Những nhân tố khác

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 43)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.7.6. Những nhân tố khác

Đặc điểm địa lý tự nhiên của vùng hoặc lãnh thổ cũng tác động quan trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục.

Trình độ phát triển khoa học công nghệ (đặc biệt trong giai đoạn hiện nay) chi phối mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục,... hay khoa học và công nghệ thúc đẩy giáo dục phát triển. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong giáo dục.

Các nhân tố này nếu tốt, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để hoàn thiện quy hoạch; nếu chưa tốt sẽ gây khó khăn, trở ngại cho chính hệ thống này.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số và nguồn nhân lực2.1.1.1. Đặc điểm địa lý 2.1.1.1. Đặc điểm địa lý

Huyện Quảng Trạch có tổng diện tích 613,89 Km2. Ở phía bắc, Quảng Trạch giáp với tỉnh Hà Tỉnh, phía nam giáp với huyện Bố Trạch, phía tây giáp với huyện Tuyên Hóa và phía đông giáp với biển Đông. Là một huyện đồng bằng, nhưng Quảng Trạch có cả đồi núi và biển. Huyện Quảng Trạch có đường sắt, quốc lộ 1A và 12A đi qua; có tuyến đường thủy nội địa trên sông Gianh và sông Roon. Quảng Trạch có nguồn nước mặt phong phú với hệ thống sông, suối, hồ đập khá dày đặc,... Toàn huyện có 3 hồ chứa nước lớn có dung tích thiết kế trên 35 triệu m3 nước và 40 hồ đập nhỏ, hệ thống trạm bơm điện Rào Nan cùng 26 trạm bơm điện nhỏ, phân bổ rải rác trong toàn huyện, hàng năm phục vụ tưới tiêu cho 9.500 ha lúa.

Tài nguyên đất đai của huyện khá đa dạng, đất đồi núi chiếm 59,7% đất đồng bằng chiếm 28,6%, đất cát nội địa chiếm 5,1%. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn rất lớn là tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng. Diện tích đồi núi đá (chủ yếu núi đá vôi) có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.

Với tổng chiều dài 32,4 km bờ biển, Quảng Trạch là huyện giàu tài nguyên biển, có vịnh nước sâu Hòn La với nhiều lợi thế để phát triển vận tải biển, công nghiệp đóng tàu và các dịch vụ phục vụ cho nghề biển. Ngư trường Quảng Trạch có nguồn hải sản phong phú, trong đó nhiều hải sản có giá trị cao như tôm hùm, mực nang, mực ống,... các loại cá ngon như cá chim, cá

thu, cá nhụ, cá đé,...Ven bờ biển, có nhiều điểm thích hợp để phát triển nghề nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.

Không chỉ vậy, Quảng Trạch còn có nhiều cảnh đẹp như khu vực vũng chùa- Đảo Yến, khu Hoành Sơn Quang, đền Công Chúa Liểu Hạnh,... rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa.

2.1.1.2. Dân số, dân cư và nguồn nhân lực

Dân số của huyện Quảng Trạch năm 2011 là 207,170 người, mật độ dân số bình quân khoảng 336 người/km2. Dân số thành thị chiếm 3,96%, dân số nông thôn chiếm 96,04%.

2.1.2. Đặc trưng kinh tế - xã hội

Huyện Quảng Trạch là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 33 xã và 01 thị trấn Ba Đồn là trung tâm huyện thị, theo quy hoạch được phê duyệt, thị trấn Ba Đồn được đầu tư xây dựng mở rộng phát triển để trở thành Thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2014.

Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần. Quảng Trạch hiện có các lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: nghề mộc, rèn, đan tre, đan mây, làm nón, chế biến nông sản, sản xuất muối, sản xuất vật liệu xây dựng, làm tre đan xuất khẩu. Đặc biệt sắp tới có một số làng nghề mới được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việc đưa các nghề mới vào trong cơ cấu nghề nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường du lịch trong tỉnh cho khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và xuất khẩu chế biến một số mặt hàng nông sản và hải sản.

Kinh tế tiếp tục phát triển và đạt tốc do tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,02% năm (chỉ tiêu 11 - 12%) .Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 36,8% năm 2005 tăng lên 39,5% năm 2010 (chỉ tiêu 34 - 35%); dịch vụ - thương mại

từ 29,3% năm 2005 tăng lên 36,9%. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 33,9% năm 2005 giảm xuống 23,6% (chỉ tiêu 23 - 24%). GDP bình quân đầu người từ 4,8 triệu đồng năm 2005 tăng lên 8,7 triệu đồng năm 2009.

Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 4,59%; diện tích, năng suất, sản xuất, sản lượng lương thực cơ bản ổn định, toàn huyện có khoảng 7.000 ha thâm canh lúa cao sản, trên 3.000 ha đạt hiệu quả thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm; đảm bảo tưới tiêu trên 95% diện tích gieo cấy; cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, chú trọng mở rộng diện tích đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông được đẩy mạnh. An ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo, sản lượng lương thực từ 48.558 tấn năm 2005, tăng lên 52.022 (chỉ tiêu 55 - 56 ngàn tấn).

Chăn nuôi phát triển ổn định, an toàn dịch bệnh. Tổng đàn gia súc tăng bình quân hàng năm 6,2%, từ 26.487 con năm 2005, tăng lên 160.827con năm 2010. Chất lượng đàn gia súc đang được nâng lên, tỷ lệ đàn bò lai sinh đến nay chiếm 15%, tỷ lệ nạc hóa đàn lợn chiếm trên 90%. Đàn gia cầm phát triển nhanh, từ 247.195 con năm 2005 tăng lên 425.000 con năm 2010, bình quân hàng năm tăng 7,7%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm, tiêm phòng thú y được chú trọng. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 32,2% năm 2005 tăng lên 41,5% năm 2010.

Về lâm nghiệp, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,2% năm. Trong 5 năm, đã trồng mới được 1.810 ha rừng tập trung (KH 1.500 ha), trên 5,7 triệu cây phân tán, khoanh nuôi bảo vệ 14.000 ha, rừng sản xuất có 8.000 ha, trong đó có 5.000 ha thông nhựa đang thời kỳ khai thác. Đã hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng, công tác giao đất, giao rừng được đẩy mạnh; tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, chữa cháy rừng; kiểm tra, xữ lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật.

Sản xuất thủy sản được đầu tư phát triển cả 3 lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, năng lực đánh bắt thủy sản được tăng cường, công tác bảo vệ tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản được chú trọng. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 8,92% năm. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng năm 2005 đạt 10.824 tấn, đến năm 2011 đạt 16.400 tấn, bình quân 5 năm tăng 11%. Diện tích nuôi thủy sản được mở rộng, từ 616 ha năm 2005, lên 747 ha năm 2011. Thực hiện tốt chính sách khuyến ngư.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khác. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 5 năm 16,9%. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 18,7 % (chi tiêu 18-19%). Các lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng được mở rộng như: sản xuất gạch tuy nen, khai thác cát, đá xây dựng... các nghề truyền thống được khôi phục và phát huy, như: nón lá, nghề mộc dân dụng, mỹ nghệ, rèn, sữa chữa cơ khí, chế biến hải sản, bún bánh;... du nhập thêm nghề mây xiêm ở Quảng Phương, Quảng Tiến, Quảng Văn; dây đai nẹp nhựa ở Quảng Thuận; đã đầu tư xây dựng Làng nghề Cảnh Dương đi vào hoạt động đạt được một số kết quả bước đầu.

Các ngành dịch phát triển khá nhanh và đa dạng. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm 17,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 30,6 % năm. Một số ngành dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyện có 6.380 cơ sở kinh doanh cá thể, chiếm 97% tổng số cơ sở kinh doanh; 31/34 xã, thị trấn có chợ, các xã, thị trấn có trạm bưu điện văn hóa xã phục vụ sách báo đọc miễm phí cho nhân dân, bình quân 65 máy điện thoại/100 người dân; 34/34 xã, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại di động và có dịch vụ Internet. Các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng trợ cước, trợ giá cho các xã miền núi được đảm bảo

kịp thời. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát giá cả được tăng cường.

Hoạt động tài chính - tín dụng tiến bộ. Tổng thu ngân sách từ 161,785 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 297,53 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm 13%. Trong đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2006 đạt 62 tỷ 55 triệu đồng, năm 2009 đạt 72 tỷ 170 triệu đồng. Việc quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, tổng chi ngân sách bình quân hàng năm tăng 20,14%.

