Khái quát chung về giáo dục huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 50)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Khái quát chung về giáo dục huyện Quảng Trạch

Thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về vai trò của phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của từng địa phương. Giáo dục đào tạo trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự

phố hợp của các ngành, đoàn thể, các địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Kết quả huy động học sinh nhập học: MN huy động 33.7% số trẻ trong độ tuổi vào nhà trẻ, 91,4% trẻ 5 tuổi vào học mầm non. Tiểu học huy động trẻ trong độ tuổi hàng năm 100%; THCS 99,9%. Hiệu quả đào tạo: TH từ 98% đến 99%; THCS từ 92% đến 94%.

Số học sinh bỏ học chỉ còn xẩy ra ở cấp THCS nhưng ngày càng giảm, cách đây vài năm bỏ học trên 1% nay chỉ còn 0,79%, TH không có học sinh bỏ học. Chất lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ vượt kế hoạch, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên tăng lên hàng năm. MN đạt chuẩn 98,7% (trên chuẩn 38,3%); TH đạt chuẩn 100% (trên chuẩn 82,6%); THCS đạt chuẩn 99%, (trên chuẩn 42%). Hàng năm đều hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của các cấp học, bậc học. Ngành giáo dục đã gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức về chủ tài khoản... cho các cán bộ quản lý trong nhà trường, phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở hai lớp trung cấp lý luận với hơn 100 cán bộ quản lý tham gia.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới: Giữ vững quy mô mạng lưới trường học ở các xã, thị trấn, các vùng miền trong huyện (Mầm non: 34 trường/34 xã, thị trấn; Tiểu học: 48 trường/34 xã, thị trấn trong đó có 01 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật; THCS: 35 trường/ 34 xã, thị trấn).

Xây dựng thêm phòng học bằng nguồn vốn chương trình KCH 159 phòng học cùng với vốn đối ứng của địa phương và huy động từ cộng đồng. Bên cạnh đó xây dựng thêm hàng trăm phòng học cấp 4 phục vụ làm phòng học, phòng chức năng.

Thực hiện công tác xã hội hóa trong giáo dục, thực hiện chính sách ưu đải hổ trợ đối với học sinh các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Thành lập 34 Trung tâm học tập cộng đồng/34 xã, thị trấn trong huyện, có nhiều Trung tâm hoạt động có chất lượng tốt đã tổ chức được hàng trăm lớp phổ biến kiến thức sản xuất và đời sống cho hành vạn lượt người học ở các địa phương.

Đối với trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học, Phòng tham mưu cho Huyện chỉ đạo các địa phương vận động các em khuyết tật vào học chuyên biệt tai Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật (hàng năm duy trì khoảng 50 - 52 em) để dạy văn hóa và dạy nghề cho các em; hổ trợ phương tiện học tập cho học sinh. Chỉ đạo các trường MN và phổ thông ở các địa phương tạo điều kiện tốt nhất để học sinh khuyết tật hòa nhập. Huyện Quảng Trạch đã giải quyết tốt việc huy động học sinh khuyết tật học hòa nhập, tạo cơ hội cho các em được đến trường bình đẳng như trẻ em khác (tỷ lệ huy động 334/479 - 69,72%).

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 50)