy, Cảm nhận hành vi xã hội có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH

tự nguyện.

H4: Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già

Ý thức sức khỏe cao dẫn đến sự quan tâm cao đối với việc tiêu dùng các sản phẩm,dịch vụ có lợi cho sức khỏe trong hiện tại cũng như tương lai, điều này phù hợp vớicác khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Tổchức Lao động thế giới Theo Olsen, S.O (2003) sự quan tâm có thể được xác định bởithái độ (cả tích cực lẫn tiêu cực), ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, và sự quan tâmsức khỏe của người tiêu dùng Tuy nhiên, cách tiếp cận ở đây giới hạn sự quan tâmtrong phạm vi đối với các sản phẩm, dịch vụ là BHXH tự nguyện, và bao phủ ý nghĩa

Trang 34

tổng quát về khái niệm quan tâm lâu dài đối với sản phẩm, dịch vụ mà chúng tathường thấy trong tác phẩm hành vi tiêu dùng Ý thức và quan tâm về sức khỏe cũng

đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXH tự nguyện Phùhợp với phân tích yếu tố tuổi dưới đây khi những người từ tuổi trung niên trở đi họthường quan tâm đến thu nhập ổn định và sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi, do

đó dường như rằng mức cảm nhận tầm quan trọng của mức độ quan tâm đến BHXH tự

nguyện cũng mạnh mẽ hơn Như vậy, Sự quan tâm sức khỏe có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H5: Trách nhiệm đạo lý: Trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và con

cháu

Đối với người Việt Nam, với truyền thống con cái phải chăm sóc, phụng dưỡngcha mẹ lúc tuổi già, điều này đã trở thành đạo lý, tập tục, thấm sâu trong tiềm thức mỗicon người Việt Nam Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển thì ngày nay conngười đã có sự thay đổi về nhận thức khác đi, có nghĩa là sống có trách nhiệm với bảnthân hơn đặc biệt là quan tâm đến việc tiết kiệm, tích lũy khi có thu nhập ổn định đểđảm bảo có một nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống khi về già, không phải phụ thuộcvào con cháu và không trở thành gánh nặng cho gia đình Đối với việc tham giaBHXH tự nguyện, đây là một chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểurủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già Đối vớinhững người có độ tuổi trung niên, đã có gia đình và con cái mà có nguồn thu nhập ổnđịnh, chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào thì việc quan tâm đến việc tham giaBHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có

trách nhiệm với gia đình và con cái Qua đó, thấy rằng trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H6: Kiểm soát hành vi: Cảm nhận mức độ dễ dàng hay khó khăn khi tham gia.

Ajzen đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là niềmtin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một hành vi.Một người nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sở hữu càng nhiều nguồn lực và cơ hội thìngười đó cảm thấy càng có ít các cản trở đối với việc thực hiện hành vi và do đó sựkiểm soát hành vi của người đó càng lớn Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể

là bên trong của một người (kỹ năng, kiến thức,…) hoặc là bên ngoài người đó (thờigian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác) Như vậy, giả thuyết kiểm soát hành vi đối

Trang 35

với việc tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này có xét đến các rào cản vềthời gian, mức đóng, kiến thức, … ?” và có liên quan mật thiết đến các yếu tố khácnhư tuổi tác, thu nhập, sự kỳ vọng của gia đình và hiểu biết về BHXH tự nguyện ….

Và điều này cũng đồng nghĩa với các khái niệm của các nhân tố khác là đều có ảnh

hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện Như vậy, Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H7: Kiến thức: Hiểu biết về BHXH tự nguyện và thủ tục thực hiện

Hiểu biết về BHXH tự nguyện và thủ tục thực hiện được xem là một nhân tốquan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia Kiến thức

là một nguồn lực bên trong có thể được liên kết với một số khía cạnh, từ việc đánh giáchất lượng của sản phẩm, thủ tục thưc hiện giản đơn hay phức tạp … Trong xã hộingày càng phát triển, cuộc sống của con người càng đa dạng và phong phú, khả năng rủi

