Hình thức trả cổ tức

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Phần hình thức trả cổ tức sẽ tìm hiểu các công ty được liệt kê như trên sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức trả cổ tức nào, nguyên nhân tại sao các công ty lại có quyết định cổ tức như thế. Ngoài ra, phần này cũng đề cập đến tăng trưởng cổ tức tiền mặt và cổ phiếu của các công ty trên.

Nguồn: Tự tổng hợp Cổ tức tiền mặt 61% Cổ tức cổ phiếu 26% Không trả cổ tức 13%

Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng hình thức cổ tức của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2009-2013

Theo biểu đồ ta thấy, trong tất cả các năm, cổ tức tiền mặt được lựa chọn nhiều nhất, cao hơn rất nhiều so với các hình thức khác. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt trong 5 năm của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2009-2013 chiếm đến 61% trong tổng số lần trả cổ tức. Cổ tức cổ phiếu chiếm 26% và các công ty rất hạn chế việc không trả cổ tức (chỉ chiếm 13%). Không có công ty nào trả cổ tức bằng tài sản và mua lại cổ phần. Lý thuyết về hình thức cổ tức ở chương 1 và số liệu thực tế trên đây đã chứng minh, việc trả cổ tức tiền mặt được ưu tiên hơn để đáp ứng nhu cầu đại đa số các cổ đông, đặc biệt các cổ đông cá nhân, nhất là trong thời kỳ kinh tế ngày càng khó khăn và cạnh tranh. Điều đó cũng thu hút các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty. Hơn thế nữa, trả cổ tức tiền mặt còn tạo ra mối quan hệ bền vững và lâu dài giữa công ty và các cổ đông, do các cổ đông nhìn thấy năng lực tài chính ổn đinh của công ty và dòng tiền ổn định từ cổ tức. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 1, các công ty khi trả cổ tức tiền mặt sẽ mất đi một lượng lớn tài sản bằng tiền và hạn chế cơ hội đầu tư. Biểu đồ sau sẽ trình bày rõ hơn xu hướng vận động của cổ tức qua từng năm.

Biểu đồ 2.10. Hình thức trả cổ tức của các công ty ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Tự tổng hợp

Biểu đồ trên thể hiện chi tiết các hình thức trả cổ tức mà công ty được nghiên cứu lựa chọn. Trục tung thể hiện tổng số lần trả cổ tức trong năm (do các công ty có thể trả cổ tức nhiều lần trong 1 năm), trục hoành thể hiện các năm trả cổ tức. Trong những năm 2009, 2010, các công ty có xu hướng trả cổ tức cổ phiếu thường xuyên hơn và cổ tức tiền mặt ít hơn những năm 2011, 2012, 2013. Xu hướng số lần trả cổ tức cổ phiếu gần bằng số lần trả cổ tức tiền mặt vào những năm 2009, 2010 có thể được giải thích các công ty đang cố gắng khắc phục hạn chế của cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu bằng cách kết hợp cả 2 hình thức. Nếu cổ tức tiền mặt làm tài sản công ty giảm, hi sinh cơ hội đầu tư thì cổ tức cổ phiếu làm EPS giảm xuống do nó làm tăng số cổ phần đang

6 7 7 8 8 8 5 5 2 1 3 2 1 1 2 2 0 3 6 9 2009 2010 2011 2012 2013 Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu Không trả cổ tức

lưu hành. Khi kết hợp cả 2 hình thức, lượng tiền mặt và EPS đều giảm xuống 1 lượng vừa phải, vừa đáp ứng các cổ đông ngại rủi ro, vừa thêm đáp ứng nhu cầu vốn của công ty, vừa mở rộng kinh doanh và đem lại lợi ích tương lai cho các cổ đông tổ chức, cổ đông ưa thích mạo hiểm và lợi nhuận cao. Vào các năm 2011, 2012, 2013, nền kinh tế ngày càng khó khăn cùng với áp lực trả cổ tức cho cổ tức cổ phiếu đã phát hành là nguyên nhân các công ty trả cổ tức tiền mặt vượt trội hơn so với cổ tức cổ phiếu.

Lý thuyết được phân tích ở chương 1 và số liệu thực tế về hình thức cổ tức nêu trên đã chỉ ra rằng cổ tức tiền mặt được ưu tiên trước hết trong các hình thức cổ tức. Trong từng thời kỳ, các công ty sẽ sử dụng 1 hoặc kết hợp các hình thức cổ tức để đạt được mục tiêu ngắn hạn. Trong dài hạn, các công ty vẫn duy trì cổ tức tiền mặt hơn các hình thức khác.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)