Các chỉ tiêu tài chính có thể được coi là thước đo tình hình kinh doanh của công ty. Các nhà đầu tư mới, các cổ đông, các tổ chức tài chính trung gian rất chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động của một công ty. Trong chương 1, các chỉ tiêu tài chính được đề cập bao gồm: Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và đòn bẩy tài chính (LEV). Theo mô hình hồi quy Tobit của Mansourinia, LEV nghịch biến với DP; yếu tố tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được thay bằng yếu tố ROE để phù hợp hơn với tình hình của thị trường Việt Nam. Các biểu đồ dưới đây sẽ kiểm tra tính đồng nhất của lý thuyết được trình bày và thực tế của các công ty Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE.
Biểu đồ 2.28. ROE, LEV và tỷ lệ cổ tức
Nguồn: Tự tổng hợp
Qua biểu đồ trên ta thấy LEV và DP có xu hướng chuyển động ngược chiều rõ rệt ở phần đầu và giữa của biểu đồ. Cụ thể, khi DP giảm thì LEV tăng lên và ngược lại. Điều này cho thấy tính hợp lý giữa kết quả nghiên cứu của Mansourinia và thực tế các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE: Đòn bẩy tài chính càng lớn thì tỷ lệ cổ tức càng nhỏ. Tuy nhiên, tại một số điểm nút, khi DP tăng thì LEV cũng tăng. Đó có thể do công ty đang thực hiện chính sách đặc biệt, thu hút vốn từ TTCK, tăng vốn chủ sở hữu của công ty và chi trả cho các khoản nợ cũ. Tuy nhiên, cách làm này không được các công ty ưu tiên chọn lựa vì tính rủi ro của nó.
Biểu đồ còn biểu diễn đường ROE – tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và DP. Qua biểu đồ, đường ROE và DP gần như bám sát và chuyển động cùng nhau qua từng điểm nút, trừ điểm nút được khoanh tròn. Điều đó bám sát lý thuyết được trình bày trong chương 1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chính sách cổ tức càng cao, vì đó là phần lợi nhuận các cổ đông nhận được khi họ đầu tư và trở thành chủ sở hữu của công ty.
0,00,5 0,5 1,0 DP LEV ROE