6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.3. Huy động tốt các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và sử dụng có hiệu quả các
có hiệu quả các nguồn vốn
Để thực hiện quy hoạch GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu về nguồn kinh phí chi trả lương cho giáo viên, cho các hoạt động nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục. Có đủ nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Cần huy động các nguồn lực: Ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp và thu hút sự đầu tư của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm.
- Cân đối đủ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục. - Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục:
+ Phối hợp với các ban, ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo giáo viên trong quá trình triển khai chương trình 135.
+ Tích cực khai thác nội lực từ các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, dành tối thiểu 20% số thu ngân sách từ quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.
+ Tích cực vận động nhân dân đóng góp một cách hợp lý; ban hành đồng bộ các chính sách để khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư từ xã hội cho việc để tăng trưởng CSVC, TBDH cho trường học.
- Cùng với việc phát huy nội lực, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong việc huy động vốn thì mỗi trường đều phải xây dựng quy hoạch phát triển trường, lớp trong đó coi trọng các yếu tố về đất đai, quy mô và các điều kiện CSVC khác đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững.
Kế hoạch xây dựng CSVC trường học phải có đủ hạng mục, tính đến các nguồn vốn khả thi, có kế hoạch huy động vốn.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học. Trong mỗi nhà trường cần tập trung nâng cấp CSVC, các thiết bị kỹ thuật dạy học, thư viện và thiết bị thu thập xử lý thông tin theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XHH một cách song hành với chuẩn hoá, hiện đại hoá về nội dung và chương trình GDĐT.
- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc sử dụng vốn, chống thất thoát, lãng phí tạo niềm tin trong nhân dân.