Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 107)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.8. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là một quá trình tạo ra một xã hội học tập, trong đó mọi người được thụ hưởng giáo dục và mọi tổ chức, gia đình, mọi công dân trong xã hội đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

- Làm cho cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong huyện hiểu sự nghiệp giáo dục không phải chỉ của Nhà nước, ngành giáo dục và các trường học mà đó là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân nhằm phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, nhân lực, vật lực và các nguồn lực để chăm lo phát triển và quản lý sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Gắn chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

- Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền một cách sâu rộng để cộng đồng hiểu rằng phát triển giáo dục vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mọi người dân.

- Phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể làm tốt công tác huy động số lượng, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 và học sinh bỏ học trở lại trường; làm tốt công tác duy trì số lượng học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Tăng cường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở

các địa phương. Phát huy vai trò chủ động của nhà trường trong mối quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội. Lồng ghép chương trình chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vào kế hoạch hành động của các cơ quan, đoàn thể và coi đó là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác xã hội hóa giáo dục miền núi phải được đẩy mạnh và phát huy đầy đủ trong các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội; được đầu tư đúng mức, có chất lượng. Làm cho người dân thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện xã hội hóa. Mở rộng hoạt động một số ngành không nên khép kín, biệt lập, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án, không chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương phải tích cực tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo theo chức năng của mình. Các hoạt động trong lĩnh vực GD-ĐT tiến hành theo tinh thần xã hội hóa như nhau đối với các vùng miền, cần tính đến đặc điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc trên địa bàn.

- Mỗi địa phương xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, tạo cơ hội để mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng cả về số lượng cũng như chất lượng, đến nay tất cả các xã, thị trấn trong huyện có một trung tâm học tập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w