Những kết luận về chính sách cổ tức của các công ty ngành Tài chín h Ngân hàng Bảo hiểm niêm yết trên HOSE

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 49 - 52)

hàng - Bảo hiểm niêm yết trên HOSE

Sau khi tìm hiểu thực trạng chính sách cổ tức và các yếu tố ảnh hưởng của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE, chúng ta đưa ra những kết luận tổng kết về chính sách cổ tức của các công ty để có cái nhìn tổng quan và có thể đánh giá chung nhất về chính sách này.

Thứ nhất, cổ tức tiền mặt luôn được các công ty ưu tiên sử dụng do nó đảm bảo được quyền lợi nhận cổ tức cao nhất cho các cổ đông. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức tiền mặt cũng giúp công ty dễ dàng trong việc tính toán và hoạch định các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, cổ tức tiền mặt cũng sẽ làm cho công ty bị mất một lượng tiền mặt lớn tại 1 thời điểm, và cần 1 thời gian dài để khôi phục lại nên rủi ro mất khả năng thanh khoản tăng cao.

Thứ hai, quãng cổ tức được lựa chọn để trả của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm trải rộng từ 0 đến 20% (Bảng Thống kê tỷ lệ cổ tức – phụ lục ). Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức tập trung nhiều từ 10 – 13,5%. Đây là mức cổ tức không cao so với toàn công ty niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, mức cổ tức này đảm bào cho các công ty duy trì tỷ lệ cổ tức qua các năm và năm bắt được cơ hội đầu tư trong tương lai.

Có một nghịch lý trên TTCK Việt Nam là: Các công ty có lợi nhuận cao và ổn định có xu hướng trả cổ tức thấp hơn là các công ty nhỏ. Nhìn vào toàn bộ chính sách cổ tức của các công ty trên TTCK Việt Nam, có sự phân hóa rõ rệt. Có thể nói, các công ty hoạt động trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm đều là các công ty quy mô lớn, hoạt động kinh doanh khá ổn định và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, mức cổ tức các công ty này chi trả chỉ đạt thấp và trung bình thấp. Trong khi đó, các công ty quy mô nhỏ hơn lại có mức chi trả cổ tức cao (hoặc rất cao). Bảng sau thống kê lại chính sách cổ tức của một số công ty:

Bảng 2.7. Tỷ lệ cổ tức của một số CTCP

Mã CK Công ty Năm Tỷ lệ cổ

tức HGM Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang 2012 120%

LAS Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao 2013 40%

SDI Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng 2013 118,75%

CNG CTCP CNG Việt Nam 2011 70%

NET Công ty CP Bột giặt NET 2012 40%

Nguồn: Các website18

Tuy nhiên tỷ lệ cổ tức cao không đồng nghĩa với tổng cổ tức cao, do còn phụ thuộc vào số cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Hơn thế, trên một thị trường đầu tư dài hạn như cổ phiếu thì cổ tức cao hay thấp chỉ có thể so sánh tương đối. Vì có thể công ty sẽ trả cổ tức cao tại thời điểm này và trả cổ tức thấp hay không trả cổ tức tại thời điểm khác. Lý do mà các công ty lớn không chia cổ tức cho cổ đông là bởi họ đang theo đuổi những chiến lược dài hơi, mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, theo đuổi cùng lúc các dự án lớn. Kỳ vọng cổ tức cao trong tương lai là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, cảm nhận chung là cổ đông không muốn tình trạng không cổ tức kéo dài triền miên bởi nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu đều muốn kiếm lợi nhuận. Khi tình trạng TTCK trầm lắng kéo dài và cổ tức thấp hoặc không trả cổ tức khiến các cổ đông luôn có tâm lý lo lắng, nhất là khi thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro và biến động.

