Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 68)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Những thuận lợi

Với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền GD được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện. Định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về vai trò của phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của từng địa phương. Giáo dục và đào tạo trong những năm

qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, các địa phương và nhân dân trong huyện.

Cả nước vui mừng trước thắng lợi của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Toàn dân ta kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội X và trải qua 25 đổi mới, 20 thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020. Đó là thời cơ, cơ hội để đổi mới, phát triển GD-ĐT nói chung và GDTHCS nói riêng.

Huyện Quảng Trạch bước vào năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XXIII và triển khai xây dựng qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020.

Sự phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển giáo dục và đào tạo do nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, trí tuệ cao, đồng thời với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đòi hỏi yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, do đó tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành phát triển giáo dục THCS.

Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng tạo ra những động lực quan trọng thúc đẩy GD-ĐT.

Hệ thống các văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo từ trung ương đến địa phương đang dần được hoàn thiện, nhiều chương trình đề án về phát triển giáo dục đào tạo của Chính phủ, tỉnh và huyện đã được thông qua và phát huy hiệu quả. Chính sách tiền lương, phụ cấp chế độ đải ngộ đối với nhà giáo từng bước được quan tâm.

Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, công cuộc xóa đói giảm nghèo được tiến hành hiệu quả, chính trị - xã hội ổn định và có nhiều tiến bộ, đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện và từng bước nâng cao, truyền thống hiếu học và chính sách khuyến khích được phát huy đã trở thành nền tảng vững chắc cho giáo dục và đào tạo phát huy tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục được triển khai sâu rộng đóng góp tích cực vào vận động học sinh đến trường. Triển khai Trung tâm giáo dục cộng đồng được phủ kín trong huyện, tạo điều kiện mọi người dân được học tập. Các ngành, các cấp, các nhà tài trợ, cha mẹ học sinh đã đóng góp nguồn kinh phí rất lớn cho GD-ĐT huyện Quảng Trạch phát triển. Do đó đã giúp ngành GD-ĐT không những giải quyết nhu cầu học tập trước mắt mà còn giúp cho ngành GD-ĐT phát triển đúng hướng.

Ngành GD-ĐT huyện Quảng Trạch đã có nhiều đề án cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đề án tăng cường thiết bị trường học; đề án công nghệ thông tin quản lý ngành GD-ĐT huyện Quảng Trạch; đề án nâng cấp lầu hóa cơ sở vật chất trường học;...

Truyền thống văn hóa, tinh thần cách mạng, lòng tin Đảng và Nhà nước của nhân dân huyện Quảng Trạch là một sức mạnh thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 68)