Tổng quan hoạt động của các công ty ngành Tài chín h Ngân hàng Bảo hiểm trong những năm qua

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

hiểm trong những năm qua

Theo Quyết Định 337/QĐ BKH(Ban hành kèm theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ngành Tài chính – Ngân hàng -Bảo hiểm được gọi chung là nhóm ngành Dịch vụ Tài chính.

Dù trên lý thuyết hay thực tiễn, ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế. Nhóm ngành này được ví như hồng cầu trong cơ thể con người, lưu thông và luân chuyển “vốn” đến các cơ quan, giúp các cơ quan này có nguồn để hoạt động, hỗ trợ chữa lành các cơ quan khi nó bị tổn thương. Nhóm ngành này càng lớn mạnh, sự lưu thông vốn và độ đảm bảo tài chính càng cao, nền kinh tế càng được hỗ trợ để phát triển.

Hiện nay, Ngành Tài chính – Ngân hàng được đề cập cùng nhau do các ngân hàng hoạt động trên cả lĩnh vực tài chính và ngân hàng; các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính (không bao gồm các công ty trong ngành Bảo hiểm) bao gồm: các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính….. Ngoài ra, Ngành bảo hiểm được xét riêng nằm ngoài khái niệm các công ty trong lĩnh vực tài chính để tránh nhầm lẫn.

Hoạt động của ngành Tài chính - Ngân hàng: Cùng với sự đổi mới và đi lên

của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngành Tài chính - Ngân hàng, mà trong đó nổi bật lên vai trò của các Ngân hàng Thương Mại (NHTM).

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP của Việt Nam (%)

Nguồn: TradingEconomics – World Bank

Biểu đồ trên biểu diễn Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP. Tín dụng nền kinh tế là tổng số vốn mà các ngân hàng cấp cho toàn nền kinh tế. Tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP cho thấy hiệu quả quy mô vốn đầu tư. Biểu đồ cho thấy tỷ lệ này khá cao, đồng nghĩa với việc các ngân hàng đã huy động một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ tín dụng nền kinh tế so với GDP Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh. Tỷ lệ này vào năm 2011 đạt 120,86%, gấp gần 3,5 lần so với năm 2000. Có thể nói, các ngân hàng đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mình trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh các ngân hàng, các công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài chính cũng đạt được một số thành tựu nhất định trong việc đảm báo thông suốt những dòng tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt, việc các công ty yếu kém bị đình chỉ hoạt động và tước giấy phép kinh doanh… cũng đã góp phần thanh lọc TTCK Việt Nam.

Xu hướng trong tương lai các ngân hàng và các công ty Tài chính sẽ tiến hành sáp nhập, mua lại, để tăng năng lực tài chính, năng lực quản lý, vốn và mạng lưới hoạt động. Điều này cũng giúp hoạt động của TTCK được chuyên nghiệp hơn, thông suốt hơn, lành mạnh hơn.

Ngành Bảo hiểm: Việt Nam bắt đầu ngành công nghiệp bảo hiểm từ năm 1993

với một công ty bảo hiểm là Bảo Việt, và hiện nay đã có hơn 30 doanh nghiệp. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2014 đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10,5%; bảo hiểm nhân thọ tăng 17,9%. Ngành Bảo hiểm được đánh giá là ngành có nhiều lợi thế phát triển và dự báo còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

35,15 39,73 44,79 51,8 44,79 51,8 61,93 71,22 75,38 96,19 94,53 123,01 135,79 120,86 0 40 80 120 160 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.6. Thị phần thị trường bảo hiểm năm 2013

Nguồn: Tạp chí Tài chính12

Biểu đồ trên cho thấy thị phần thị trường bảo hiểm năm 2013. Theo biểu đồ, công ty Bảo Việt chiếm thị phần lớn nhất với 23%, sau đó đến công ty PVI là 21%, và công ty Bảo Minh là 10%. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại nắm giữ thị phần từ 4% đến 10%. 28% thị phần còn lại của các doanh nghiệp có thị phần dưới 4%. Trong các doanh nghiệp bảo hiểm, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh (mã chứng khoán BVH) và công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh (mã chứng khoán BMI) được niêm yết trên Sở GDCK HOSE.

Biểu đồ 2.7. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo Tài chính của BMI

Dựa vào biểu đồ, Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng mạnh từ năm 2011-2013. Chỉ trong 2 năm, Tổng doanh thu đã đạt 24.455 tỷ đồng, gấp gần 1,2 12 http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Doanh-nghiep/Thi-truong-bao-hiem-Viet-Nam- Nhin-lai-2013-du-bao-2014/47974.tctc Bảo Việt 23% PVI 21% Bảo Minh 10% PJICO 8% PTI 6% SamsungVina 4% Khác 28% 20.628 22.758 24.455 20.000 22.500 25.000 2011 2012 2013

lần so với năm 2011. Con số trên cho thấy tiềm năng lớn của ngành Bảo Hiểm trong tương lai. Tuy nhiên, tiềm năng thị trường càng lớn, thách thức và cạnh tranh càng gay gắt hơn. Do đó, các doanh nghiệp Bảo hiểm càng phải đảm bảo được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm cũng như TTCK.

Phần Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở GDCK Tp.HCM và các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM trên đây là cơ sở để nhìn nhận khái quát hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu và xu hướng của TTCK Việt Nam, Sở GDCK HOSE và Ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm. Từ đó có thể đi sâu chi tiết vào chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên Sở GDCK Tp.HCM.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)