ro xã hội càng có chiều hướng gia tăng do đó nhu cầu cần được bảo hiểm ngày trở nêncấp thiết, người dân đã ý thức được sự cần thiết của các loại hình bảo hiểm để giảm thiểurủi ro khi gặp phải những biến cố bất ngờ trong cuộc sống cũng như tính ổn định ở tuổigià Tuy nhiên, sự hiểu biết về BHXH tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế, khiến người dânngần ngại trước khi quyết định tham gia, có thể kể ra đây một vài yếu tố chủ yếu như:mức phí, thủ tục, quyền lợi, các điều khoản hợp đồng không rõ ràng và gây hoang mang,khó hiểu cho người dân Điều kiện hưởng chế độ chưa thực sự hấp dẫn, không như ýmuốn … Theo Đổng Quốc Đạt, (2009), người lao động trong khu vực phi chính thứcthường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không có tổchức đảm bảo cho việc tham gia BHXH, không muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạtđộng BHXH hoặc việc thanh toán chế độ BHXH phức tạp Mặt khác, theo Lê Thị Hương

Giang, (2010), luận văn thạc sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô : Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha Trang” thì hiểu biết về bảo hiểm cũng là một nhân tố tác động đến ý định mua bảo hiểm xe máy tự nguyện ô tô Chính vì

thế, những hiểu biết về BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố gợi mở cho tác giả trong

mô hình nghiên cứu sự quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện Với giả thuyết rằngmức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân càng tốt thì thì sự quan

tâm tham gia BHXH tự nguyện càng tăng Như vậy, Kiến thức có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H8: Cảm nhận rủi ro

Trang 36

Nhận thức sự rủi ro là sự đánh giá chủ quan về khả năng xảy ra một sự cố tiêucực Nhận thức sự rủi ro được coi như là một quá trình nhận thức, một số yếu tố có thểảnh hưởng đến nhận thức sự rủi ro là sự cảm nhận rủi ro và sự nhận biết nguy cơ rủi ro(Lund và Rundmo, 2009) Những rủi ro ít gặp như tai nạn hàng không thường đượcđánh giá cao, còn những rủi ro thường gặp như tai nạn giao thông hay hút thuốc láthường được đánh giá thấp Tuy nhiên những rủi ro như hút thuốc lá hay lái xe khitham gia giao thông lại lớn hơn nhiều so với rủi ro của những người sống gần với mộtnhà máy điện hạt nhân (Lennart, Moen và Rundmo, 2004) Rủi ro cảm nhận là một cấutrúc khái niệm đa chiều liên quan đến các khía cạnh thực hiện không đảm bảo về chứcnăng, mất mát về tài chính, tâm lý và xã hội liên quan đến mua hoặc sử dụng sảnphẩm/dịch vụ Như vậy, cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện là sự lo sợ mấtmát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý … Rủi ro cảm nhận đượctìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia

BHXH tự nguyện Vì thế, Cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H9: Thu nhập: Thu nhập càng cao, họ càng chủ quan, ít quan tâm; Thu nhập

thấp, lo lắng nhiều, nhưng ít khả năng; thu nhập trung bình, khả năng thực hiện caonhất

Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra Loạithu nhập này gồm thu nhập từ lao động và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bánchứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác Theo Horng

và Chang (2007) cho thấy hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm phinhân thọ của một cá nhân là (i) nhận thức sự rủi ro và (ii) thu nhập Thu nhập đượctính dựa vào GDP bình quân đầu người, thu nhập có tương quan tích cực với nhu cầubảo hiểm, kết quả cho thấy khi thu nhập cao hơn, họ càng muốn mua bảo hiểm TheoĐổng Quốc Đạt, (2009) Nghiên cứu chuyên đề: “Bảo hiểm xã hội khu vực phi chính thức

ở Việt Nam, thực trạng và kiến nghị” đã khẳng định: thu nhập là một trong những điềukiện quyết định cho việc tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức, thu nhập là nhân

tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân Theo Trương ThịPhượng, (2012) cũng cho rằng thu nhập là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu, khả năng thamgia BHXH, BHYT tự nguyện Mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu ổnđịnh cuộc sống khi về già, khi thu nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo BHXH tự

Trang 37

nguyện nhất là những người có thu nhập trung bình Bởi vì, nếu một người đã có thunhập cao tức là những các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, các nhu cầu này khôngcòn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, vì thế họ chủ quan hơn, ít quan tâmhơn đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện Mặt khác, khi có thu nhập thấp con ngườiphải lo đảm bảo cuộc sống hàng ngày do vậy ít quan tâm đến việc tham gia BHXH tựnguyện Hơn nữa, đối tượng mà tác giả quan tâm là những người buôn bán nhỏ lẻ - cóthu nhập không cao nhưng đều đặn hàng ngày, vì thế trong nghiên cứu này nhữngngười có thu nhập trung bình thì họ có sự quan tâm cao nhất trong việc tìm hiểu để

tham gia BHXH tự nguyện Hay nói cách khác, Thu nhập có ảnh hưởng phi tuyến bậc 2 đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

