2.2.3.1. Tỷ lệ cổ tức – Dividend ratio
Tỷ lệ cổ tức cho biết công ty thực hiện chia cổ tức là bao nhiêu. Tỷ lệ cổ tức được đề cập trong phần này là tỷ lệ thực hiện cổ tức trên Mệnh giá của 1 cổ phần hay tỷ lệ cổ tức cổ phiếu được thưởng. Tăng trưởng của tỷ lệ này trong từng ngành được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng của cổ tức tiền mặt trung bình theo từng nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh: các Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm, các công ty còn lại hoạt động trong lĩnh vực Tài chính. Từ năm 2009 đến 2013, mức cổ tức tiền mặt của các công ty đều có biên độ thay đổi lớn, tăng giảm khác nhau. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức cổ tức cao, tăng trưởng mạnh vào năm 2009, 2010, đạt đỉnh vào năm 2011 (16,33%) và giảm mạnh trong năm 2012, và giảm nhẹ trong năm 2013. Nguyên nhân cổ tức tăng trưởng mạnh năm 2009-2011 có thể do các ngân hàng đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của mình, để có tiềm lực tài chính vững chắc, vượt qua giai đoạn khủng hoảng ngân hàng như nợ xấu cao, bất ổn tỷ giá13, lãi suất ngân hàng bất ổn định14…
13
Ngày 11/2, NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Giá trị Việt Nam đồng đã hạ 9,3% so với dollar Mỹ.
14
Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất OMO (từ 8% lên 15%).
13,8 12,1 11,5 12,5 13,5 14,5 Cổ tức
Biểu đồ 2.14. Tăng trưởng tỷ lệ cổ tức
Đơn vị: %
Nguồn: Tự tổng hợp
Trong năm 2012, ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, lợi nhuận sụt giảm. Trong đó, các ngân hàng được liệt kê trong nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Biểu đồ 2.15. Tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng giai đoạn 2001-2012
Đơn vị: %
Nguồn: NHNN
Biểu đồ trên cho thấy tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng đã giảm mạnh và đạt mức thấp nhất (5%) trong 20 năm. Do hệ thống ngân hàng có liên kết chặt chẽ với nhau nên các ngân hàng Eximbank, Vietinbank, Sài Gòn Thương Tín và Vietcombank cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực do tăng trưởng tín dụng giảm. Khả năng huy động vốn và cho vay đều kém nên các ngân hàng buộc phải giảm cổ tức tiền mặt. 11,46 13,49 16,33 11,88 10,50 6,00 11,50 13,05 12,00 13,50 5,94 8,75 6,75 4,00 6,25 0 5 10 15 20 2009 2010 2011 2012 2013 Các Ngân hàng
Các công ty Bảo hiểm Các công ty Tài chính 21,4 41,5 19,2 51,54 23,38 37,53 5 0 20 40 60 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.16. Lợi nhuận 4 ngân hàng được nghiên cứu năm 2009 – 2013(VNĐ)
Nguồn: NHNN
Như một hệ quả của tăng trưởng tín dụng kém, nợ xấu, lợi nhuận của các ngân hàng cũng sụt giảm theo. Từ năm 2011 đến 2012, các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận và có xu hướng tiếp tục giảm vào năm 2013. Đặc biệt ngân hàng Eximbank và Sài gòn Thương tín có lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh nhất. Do những lý do đó, cổ tức ngành ngân hàng trong năm 2012 đã giảm mạnh gần 5% so với năm 2011. Cổ tức tiền mặt tiếp tục giảm vào năm 2013.
Trái ngược với ngành Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm lại có tăng trưởng cổ tức tiền mặt tăng, dù có giảm nhẹ trong năm 2012. Từ tỷ lệ cổ tức 6,6% trong năm 2009, tỷ lệ cổ tức năm 2013 là 13,5%, gấp 2 lần so với năm 2009. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn; dân số ngày càng tăng cao, mức sống ngày càng được cải thiện, xu hướng chọn bảo hiểm thay vì kênh gửi tiết kiệm truyền thống đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp Bảo hiểm, đặc biệt là 2 công ty lớn CTCP Bảo Việt (BVH) và CTCP Bảo Minh (BMI) có thêm nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng thị phần và thị trường. Do đó, 2 công ty bảo hiểm BVH và BMI đã chủ động tăng tỷ lệ trả cổ tức để thu hút các nhà đầu tư và tạo uy tín trên thị trường. Đối với các công ty Bảo hiểm, uy tín không chỉ có ảnh hưởng trên TTCK mà còn ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm của các cá nhân, hộ gia đình. Ngoài ra các công ty Bảo hiểm cũng đang chủ động nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm mới, thu hút thêm nhiều cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng Bảo hiểm của mình.