Hoạt động tín dụng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn vay hàng năm đạt 65%; kịp thời triển khai các giải pháp tài chính, tiền tệ nhằm chống lạm phát và ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách cho vay hộ nghèo, sinh viên nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Kết cấu hạ tầng được tăng cường. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm đạt 601,7 tỷ đồng. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn. Nhờ vậy, diện mạo và bộ mặt nông thôn trên địa bàn của huyện đã có sự đổi thay và ngày càng khởi sắc. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô về tới trung tâm xã và điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân dùng điện đạt 99,5%; trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, khu phố được đầu tư nâng cấp, xây dựng biến cố; hệ thống dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển lên tận địa bàn các xã, thị trấn; toàn huyện có 144 km đường giao thông được bê tông hóa và láng nhựa, 217 km đường cấp phối. Hệ thống kênh mương, hồ đập thủy lợi được nâng cấp, sữa chữa, có trên 239 km kênh mương nội đồng được bê tông hóa, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; cơ sở hạ tầng thị trấn Ba Đồn được đầu tư nâng cấp theo tiêu chí đô thị loại IV. Một số chương

trình, dự án đã có sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các xã miền núi, bải ngang, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý quy hoạch được chú trọng. Đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020, quy hoạch sử dựng đất đến năm 2020, quy hoạch phát triển Cụm Làng nghề; quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thị trấn Ba Đồn mở rộng lên thị xã. Gắn chặt chẽ công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Kinh tế nhiều thành phần được phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05 danh nghiệp nhà nước, 220 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng 155 doanh nghiệp so với năm 2005, thu hút và tạo việc làm ổn định cho trên 3.934 lao động. Kinh tế tập thể từng bước được cũng cố, hiện có 59 HTX hoạt động trên lĩnh vực, nghành nghề, thu hút trên 780 lao động; có 58 mô hình kinh tế trang trại thu nhập khá, hàng năm được cấp chứng chỉ, tăng 28 trang trại so với năm 2005.

Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển. Đến nay, đã có 113 dự án đầu tư trên địa bàn, tổng số vốn đăng ký 625 tỷ đồng; riêng trong năm 2009, đã thu hút 02 dự án bằng nguồn vốn ODA để triển khai dự án Thoát nước - Vệ sinh môi trường thị trấn Ba Đồn và dự án cấp nước cho 22 xã với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội ảnh hưởngđến sự phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục trung học cơ sở đến sự phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục trung học cơ sở nói riêng

2.1.3.1. Những thuận lợi

Huyện Quảng Trạch có các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế; điều kiện tự nhiên, khí hậu, cảnh quan, đất đai và nguồn tài nguyên khoán

sản. Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp tỉnh, với tinh thần năng động sáng tạo, đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Trạch đã vươn lên khắc phục từng bước khó khăn, hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển huyện nhà; tận dụng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện. Đồng thời có chính sách phát triển và cơ chế quản lý phù hợp có khả năng thu hút được nguồn đầu tư phát triển.

Những năm gần đây, kinh tế của huyện có sự tăng trưởng, thu nhập bình quân trên đầu người tăng; chính sách dân số triển khai bước đầu có hiệu quả, số con trong gia đình giảm dần, phụ huynh có điều kiện chăm sóc đến việc học hành của con em; nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, năng động chiếm tỉ lệ lớn.

2.1.3.2. Những khó khăn

Kinh tế phát triển nhưng có mặt chưa vững chắc, chất lượng hiệu quả chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Công tác xây dựng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Dân cư phần lớn làm nghề nông nên ít có điều kiện đầy đủ cho con em học hành. Thường xuyên bị thiên tai, cơ sở vật chất bị hư hại nhiều ảnh hưởng đến việc dạy và học nên chất lượng giáo dục chưa cao.

2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,TỈNH QUẢNG BÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Khái quát chung về giáo dục huyện Quảng Trạch

Thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về vai trò của phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của từng địa phương. Giáo dục đào tạo trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự

phố hợp của các ngành, đoàn thể, các địa phương và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Kết quả huy động học sinh nhập học: MN huy động 33.7% số trẻ trong độ tuổi vào nhà trẻ, 91,4% trẻ 5 tuổi vào học mầm non. Tiểu học huy động trẻ trong độ tuổi hàng năm 100%; THCS 99,9%. Hiệu quả đào tạo: TH từ 98% đến 99%; THCS từ 92% đến 94%.

Số học sinh bỏ học chỉ còn xẩy ra ở cấp THCS nhưng ngày càng giảm, cách đây vài năm bỏ học trên 1% nay chỉ còn 0,79%, TH không có học sinh bỏ học. Chất lượng giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ vượt kế hoạch, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên tăng lên hàng năm. MN đạt chuẩn

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w