H10: Tuổi: Tuổi còn trẻ thì ít quan tâm, tuổi trung niên là quan tâm cao nhất và

khả năng tham gia cao nhất

Theo một nghiên cứu mới đây của Hồ Huy Tựu (2012), đã vận dụng lý thuyết hành

vi dự định-TPB để giải thích mối quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm của người tiêudùng đối với sản phẩm cá dưới góc độ một biến số động cơ cho ý định hành vi thôngqua vai trò trung gian của các cảm nhận tiêu cực, ý thức sức khỏe, sự kỳ vọng gia đình

và kiểm soát hành vi Dưới góc độ là các tiền tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thủysản trong khuôn khổ lý thuyết TPB mở rộng Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rarằng khi tuổi càng lớn, mức độ nhạy cảm của người tiêu dùng với các vấn đề liên quanđến các cảm nhận tiêu cực, sự ý thức sức khỏe, cảm nhận các ảnh hưởng từ nhữngngười xung quanh và cảm nhận các rào cản về thời gian, kiến thức, giá cả, sẽ tăngdần theo thời gian vòng đời của họ Điều này là phù hợp với tâm lý chung của conngười cũng như những nét truyền thống văn hoá phương Đông của người Việt

Đối với việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tựnguyện thì yếu tố Tuổi cũng được đề xuất là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnhành vi quan tâm tham gia BHXH tự nguyện Một nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi lànhân tố quan trọng ẩn dưới các động cơ tiêu dùng sản phẩm bao gồm các cảm nhậntiêu cực, thái độ và sự thuận tiện cảm nhận Hơn nữa, theo quy định để được hưởngBHXH tự nguyện thì tuổi nghỉ hưu là 60 đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và phải có tốithiểu 20 năm đóng BHXH Như vậy việc tham gia BHXH cần có một thời gian dàinhất định và thật dễ dàng để nhận ra rằng những người tuổi trung niên quan tâm nhiềunhất đến việc lo lắng cho nguồn thu nhập ổn định và sức khỏe khi về già Vì vậy,

Trang 38

những người trung niên quan tâm đến sản phẩm BHXH cao hơn những người trẻ tuổi

và những người già Hàm ý này muốn nói tuổi có ảnh hưởng gián tiếp đến sự quan tâmtham gia BHXH tự nguyện thông qua vai trò của biến quan tâm sức khỏe Tuổi cũngliên quan đến việc gia tăng các trải nghiệm, kiến thức trong cuộc sống, thu nhập và vìvậy giúp kiểm soát tốt hơn các rào cản vì vậy, tuổi trung niên là độ tuổi quan tâm cao

nhất và có khả năng tham gia cao nhất Hay nói cách khác Tuổi có ảnh hưởng phi tuyến bậc 2 đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện.

1.2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Qua quá trình tổng quan lý thuyết từ các nghiên cứu trước và từ định nghĩa cácnhân tố trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu sau:

Cảm nhận hành vi xã

hội

m nhận hành vi x hội

Sự quan đến sức khỏetâm sức khỏe khi về

giàTrách nhiệm đạo lý

Kiểm soát hành viKiến thức về BHXH

Sự quan tâm tham gia bảo hiểm

xã hội

tự nguyện

Trang 39

Kết luận chương 1:

Chương này trình bày tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận về bảo hiểm

xã hội, chính sách BHXH, BHXH tự nguyện; cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêudùng, sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ lẻ.Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu đề xuất và mười giả thuyết đã được đưa ra.Chương tiếp theo trình bày thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnhPhú Yên trước khi trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình nghiêncứu

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH TỈNH PHÚ

YÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Phú Yên

Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam vàchịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Phú Yên, cónhiệm vụ tổ chức thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về Bảo hiểm xãhội, Bảo hiểm y tế, gồm: Chế độ Ốm đau, chế độ Thai sản, chế độ Tai nạn lao động,Bệnh nghề nghiệp, chế độ Hưu trí, chế độ Tử tuất, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo

H5 (+)H6 (+)H7 (+)H8 (-)

H9

H10

Trang 40

hiểm thất nghiệp và Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người lao động và nhân dântrên địa bàn tỉnh Phú Yên.

VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN

Ở nước ta, Đảng và Chính phủ luôn xác định Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chínhsách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sốngcon người Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triểnchính sách BHXH

Tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1941, Đảng ta đã ra Nghị quyết sẽ đặt raLuật BHXH khi thiết lập ra chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng chongười già Để cụ thể hóa chủ trương này, năm 1941 trong chương trình Việt Minh đã

đề ra chính sách xã hội đối với những người làm công ăn lương: Đối với công nhânthực hiện cứu tế thất nghiệp; xã hội bảo hiểm; công nhân già có lương hưu trí…Ngày01/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 54/SL quy định điều kiện chocông chức viên chức nhà nước hưởng chế độ hưu trí Đây chính là một trong nhữngchủ trương thể hiện tầm chiến lược sâu sắc của Đảng ta và Bác Hồ trong suốt chiều dàilịch sử Từ đây, chính sách BHXH đã có mầm móng hình thành và ngày càng pháttriển theo nhiều giai đoạn phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử nước nhà

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Hiến pháp năm 1992, ngày 23/6/1994, tại

kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật lao động, trong đó dành cảchương XII để quy định về BHXH Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Điều lệ bảohiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Điều lệ bảo hiểm xã hộiđối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân vàcông an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 Đây là những cơ sởpháp lý cơ bản để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động BHXH ởnước ta

Để thống nhất quản lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong thực hiệnchính sách chế độ người lao động và quản lý quỹ BHXH, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 19/CP ngày 16/2/1995 thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổchức BHXH thuộc hai hệ thống Lao động- Thương binh và xã hội và Liên đoàn Lao

Ngày đăng: 12/09/2018, 19:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1993), Thuật ngữ lao động, thương binh và xã hội, tập 1, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ lao động, thương binh vàxã hội, tập 1
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1993
7. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2002), Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung), NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung)
Tác giả: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
11. Lê Thị Hương Giang, (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô - Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha Trang ”, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảohiểm tự nguyện xe ô tô - Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha Trang ”
Tác giả: Lê Thị Hương Giang
Năm: 2010
12. Lê Thế Giới, Lê Văn Huy (2006), “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 4,2/2006, Hà Nội, tr.14-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnhhưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam"”. Tạp chí Ngânhàng
Tác giả: Lê Thế Giới, Lê Văn Huy
Năm: 2006
13. Trương Thị Phượng, (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên”, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các nhân tố ảnh hưởng ý định tham gia bảo hiểm xãhội tự nguyện khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên”
Tác giả: Trương Thị Phượng
Năm: 2012
15. Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải, (2012), Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tạp chí Lao động và xã hội (6.2012) “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác định bảo hiểm xã hội là lưới quan trọng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác địnhbảo hiểm xã hội là lưới quan trọng
Tác giả: Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải
Năm: 2012
16. Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang, (2001), “Các giải pháp thực hiện BHXH TN đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp”, luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp thực hiện BHXH TNđối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp
Tác giả: Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang
Năm: 2001
18. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2005
19. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong kinhtế xã hội
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
22. Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo. (2007). Hành vi tiêu dùng cá: Vai trò của các nhân tố xã hội. Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ Thủy sản, Đại học Nha trang, Số 3, trang 18 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ Thủy sản
Tác giả: Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo
Năm: 2007
26. UBND tỉnh Phú Yên, (2012), Công văn số 1011/UBND-VX về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, ngày 23 tháng 4 năm 2012.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 1011/UBND-VX về thực hiện chínhsách BHXH, BHYT, ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tác giả: UBND tỉnh Phú Yên
Năm: 2012
27. Ajzen, I., (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process, 50, 179-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational Behaviorand Human Decision Process
Tác giả: Ajzen, I
Năm: 1991
28. Ajzen, I., Fishbein, M., (1975), “Belief, Attitude, Intention, and Behavior”, Addison-Wesley Publishing Company, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Belief, Attitude, Intention, and Behavior”
Tác giả: Ajzen, I., Fishbein, M
Năm: 1975
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên. (2008 - 2012), báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2008-2012 Khác
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, kỷ yếu 15 năm thành lập ngành bảo hiểm xã hội (1995-2010) Khác
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2008-2012 Khác
4. Bộ chính trị, (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, ngày 22/11/2012 Khác
6. Bộ Lao động thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Khác
8. Chính phủ (2007), hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH TN, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP, ngày 28 tháng 12 năm 2007 Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w