6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Để thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục THCS huyện Quảng Trạch đến năm 2020 nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản trong phát triển giáo dục và đạt được những mục tiêu đã định trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả
giáo dục, xây dựng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo cơ hội và điều kiện cho con em nhân dân được học tập, gắn phát triển giáo dục với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả huyện. Cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau.
3.5.1.Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của các cấp Đảng ủy, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục đối với hệ thống và sự phát triển của giáo dục THCS trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển của huyện đối với giáo dục THCS. Đây là điều kiện quyết định nhất đảm bảo cho sự phát triển GDĐT đi đúng đường lối và đạt hiệu quả.
- Trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch phát triển GDĐT và cụ thể hóa thành một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, từ đó quán triệt các mục tiêu, chủ trương phấn đấu trong các văn kiện của Đảng bộ huyện và thể hiện thành các chỉ tiêu cụ thể trong Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, trong kế hoạch hàng năm của UBND huyện như: xây dựng trường chuẩn Quốc gia và thực hiện kiên cố hóa trường, lớp; xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học, xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL, tạo môi trường giáo dục thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa pháp lý hóa các mục tiêu quy hoạch đã được thông qua và biến thành chương trình hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục của các cấp quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn các xã, thị trấn. Phối hợp các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân để mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa, bước đi của quy hoạch, nhằm góp phần thực hiện tốt quy hoạch. Tăng cường giáo dục và quán triệt các nội dung thực hiện; xây dựng chương trình hành động để chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện.
Xây dựng chính sách mang tính đòn bẩy để vừa giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước mắt vừa thúc đẩy phát triển lâu dài.
Trước mắt tham mưu cho UBND huyện ban hành một số chính sách sau: + Chính sách đầu tư phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa.
+ Chính sách đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa. + Chính sách hỗ trợ học sinh miền núi.
+ Chính sách đối với giáo viên giỏi, học sinh giỏi.
+ Chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.