Tuy thị trường có tiềm năng, giá trị bồi thường và tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của 2 công ty Bảo Việt và Bảo Minh đều giảm, nhưng tỷ lệ cổ tức năm 2012 lại giảm so với năm 2011. Nguyên nhân được giải thích bởi các biểu đồ sau:
0 3.500.000.000 7.000.000.000 2009 2010 2011 2012 2013 EIB CTG STB VCB
Biểu đồ 2.17. Tỷ lệ bồi thường Bảo hiểm của BVH và BMI giai đoạn 2011 - 2012
Nguồn: Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính15, giai doạn 2011 – 2012, giá trị bồi thường của toàn thị trường Bảo hiểm tăng. Trong khi đó, giá trị bồi thường và tỷ lệ bồi thường trên toàn thị trường của Bảo Việt và Bảo Minh đều giảm chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả của 2 công ty này. Theo xu hướng chung, doanh thu tăng, chi phi giảm sẽ khiến lợi nhuận tăng và cổ tức tăng. Tuy nhiên, 2 công ty Bảo Việt và Bảo Minh đã chọn lựa giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư vào năm 2013 và thực hiện tỷ lệ cổ tức thấp. Kết quả mà 2 công ty đạt được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.18.Tổng doanh thu phí Bảo hiểm của BVH và BMI giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn:Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính
Biểu đồ cho thấy doanh thu phí bảo hiểm năm 2013 tăng vọt so với năm 2012. Ta thấy được hiệu quả của quyết định đầu tư của 2 công ty năm 2012, tạo cơ sở trả cổ tức cao năm 2013. 51% 44% 75% 53% 2011 2012 Bảo Minh Bảo Việt 4.877 5.401 10.812 2.132 2.261 4.466 2011 2012 2013
Các công ty còn lại trong ngành Tài chính – Ngân Hàng – Bảo hiểm bao gồm: ARG – Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Agribank, HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, MSN – CTCP Tập đoàn Ma San, SSI - CTCP Chứng khoán Sài Gòn. Tỷ lệ cổ tức trung bình của các công ty này là tỷ lệ cổ tức của ARG, HCM và SSI, MSN không thực hiện chia cổ tức. Các công ty này có tỷ lệ cổ tức biến động tăng, giảm trong từng thời kỳ và mức tỷ lệ cổ tức không cao như các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Xuất phát tỷ lệ cổ tức năm 2009 là 6%, tỷ lệ này tăng lên 8,73% vào năm 2010 và giảm vào năm 2011 và giảm xuống thấp nhất vào năm 2012 là 4%. Vào năm 2013, tỷ lệ cổ tức tăng mạnh lên 6,25%. Do 3 công ty được nghiên cứu trên đều là các công ty chứng khoán, nên kết quả hoạt động kinh doanh, cổ tức và giá cổ phiếu có chiều tăng, giảm theo hoạt động của toàn bộ thị trường chứng khoán. Như đã phân tích ở các phần trên, TTCK rơi vào khủng hoảng năm 2011, cũng là năm cổ tức của ARG, HCM và SSI sụt giảm. Hệ quả khủng hoảng TTCK năm 2011 tiếp tục kéo dài đến năm 2012, ARG, HCM và SSI tiếp tục giảm tỷ lệ cổ tức để duy trì hoạt động kinh doanh trong năm 2013. Năm 2013, tỷ lệ cổ tức đã tăng trở lại cùng với sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên tỷ lệ cổ tức này vẫn thấp và trung bình so với cổ tức của toàn thị trường, nằm trong mức tỷ lệ cổ tức phổ biến. Bảng sau thống kê số lượng mã trả cổ tức theo từng mức tỷ lệ cổ tức năm 2012.