Tuy nhiên, một lý do mà các công ty nhỏ hơn có khả năng chia cổ tức cao là do hoạt động ngành nghề tập trung và không dàn trải. Các công ty lớn luôn có xu hưởng mở rộng ngành nghề kinh doanh để tối đa hóa tổng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải khiến hiệu quả mà các công ty này đạt được cùng một lúc trong nhiều lĩnh vực không chắc chắn; sự chuyên môn hóa không cao trong ngành sẽ khiến tổng lợi nhuận của công ty sụt giảm.

Trong các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE, Tập đoàn Masan (MSN) không trả cổ tức lần nào trong 5 năm, kể từ thời điểm niêm yết. Trên các biểu đồ trong bài, quãng tỷ lệ cổ tức của MSN liên tục bằng 0. Là 1 tập đoàn lớn, việc MSN không trả cổ tức đặt ra nhiều câu hỏi cho các cổ đông, đặc biệt là cổ đông cá nhân. Lý do ở đây có thể là MSN đang theo đuổi 1 chiến lược kinh doanh dài hạn, và hứa hẹn đem lại cổ tức rất cao sau khi chiến lược kinh doanh thành công. Bảng sau đây thể hiện một số chỉ tiêu mà MSN đạt được trong những năm qua.

Bảng 2.8. Một số số liệu cổ phiếu của MSN

2010 2011 2012 2013 EPS 4.726 VNĐ 3.829 VNĐ 2.179 VNĐ 646 VNĐ EAT 2.283.039.000 1.973.149.000 1.260.518.000 451.200.000 MP (31/12) 75.000 VNĐ 90.500 VNĐ 102.000 VNĐ 82.500 VNĐ Nguồn: Tự tổng hợp 19 18 http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/180051/dai-gia-khung-im-co-tuc--dn-coi-chia-lai- khung.html http://khoaketoan.ufm.edu.vn/user/viewdetails.php?lang=vn&mn=ttuc&type=0&id=142 19

Tuy nhiên, MSN cũng đưa ra các lý do không trả cổ tức như sau20:

Thứ nhất, theo thống kê trong BCTN của Masan Group, tính đến hết 31/12/2013, các cổ đông lớn của MSN nắm giữ số cổ phần rất lớn, chiếm 64,2% vốn, trong đó các nhà đầu tư là tổ chức chiếm 87,55% vốn. Như vậy, có thể thấy, các quyết định ở MSN không phụ thuộc vào mong muốn của cổ đông nhỏ mà phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của nhóm các cổ đông lớn.

Thứ hai, dù không được chia cổ tức, nhưng cổ phiếu MSN luôn đem lại lợi nhuận. Chỉ số EPS của MSN luôn ở mức dương, và giá cổ phiếu không ngừng giữ ở mức cao. Như vậy, nếu đủ kiên nhẫn và trường vốn, cổ đông chỉ cần bán cổ phần hợp thời điểm là có thể hiện thực hóa những lợi nhuận kỳ vọng từ cổ phiếu MSN.

Thứ ba, Chủ tịch HĐQT MSN cho biết tập đoàn sẽ dùng toàn bộ số vốn và lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư và thực hiện thêm các cuộc mua bán sáp nhập (M&A) khác. Đây sẽ là đòn bẩy để giúp Masan nhanh chóng đạt được kế hoạch lợi nhuận tỷ USD. Do đó, không khó hiểu khi cổ đông của Masan Group chấp nhận việc không được chia cổ tức, dù điều này đã diễn ra trong nhiều năm.

Tuy nhiên, trên thực tế dù đứng thứ 2 về tổng tài sản trong số các doanh nghiệp niêm yết, nhưng Masan Group cũng đứng thứ 2 về mức vay nợ (tổng nợ hơn 56,255 tỷ đồng) và hiệu quả hoạt động chỉ xếp thứ 17 về lợi nhuận sau thuế. Do đó, nhà đầu tư có thể tin vào tương lai tươi sáng mà MSN đặt ra, nhưng những số liệu kinh doanh thực tế cũng có thể khiến cho nhà đầu tư xem xét có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của Masan nữa hay không.

20

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)