Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 70)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Những khó khăn, tồn tại

Quy mô phát triển giáo dục nhanh, các cấp, chính quyền địa phương đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phòng học để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, tuy nhiên các điều kiện khác như thiết bị được cung cấp về nhưng chất lượng kém rất nhiều thiết bị không sử dụng được hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao, rất nhiều trường chưa có phòng chức năng, chưa có một trung tâm hay một nhà chức năng nào của riêng ngành giáo dục để bồi dưỡng những năng khiếu của học sinh như: Thể thao, mỹ thuật, hát nhạc,... theo yêu cầu đổi mới chưa được cải thiện đáng kể.

Ngân sách Nhà nước dành cho GD-ĐT có tăng nhưng chưa theo kịp tốc độ tăng quy mô học sinh. Do đó chưa bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện.

Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực nhưng ở các địa bàn trong huyện có sự chênh lệch khá lớn đặc biệt giữa vùng trung tâm và nông thôn, vùng sâu vùng xa làm cho chất lượng THCS phát triển không đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng. Chưa có chính sách thỏa đáng để khuyến khích học sinh các khu vực miền núi khó khăn.

Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn khoảng cách lớn giữa chất lượng, hiệu quả giáo dục và các điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục giữa khu vực thị trấn và miền núi khó khăn.

Chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, lý tưởng giáo dục nhân văn, tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục truyền thống còn hạn chế.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, còn biểu hiện chạy theo thành tích trong quản lý, chỉ đạo, trong đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong trường học đối với bộ phận giáo viên lớn tuổi chưa hiệu quả, trình độ tin học yếu kém, chậm đổi mới không thể đáp ứng nhu cầu học hiện nay. Một số quản lý ít tiếp xúc với nhưng tri thức trong giai đoạn mới, công tác quản lý rập khuôn, máy móc thiếu chủ động, sáng tạo, công tác tham mưu kém hiệu quả.

Chương 3

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 3.1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới

Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các danh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng

sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục, thực hiên tốt chính sách ưu đải, hổ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiếu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiên để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhQuảng Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo Quảng Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nghị quyết tỉnh Đảng bộ Quảng Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra định hướng phát triển KT- XH đến năm 2015 và những năm tiếp theo như sau:

- Các chỉ tiêu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 12 - 13%. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm: Nông, lâm, ngư nghiệp 4,5-5%; công nghiệp 21 -22%; dịch vụ chiếm 12 - 12,5%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông, lâm,

ngư nghiệp chiếm 16,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 43%; dịch vụ chiếm 40,5%.

Đến năm 2015: Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng; sản lượng lương thực đạt 27,5 - 28 vạn tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 - 30 triệu đồng (tương đương khoảng từ 1.400 - 1.600 USD); phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Các chỉ tiêu xã hội

Giải quyết việc làm hàng năm 3 - 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3,5 - 4%. Đến năm 2015: Có 80 - 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập trung học cơ sở; 55 - 60% số người lao động được đào tạo, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 35 - 40%.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Quảng Bình đến năm2020 và những năm tiếp theo 2020 và những năm tiếp theo

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn. Đẩy mạnh xã hội hóa để tiếp tục tăng trưởng cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Phấn đấu đến năm 2015, có 45 - 50% trường từ mầm non đến trung học phổ thông đạt và giữ vững chuẩn quốc gia; có 99% trẻ 5 tuổi vào học mầm non; 98% trẻ em trong độ tuổi vào cấp tiểu học, 98% học sinh trong độ tuổi vào trung học cơ sở, 80% học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông; tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học cơ sở ở 100% xã, phường, thị trấn; phổ cập bậc trung học ở những nơi có điều kiện.

Đa dạng về hình thức dạy nghề và liên kết đào tạo gắn với nhu cầu thị trường, nhu cầu việc làm, phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh, xuất khẩu lao động.

3.1.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Trạchđến năm 2020 và những năm tiếp theo đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Các chỉ tiêu kinh tế

- Huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 13-14%;

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19 - 20%; dịch vụ 17 - 18%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 - 7 % năm;

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 28 - 30 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2015

+ Nông lâm ngư nghiệp chiếm 17-19 %;

+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng chiếm 43 - 44%; + Dịch vụ - Thương mại chiếm 38 - 39%;

Đến năm 2015

+ Sản lượng lương thực đạt 60 - 61 ngàn tấn;

+ Thu ngân sách cố định trên địa bàn tăng 17 - 19 % / năm.

Các Chỉ tiêu xã hội

- 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế;

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 5 - 6 ngàn lao động; - Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3 - 4%;

3.1.5. Định hướng phát triển giáo dục huyện Quảng Trạch đến năm2020 và những năm tiếp theo 2020 và những năm tiếp theo

Phát triển quy mô giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phát triển mạng lưới trường lớp và đầu tư CSVC, trang thiết bị giáo dục. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án kiên cố hoá trường học, lớp học

và nhà công cụ cho giáo viên. Tổ chức thực hiện Đề án chuyển đổi các trường Mầm non bán công sang công lập. Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn quốc gia gắn với việc thực hiện xây dựng Đề án Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đảm bảo các hoạt động dạy và học ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường; cũng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và kết quả phổ cập THCS. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện sắp xếp, sát nhập các trường, lớp học trên địa bàn theo chủ trương chung. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, chú trọng công tác xây dựng xã hội học tập, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm xây dựng 1 - 2 trường của mỗi cấp học đạt chuẩn quốc gia và trường học thân thiện; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II. Triển khai thực hiện Đề án PCGD Mầm non cho trẻ 5 tuổi (theo Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020", giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Mầm non, giáo viên phổ thông giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ và trên chuẩn cả về

trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước cho giáo viên các bậc học, nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất nhà giáo.

Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề; chú trọng việc dạy nghề cho lao động nông thôn; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các danh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động để đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội. Tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề, phấn đấu đến năm 2015, có 35 - 40% lao động qua đào tạo nghề.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong CBGV và học sinh.

Triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh.

Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển giáo dục của Huyện giai đoạn 2011 – 2020” với lộ trình, bước đi và các biện pháp, giải pháp cụ thể, phù hợp. Coi trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong toàn ngành, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đổi mới công tác thi đua, thực hiện nghiêm túc 3 công khai: Tài chính, chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục.

Làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp xây dựng chương trình phát triển giáo dục. Chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện các chương trình kế hoạch

cụ thể về chiến lược phát triển giáo dục, phát huy công tác XHH giáo dục, huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển giáo dục.

3.2. DỰ BÁO QUY MÔ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNGTRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Dự báo quy mô học sinh đến trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển GD-ĐT. Từ chỉ tiêu số lượng học sinh cho ta cơ sở xây dựng quy hoạch mạng lưới trường, lớp; xác đinh số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính và các điều kiện khác có liên quan đến giáo dục đào tạo.

3.2.1.Những cơ sở định mức tính toán trong dự báo

Để dự báo quy mô học sinh cần căn cứ vào hiện trạng và các nhân tố tác động làm biến đổi quy mô. Có nhiều nhân tố tác động làm biến đổi về quy mô học sinh THCS, tuy nhiên những nhân tố sau sẽ tác động nhiều đến sự biến đổi quy mô, chính vì vậy nó là những căn cứ để xem xét, dự báo quy mô học sinh THCS trong thời kỳ quy hoạch:

- Căn cứ vào định hướng phát triển GD-ĐT đã được các văn kiện của Đảng và Nhà nước khẳng định.

- Căn cứ vào định hướng, mục tiêu, khả năng và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w