Các nguyên tắc cơ bản

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 58 - 60)

Có một số nguyên tắc hay một kế hoạch an toàn cho công ty khi sử dụng chính sách cổ tức. Những nguyên tắc này giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro khi quyết định một chính sách cổ tức.

Mặc dù không được ưu tiên bằng chính sách tài trợ và chính sách đầu tư nhưng chính sách cổ tức có thể tạo ra nguồn vốn cho 2 chính sách trên. Nguồn vốn đó gồm: Lợi nhuận giữ lại cùng với khả năng tăng vốn (thu hút nhà đầu tư bằng chính sách cổ tức hoặc duy trì mối quan hệ với các cổ đông hiện tại bằng chính sách cổ tức). Do đó, chính sách cổ tức cần được xem xét một cách đặc biệt do:

Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, do phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là bao nhiêu (thường chiếm 1 tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn). Công ty theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào, bao nhiêu sẽ quyết định phần lợi nhuận giữ lại này.

Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông. Việc tăng, giảm, hoãn, không chia cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cùng với vị thế của công ty.

Ƣu tiên lợi nhuận giữ lại: Theo lý thuyết, để đảm bảo an toàn tài chính trong

công ty, nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư có thứ tự ưu tiên được sắp xếp từ lớn đến nhỏ như sau: Lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới, vốn vay. Do đó, chính sách cổ tức cũng phải tuân theo nguyên tắc này, tức là ưu tiên cho lợi nhuận giữ lại trước sau đó mới dùng phần lợi nhuận còn lại chia cổ tức. Công ty phải xác định được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và chính sách cổ tức hợp lý, rõ ràng, cụ thể.

Chính sách cổ tức gắn với kế hoạch cụ thể: Là nguyên tắc tiếp theo của nguyen

tắc lợi nhuận giữ lại; nguyên tắc này đòi hỏi công ty phải có một kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đầu tư cụ thể. Mục đích đầu tiên mà nguyên tắc này đặt ra là xác định được bao nhiêu lợi nhuận giữ lại là hợp lý; thứ hai là sử dụng nguồn vốn hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu được những rủi ro. Cần tránh việc giữ lại lợi nhuận quá nhiều để dư thừa tiền mặt, dẫn đến lãng phí, hoặc bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích.

Không thể xây dựng một quy tắc chuẩn mực chung cho chính sách cổ tức:

Mỗi một công ty, mỗi một thời kỳ sẽ có những đặc điểm riêng: đặc điểm về ngành nghề, quy mô công ty, giai đoạn phát triển… Phải xem xét sự tác động của thị trường với công ty để đưa ra một chính sách cổ tức đặc thù cho công ty. Do đó, không nên nhìn thấy công ty khác có chính sách cổ tức cao, thu hút nhà đầu tư hay chính sách cổ tức thấp do thị trường khó khăn mà chạy theo xu hướng đó.

Nên theo đuổi chính sách cổ tức dài hạn, ổn định: Công ty không nên đề xuất

một chính sách cổ tức khi chưa cân nhắc kỹ lưỡng tác hại của sự thay đổi này trong dài hạn. Chính sách cổ tức không nên thay đổi thường xuyên, mà nên tập trung vào mối quan tâm của các cổ đông hiện tại và hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng. Công ty cũng cần đảm bảo sự ổn định này ngay khi lợi nhuận giảm. Không nên thấy lợi nhuận sụt giảm mà giảm cổ tức đột ngột, các nhà đầu tư, các cổ đông sẽ suy diễn đó là tín hiệu công ty đang bão hòa, hoặc lãng phí do tiền mặt quá nhiều. Việc cắt giảm cổ tức nên tiến hành từng bước, thông báo trước cho cổ đông kế hoạch sử dụng lợi nhuận giữ lại để tạo ra giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai. Ngoài ra, việc thông báo trước và cung cấp đầy đủ thông tin cho cổ đông sẽ giúp các cổ đông có kế hoạch thay đổi cách sử dụng thu nhập của mình, tránh việc họ có kế hoạch sử dụng đến cổ tức nhưng công ty không chi trả khiến họ bị thua lỗ, hoặc gặp rủi ro lớn.

Đối với các tổ chức có biến động lớn, phụ thuộc nhiều vào kinh tế thị trường như các công ty trong ngành Bất động sản, giải trí, hay chính các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, có thể áp dụng phương thức duy trì cổ tức thấp, cùng với đó là cổ tức thưởng vào các thời điểm hợp lý như trước các kỳ nghỉ lễ, khi công ty có lợi nhuận vượt trội, khi có thông tin tốt về công ty mang lại dòng tiền vào lớn… Phương thức này có thể đảm bảo cổ đông luôn được chia cổ tức, công ty không bị thiệt hại quá lớn khi kinh tế khó khăn, vừa tạo tâm lý vui vẻ, an toàn cho các cổ đông.

Đa dạng hóa các phƣơng thức chi trả cổ tức: Phương thức chi trả cổ tức tiền

mặt là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, trong thời kỳ nhất định, công ty có thể sử dụng hình thức cổ tức cổ phiếu, hay mua lại cổ phần để tối ưu hóa lợi nhuận giữ lại trong những thời gian cần vốn. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng hình thức cổ tức bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu công ty để các cổ đông có thể chuyển thành tiền khi họ cần. Như trường hợp của Masan Food chia cổ tức bằng tài sản là trái phiếu của công ty mẹ. Mặc dù Luật Doanh nghiệp cho phép trả cổ tức bằng tài sản, nhưng trường hợp này đang đặt ra cho cơ quan quản lý và nhà đầu tư trước những phát sinh mới cần được quan tâm. Còn với hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu, các nhà quản lý cần có chính sách hỗ trợ như quy định thời hạn trả, lãi suất công ty phải trả khi chậm trả cổ tức…

Một chính sách cổ tức không thể hài lòng tất cả các nhóm cổ đông. Do đó,

tuy từng thời điểm, công ty phải cân nhắc lợi ích của từng nhóm cổ đông và tìm cách giảm thiểu sự chênh lệch lợi ích giữa các nhóm. Tránh tình trạng một nhóm cổ đông liên tục có lợi hơn nhóm cổ đông khác. Ngoài ra, công ty cũng phải dung hòa được lợi ích cổ đông và chủ nợ của mình.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 58 - 60)