Chưa có khung pháp lý rõ ràng, chặt chẽ

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 57)

Cổ đông trong ngắn hạn được hưởng một mức cổ tức cao từ công ty nhưng dễ dàng bỏ qua khả năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Và cũng để làm hài lòng các cổ đông, một số công ty đã thực hiện chi trả cổ tức ngay khi công ty kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ; hay mức chi trả cổ tức vượt qua lợi nhuận sau thuế cùng kỳ, sau đó lại thông báo hoãn, chậm trả cổ tức. Trường hợp điển hình của các công ty ngành

Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm là SSI. Năm 2011, tỷ lệ cổ tức của SSI là 442%, lớn hơn rất nhiều so với EAT năm 2011 và hoãn trả cổ tức năm 2011 đến năm 2012. Dù đã quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005, nhưng vẫn SSI vẫn không hề bị xử phạt. Theo khoản 2 điều 93 Luật doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần chỉ tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”.21

Trên đây là một số vấn đề phát sinh trong chính sách cổ tức cũng với những yếu tố xung quanh nó. Để khắc phục những vấn đề này, cần sự nhận thức của tất cả các thành phần như: các nhà đầu tư, các cổ đông, các công ty, các cơ quan chức năng. Về phía nhà đầu tư (cổ đông) cần có cái nhìn đúng đắn, có sự phân tích của bản thân, suy xét những tác động bên ngoài. Về phía công ty, cần có cơ chế chi trả cổ tức chuyên nghiệp, hướng đến mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững, ngoài ra cân bằng lợi ích giữa các nhóm cổ đông. Về phía các cơ quan chức năng, cần sự giám sát chặt chẽ nhưng vẫn khéo léo, không can thiệp sâu và nội bộ công ty nhưng phải cứng rắn và chặt chẽ. Điều này đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự nghiên cứu học hỏi các TTCK phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Trang 56 - 57)