Bảng 2.3. Tỷ lệ cổ tức năm 2012 của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
Tỷ lệ trả cổ tức năm 2012 Số lƣợng mã Tỷ trọng < 10% 28 37,84% 10% - < 15% 30 40,54% 15% - < 30% 10 13,51% 30% - 50% 6 8,11% Tổng 74 100% Nguồn: VNDIRECT
Theo bảng trên và Biểu đồ tăng trưởng cổ tức cho thấy, các công ty trong nghiên cứu nằm trong số lượng mã có mức tỷ lệ cổ tức từ 1 – 15%, chiếm 78,38% trong số công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trả cổ tức năm 2012. Nhưng mức cổ tức trung bình này được các công ty trong nghiên cứu duy trì qua các năm, là tín hiệu cho hoạt động kinh doanh ổn định của các công ty. Ngoài ra mức tỷ lệ cổ tức thấp còn do công ty có nhiều cổ phần đang lưu hành. Do tổng cổ tức = tỷ lệ cổ tức * mệnh giá * số cổ phần thường đang lưu hành nên số cổ phần thường đang lưu hành càng nhiều thì tổng cổ tức phải chi trả càng cao.
2.2.3.2. Cổ tức trên một cổ phần thường – DPS (Dividend per share)
Cổ tức trên 1 cổ phần thường DPS cho biết có bao nhiêu đồng cổ tức cổ đông được hưởng khi nắm giữ 1 cổ phần của công ty. Thông thường, các nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ cổ phần của công ty có DPS cao. Tuy nhiên, yếu tố ổn định và tần suất DPS cao mới thể hiện được hoạt động có hiệu quả của công ty. Lý do là vì một số công ty không chia cổ tức để tái đầu tư. Câu hỏi đặt ra là: Liệu với tầm quan trọng của ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm và nền kinh tế khó khăn, các công ty thuộc ngành này niêm yết trên HOSE sẽ đưa ra mức DPS như thế nào để duy trì mối quan hệ với cổ đông, thu hút nhà đầu tư mới, giữ vững vị thế của mình trên thị trường? Biểu đồ sau đây thể hiện DPS trung bình của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các công ty còn lại hoạt động trong ngành Tài chính từ năm 2009 đến năm 2013.
Biểu đồ 2.19. DPS trung bình của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE từ năm 2009 giai đoạn 2009-2013(VNĐ)
Nguồn: Tự tổng hợp
Các số liệu trong biểu đồ trên được tính theo công thức đã trình bày ở Chương 1. (DPS = Tỷ lệ cổ tức*F). Trong đó, tỷ lệ cổ tức được các công ty công bố trong BCTC và trang web của công ty, F là mệnh giá 1 cổ phần: 10.000 VNĐ. Theo biểu đồ, từ năm 2009 đến năm 2011, DPS của các ngân hàng cao nhất so với các công ty Bảo hiểm và các công ty còn lại. Đây là thời gian ngành ngân hàng dần ổn định hoạt động, thu hút các nhà đầu tư và có lợi nhuận tăng, tuy không tăng cao nhưng tăng trưởng ổn định. Trong khi đó, các công ty bảo hiểm đang trên đà tăng trưởng và các công ty Tài chính lại đang gặp phải nhiều khó khăn nên DPS thấp và chỉ tăng nhẹ. Năm 2012 và 2013, các công ty Bảo hiểm có DPS cao nhất, vượt qua các ngân hàng, nhờ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thị trường bảo hiểm ngày càng được mở rộng.
