6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2. Đặc trưng kinh tế-xã hội
Huyện Quảng Trạch là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 33 xã và 01 thị trấn Ba Đồn là trung tâm huyện thị, theo quy hoạch được phê duyệt, thị trấn Ba Đồn được đầu tư xây dựng mở rộng phát triển để trở thành Thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2014.
Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần. Quảng Trạch hiện có các lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: nghề mộc, rèn, đan tre, đan mây, làm nón, chế biến nông sản, sản xuất muối, sản xuất vật liệu xây dựng, làm tre đan xuất khẩu. Đặc biệt sắp tới có một số làng nghề mới được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đưa các nghề mới vào trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường du lịch trong tỉnh cho khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và xuất khẩu chế biến một số mặt hàng nông sản và hải sản.
Kinh tế tiếp tục phát triển và đạt tốc do tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,02% năm (chỉ tiêu 11 - 12%) .Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 36,8% năm 2005 tăng lên 39,5% năm 2010 (chỉ tiêu 34 - 35%); dịch vụ - thương mại
từ 29,3% năm 2005 tăng lên 36,9%. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 33,9% năm 2005 giảm xuống 23,6% (chỉ tiêu 23 - 24%). GDP bình quân đầu người từ 4,8 triệu đồng năm 2005 tăng lên 8,7 triệu đồng năm 2009.
Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 4,59%; diện tích, năng suất, sản xuất, sản lượng lương thực cơ bản ổn định, toàn huyện có khoảng 7.000 ha thâm canh lúa cao sản, trên 3.000 ha đạt hiệu quả thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm; đảm bảo tưới tiêu trên 95% diện tích gieo cấy; cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, chú trọng mở rộng diện tích đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông được đẩy mạnh. An ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo, sản lượng lương thực từ 48.558 tấn năm 2005, tăng lên 52.022 (chỉ tiêu 55 - 56 ngàn tấn).
Chăn nuôi phát triển ổn định, an toàn dịch bệnh. Tổng đàn gia súc tăng bình quân hàng năm 6,2%, từ 26.487 con năm 2005, tăng lên 160.827con năm 2010. Chất lượng đàn gia súc đang được nâng lên, tỷ lệ đàn bò lai sinh đến nay chiếm 15%, tỷ lệ nạc hóa đàn lợn chiếm trên 90%. Đàn gia cầm phát triển nhanh, từ 247.195 con năm 2005 tăng lên 425.000 con năm 2010, bình quân hàng năm tăng 7,7%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm, tiêm phòng thú y được chú trọng. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 32,2% năm 2005 tăng lên 41,5% năm 2010.
Về lâm nghiệp, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,2% năm. Trong 5 năm, đã trồng mới được 1.810 ha rừng tập trung (KH 1.500 ha), trên 5,7 triệu cây phân tán, khoanh nuôi bảo vệ 14.000 ha, rừng sản xuất có 8.000 ha, trong đó có 5.000 ha thông nhựa đang thời kỳ khai thác. Đã hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, công tác giao đất, giao rừng được đẩy mạnh; tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, chữa cháy rừng; kiểm tra, xữ lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật.
Sản xuất thủy sản được đầu tư phát triển cả 3 lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, năng lực đánh bắt thủy sản được tăng cường, công tác bảo vệ tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản được chú trọng. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 8,92% năm. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng năm 2005 đạt 10.824 tấn, đến năm 2011 đạt 16.400 tấn, bình quân 5 năm tăng 11%. Diện tích nuôi thủy sản được mở rộng, từ 616 ha năm 2005, lên 747 ha năm 2011. Thực hiện tốt chính sách khuyến ngư.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khác. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 5 năm 16,9%. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18,7 % (chi tiêu 18-19%). Các lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng được mở rộng như: sản xuất gạch tuy nen, khai thác cát, đá xây dựng... các nghề truyền thống được khôi phục và phát huy, như: nón lá, nghề mộc dân dụng, mỹ nghệ, rèn, sữa chữa cơ khí, chế biến hải sản, bún bánh;... du nhập thêm nghề mây xiêm ở Quảng Phương, Quảng Tiến, Quảng Văn; dây đai nẹp nhựa ở Quảng Thuận; đã đầu tư xây dựng Làng nghề Cảnh Dương đi vào hoạt động đạt được một số kết quả bước đầu.
Các ngành dịch phát triển khá nhanh và đa dạng. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm 17,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 30,6 % năm. Một số ngành dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 6.380 cơ sở kinh doanh cá thể, chiếm 97% tổng số cơ sở kinh doanh; 31/34 xã, thị trấn có chợ, các xã, thị trấn có trạm bưu điện văn hóa xã phục vụ sách báo đọc miễm phí cho nhân dân, bình quân 65 máy điện thoại/100 người dân; 34/34 xã, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại di động và có dịch vụ Internet. Các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng trợ cước, trợ giá cho các xã miền núi được đảm bảo
kịp thời. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát giá cả được tăng cường.
Hoạt động tài chính - tín dụng tiến bộ. Tổng thu ngân sách từ 161,785 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 297,53 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm 13%. Trong đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2006 đạt 62 tỷ 55 triệu đồng, năm 2009 đạt 72 tỷ 170 triệu đồng. Việc quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, tổng chi ngân sách bình quân hàng năm tăng 20,14%.
Hoạt động tín dụng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn vay hàng năm đạt 65%; kịp thời triển khai các giải pháp tài chính, tiền tệ nhằm chống lạm phát và ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách cho vay hộ nghèo, sinh viên nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Kết cấu hạ tầng được tăng cường. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt 601,7 tỷ đồng. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn. Nhờ vậy, diện mạo và bộ mặt nông thôn trên địa bàn của huyện đã có sự đổi thay và ngày càng khởi sắc. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô về tới trung tâm xã và điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân dùng điện đạt 99,5%; trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, khu phố được đầu tư nâng cấp, xây dựng biến cố; hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển lên tận địa bàn các xã, thị trấn; toàn huyện có 144 km đường giao thông được bê tông hóa và láng nhựa, 217 km đường cấp phối. Hệ thống kênh mương, hồ đập thủy lợi được nâng cấp, sữa chữa, có trên 239 km kênh mương nội đồng được bê tông hóa, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; cơ sở hạ tầng thị trấn Ba Đồn được đầu tư nâng cấp theo tiêu chí đô thị loại IV. Một số chương
trình, dự án đã có sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các xã miền núi, bải ngang, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý quy hoạch được chú trọng. Đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020, quy hoạch sử dựng đất đến năm 2020, quy hoạch phát triển Cụm Làng nghề; quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thị trấn Ba Đồn mở rộng lên thị xã. Gắn chặt chẽ công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Kinh tế nhiều thành phần được phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05 danh nghiệp nhà nước, 220 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng 155 doanh nghiệp so với năm 2005, thu hút và tạo việc làm ổn định cho trên 3.934 lao động. Kinh tế tập thể từng bước được cũng cố, hiện có 59 HTX hoạt động trên lĩnh vực, nghành nghề, thu hút trên 780 lao động; có 58 mô hình kinh tế trang trại thu nhập khá, hàng năm được cấp chứng chỉ, tăng 28 trang trại so với năm 2005.
Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển. Đến nay, đã có 113 dự án đầu tư trên địa bàn, tổng số vốn đăng ký 625 tỷ đồng; riêng trong năm 2009, đã thu hút 02 dự án bằng nguồn vốn ODA để triển khai dự án Thoát nước - Vệ sinh môi trường thị trấn Ba Đồn và dự án cấp nước cho 22 xã với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng.