Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 33)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.2. Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển giáo dục THCS

triển giáo dục THCS

1.5.2.1. Khái niệm về phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo là cách thức, là con đường dẫn đến mục tiêu đã đề ra trong một nhiệm vụ dự báo cụ thể. Phương pháp dự báo tập hợp những thao tác và thủ pháp tư tuy khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn cho phép đưa

ra những tiên đoán, phán đoán có độ tin cậy nhất định về trạng thái khả dĩ trong tương lai của đối tượng dự báo.

1.5.2.2. Các phương pháp dự báo

Có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, người làm dự báo căn cứ vào đối tượng dự báo, vào điều kiện tiến hành để lựa chọn phương pháp phù hợp. Tác giả chọn sử dụng các phương pháp khi tiến hành quy hoạch phát triển giáo dục THCS:

Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp sử dụng sự hiểu biết, kinh nghiệm của các chuyên gia có trình độ dự báo sự phát triển của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp:

- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát nhất định, phụ thuộc nhiều yếu tố chưa có hoặc còn thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.

- Trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc thông tin chưa đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.

- Trong điều kiện có độ bất ổn định lớn về chức năng của đối tượng dự báo.

- Trong điều kiện thiếu thời gian hoặc do hoàn cảnh cấp bách của việc dự báo.

Quá trình áp dụng phương pháp này có thể chia thành các giai đoạn:

- Chọn các chuyên gia để hỏi ý kiến. - Xây dựng các câu hỏi.

- Xây dựng các phiếu câu hỏi và bản ghi kết quả xử lý các ý kiến của các chuyên gia.

- Làm việc với một số chuyên gia.

- Phân tích và xử lý các phiếu trả lời vòng 1.

- Kiểm tra và xử lý kết quả dự báo thu được ở vòng 1.

Việc tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các đánh giá phải do các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo đưa ra theo một số quy trình có tính hệ thống để có thể tổng hợp được.

- Để có được ý kiến đánh giá của chuyên gia một cách có hệ thống cần giúp họ hiểu rõ ràng mục đích và nhiệm vụ phải làm.

- Nhóm điều hành dự báo cần phải thống nhất và nắm vững hệ thống các phương pháp tiến hành cụ thể từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác dự báo.

Tùy theo hình thức thu thập và xử lý ý kiến chuyên gia, phương pháp chuyên gia được thông qua hai hình thức: hội đồng (lấy ý kiến tập thể các chuyên gia) và phương pháp DELPHI (lấy ý kiến của từng chuyên gia rồi tổng hợp lại).

Phương pháp ngoại suy xu thế

Phương pháp ngoại suy xu thế còn gọi là ngoại suy theo dãy thời gian. Nội dung của phương pháp này là dựa vào các số liệu thu thập được trong quá khứ về đối tượng dự báo để thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo và đại lượng thời gian. Mối quan hệ này đặc trưng bởi hàm xu thế: y = f(t).

Trong đó: y - Đại lượng đặc trưng của đối tượng dự báo. t - Là đại lượng đặc trưng cho thời gian.

Các bước thực hiện phương pháp ngoại suy xu thế là:

- Thu thập và phân tích số liệu ban đầu về đối tượng dự báo trong một khoảng thời gian nhất định.

- Định dạng làm xu thế dựa trên quy luật phân bố các đại lượng của đối tượng dự báo trong thời gian quan sát.

- Đánh giá trị độ tin cậy của kết quả dự báo.

Phương pháp sơ đồ luồng

Là phương pháp thông dụng để dự báo quy mô học sinh. Phương pháp này có thể cho phép ta tính toán “luồng” học sinh suốt cả hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là ở các cấp học phổ cập THCS. Phương pháp sơ đồ luồng dựa vào 3 tỷ lệ quan trọng:

- Tỷ lệ học sinh lên lớp P. - Tỷ lệ học sinh lưu ban R. - Tỷ lệ học sinh bỏ học D. Sơ đồ luồng được hình dung như sau : Năm

học

Số HS nhập học đầu cấp

Số HS lớp 6 Số HS lớp 7 Số HS lớp 8 Số HS lớp 9

Theo sơ đồ trên thì số lượng học sinh lớp 6 ở năm học T2 sẽ được tính bằng công thức sau: E6.2 = N2 + ( E6.1 x R6.1)

Trong đó:

- E6.2 là số học sinh lớp 6 ở năm học thứ T2.

- N2 là số lượng học sinh nhập học vào lớp 6 ở năm học thứ T2. - E6.1 là số học sinh lớp 6 ở năm học thứ T1.

- R6.1 là tỉ lệ lưu ban của lớp 6 ở năm thứ T1. T1 T2 T3 N1 N2 N3 E6.1 E6.2

E7.1 E8.1 E9.1

E7.2 E8.2 E9.2

E7.3

Cũng theo sơ đồ trên số lượng học sinh lớp 7 năm học thứ T2 sẽ được tính theo công thức: E7.2 = ( E6.1 x P6.1) + ( E7.2 x R7.1)

Tương tự như thế ta có thể tính được số lượng học sinh cho các lớp 8, 9 ở năm học T2 hoặc tính cho học sinh lớp n ở năm học thứ Tn.

Dùng mô hình sơ đồ luồng để dự báo ta thấy:

- Phương pháp này có thể áp dụng để dự báo một cách khá chính xác quy mô học sinh phổ thông.

- Để dự báo được chính xác, phải nắm bắt các chỉ số:

+ Dân số trong độ tuổi nhập học trong thời kỳ dự báo. + Tỷ lệ nhập học tương lai.

+ Tỷ lệ lên lớp, lưu ban, chuyển cấp trong tương lai.

Phương pháp so sánh

Trong nghiên cứu giáo dục, đây là phương pháp nghiên cứu về sự phát triển giáo dục của các địa phương, các khu vực trong nước và giữa các nước khác nhau được so sánh, phân tích và đánh giá. Trên cơ sở đó giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lựa chọn con đường phát triển giáo dục của địa phương mình, của nước mình.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 33)