1.146 1.349 1.349 1.633 1.188 1.050 600 1.150 1.305 1.200 1.350 594 875 675 400 625 0 600 1.200 1.800 2009 2010 2011 2012 2013
Bảng 2.4. DPS của các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009 – 2011(VNĐ) 0-1000 >1000-2000 >2000-3000 >3000-4000 >4000 Năm 2009 13,27% 50,44% 21,24% 8,85% 6,19% Năm 2010 25,88% 43,53% 16,47% 7,06% 7,06% Năm 2011 21,99% 39,01% 24,82% 8,51% 5,67% Nguồn: HOSE(www.hsx.vn)
Bảng trên thống kê DPS của các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009 – 2011. Dựa vào bảng trên và biểu đồ DPS trung bình của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm niêm yết trên HOSE từ năm 2009 giai đoạn 2009-2013, ta thấy các ngân hàng có DPS nằm trong ngưỡng 0 VNĐ đến 2000 VNĐ, như phần lớn các công ty niêm yết trên HOSE. Trong đó, năm 2009, các công ty có DPS trung bình dưới 1000 VNĐ, năm 2010 và 2011, DPS của các ngân hàng và công ty Bảo hiểm mới tăng lên trên 1000 đồng. năm 2012 và 2013, các ngân hàng có DPS giảm còn dưới 1000 VNĐ, các công ty Bảo hiểm vẫn giữ mức DPS trên 1000 VNĐ. Các công ty còn lại hoạt động trong ngành Tài chính có DPS thấp, dưới 1000 VNĐ trong tất cả các năm.
2.2.3.3. Tỷ lệ chi trả cổ tức – Dividend payout ratio
Tỷ lệ chi trả cổ tức được tính bằng công thức được trình bày trong chương 1: Tỷ lệ chi trả cổ tức = DPS/EPS. Trong đó EPS = EAT/số cổ phần thường đang lưu hành. Sau khi tính toán, ta có kết quả như biểu đồ sau.
Biểu đồ 2.20. Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng - Bảo hiểm niêm yết trên HOSE từ năm 2009 (%)
Nguồn: Tự tổng hợp
Biểu đồ trên thống kê tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các nhóm công ty: Các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các công ty tài chính. Từ đó, ta xem xét được xu hướng phân bổ lợi nhuận của các nhóm ngành này. Ngoài ra tỷ lệ chi trả cổ tức còn phản ánh triển vọng tăng trưởng và phát triển của các công ty bằng cách theo dõi phần trăm lợi nhuận tái đầu tư qua các năm. Biểu đồ cho thấy tỷ lệ trả cổ tức của các công ty
54% 58% 61% 62% 68% 25% 71% 74% 55% 95% 30% 41% 134% 27% 27% 0% 60% 120% 180% 2009 2010 2011 2012 2013
ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm có mức cổ tức thường trong khoảng 25% đến 75%, tập trung trong khoảng 35% đến 70%, đặc biệt năm 2011 các công ty tài chính trả cổ tức vượt lợi nhuận ròng trong năm đó và năm 2013, các công ty bảo hiểm trích cổ tức rất cao từ lợi nhuận. Xu hướng vận động của tỷ lệ cổ tức cũng rất khác nhau ở các ngành. Trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng biến động ít thì các công ty bảo hiểm và tài chính lại có biên độ dao động lớn. Điều đó cho thấy hoạt động của ngân hàng có xu hướng ổn định hơn các ngành còn lại, kế hoạch phân bổ lợi nhuận tái đầu tư ổn định qua các năm, hoạt động kinh doanh ít bị xáo trộn hoặc đầu tư ít bảo hiểm. Hoạt động của các công ty Bảo hiểm và Tài chính lại thay đổi kế hoạch kinh doanh và khả năng thực hiện đầu tư mạo hiểm cao, khiến phần lợi nhuận tái đầu tư dao động lớn qua các năm.
Bảng sau trình bày tỷ lệ chi trả cổ tức của tất cả các công ty niêm yết trên HOSE. Phần lớn các công ty có mức tỷ lệ chi trả cổ tức trong khoảng 20% đến 60%. So sánh với con số được thể hiện trong biểu đồ 2.20, mức tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm cao hơn so với phần lớn các công ty trên HOSE. Điều này có thể được giải thích do tính chất hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và sự luân chuyển vốn nhanh hơn so với các ngành còn lại.
Bảng 2.5. Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2009 - 2011
0– 20% >20-40% >40-60% >60-80% >80-100% >100%
2011 13,16% 11,84% 26,32% 25% 17,11% 6,58%
2010 4,12% 15,29% 32,94% 29,41% 11,18% 7,06%
2009 17,58% 24,24% 21,82% 19,39% 13,33% 3,64%
Nguồn: HOSE
Trong biểu đồ 2.20, ta đặc biệt chú ý đến tỷ lệ chi trả cổ tức vào năm 2011, các