Dự báo môi trường kinh doanh sản phẩm Gree trong năm 2015-2020

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty Gree (Việt Nam) đến năm 2020 (Trang 54)

4. Bố cục của luận văn

2.2.2.6.Dự báo môi trường kinh doanh sản phẩm Gree trong năm 2015-2020

Trong những năm đầu kinh doanh thị trường tại Việt Nam tốc độ tăng trường bình quân trong 3 năm đầu khá cao gần 40%. Do năm đầu tiên 2011 vào thị trường Việt Nam, Gree vẫn là thương hiệu mới so với thị trường Việt Nam vì vậy doanh số không cao trong năm 2011. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2012 và 2013 Doanh số của Gree bắt đầu phát triển so với năm 2011.

Kinh tế tăng trưởng cao trong các năm qua đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ điều hòa ở Việt Nam tăng trưởng cao, đây chính là cơ hội cho công ty tiếp tục đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tại thị trường Việt Nam, Gree đang có các dòng sản phẩm sau:

- Đối với dòng sản phẩm tiêu chuẩn, Gree hiện có các sản phẩm Gree - Snowy vừa có Tubo làm lạnh nhanh, vừa tiết kiệm điện, trong thời gian tới đây Gree sẽ tung ra sản phẩm Gree - Bee có màng lọc trà xanh và ion diệt khuẩn để có thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Đối với dòng điều hòa tiêu chuẩn, Gree tham gia chủ yếu là dòng sản phẩm Snowy.

- Đối với dòng sản phẩm Inveter, Gree có loại Change siêu tiết kiệm điện và có công nghệ G10, công nghệ tiên tiến trên thế giới

- Ngoài những sản phẩm treo tường Gree còn có những sản phẩm điều hòa trung tâm và thương mại như : Tủ dứng, Cassete, VRV…

- Dựa trên kết quả kinh doanh trong 03 năm qua và dự báo tăng trưởng trong 05 năm tới đòi hỏi công ty phải có kế hoạch đầu tư thêm chí phí kinh doanh như quảng cáo marketing, kho bải…và có khả năng xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam vào năm 2017 nhằm đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Trong đó chú trọng đầu tư vào các sản phẩm Inveter.

Bảng 2.4: Dự báo tăng trưởng các sản phẩm Gree 2015 – 2020

Đơn vị: bộ điều hòa

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Snowy 30.245 34.723 39.201 43.679 48.157 52.635 Change 984 1.088 1.193 1.297 1.402 1.506 Tủ Dứng 470 516 563 609 656 702 Casete 61 68 75 82 89 96 Tổng Cộng 31.759 36.395 41.031 45.667 50.303 54.939

Nguồn: Tính toán của tác giả

2.2.3.Ma trận đánh giá bên giá các yều tố bên ngoài – EFE

- Tầm quan trọng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia ngành. Số điểm của tầm quan trọng của mỗi yếu tố được cho từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 ( rất quan trọng). Tổng số điểm tầm quan trọng tất cả các yếu tố bằng 1,00.

- Phân loại phản ứng các yếu tố của doanh nghiệp với môi trường từ 1 đến 4. Phản ứng tốt là 4, khá là 3, trung bình là 2, phản ứng ít là 1.

- Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng điểm quan trọng cao hơn 2,5 nghĩa là doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội và những nguy cơ của môi trường.

Để đánh giá mức độ nỗ lực trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng những cơ hội từ môi trường và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài như đã phân tích ở trên, chúng tôi lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE.

Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty

STT Các yếu tố bên ngoài Mức

độ Phân loại Điểm quan trọng Kết luận

1 Kinh tế xã hội phát triển 0,05 3 0,15 Cơ hội

2 Việt Nam gia nhập WTO 0,11 3 0,33 Cơ hội

3 Mức sống và nhu cầu ngày càng tăng 0,10 2 0,2 Đe dọa 4 Khoa học kĩ thuật hiện đại 0,11 3 0,33 Cơ hội 5 Lạm phát luôn ở mức ổn định 0,11 2 0,22 Cơ hội 6 Tiềm năng của thị trường nội địa lớn 0,11 3 0,33 Cơ hội 7 Đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh 0,11 2 0,22 Đe dọa 8 Tiêu chuẩn của khách hàng về sản phẩm 0,10 2 0,2 Cơ hội 9 Nguồn hàng không ổn định 0,10 3 0,3 Cơ hội 10 Có nhiều sản phẩm thay thế 0,10 2 0,2 Đe dọa

Tổng cộng 1,0 2,48

Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả

Đánh giá : Tổng số điểm quan trọng của Công ty là 2,48 đạt mức độ thấp hơn trung bình 2,5 điều này cho thấy khả năng phản ứng của Công ty trước những cơ hội và các đe dọa bên ngoài chưa tốt như tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhu cầu tiêu dùng, các nhãn hàng thương hiệu kém đã rời khỏi thị trường điều hòa. Tuy nhiên, Gree cần phải chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công mà Gree chưa phản ứng tốt như: Chưa khai thác triệt để thị trường trong nước, nhu cầu còn rất lớn, vấn đề mưa bão lũ lụt nhiều, phong tục tiêu dùng của người Việt Nam khi mức sống ngày càng năng cao thường hay sử dụng hàng có thương hiệu Cùng với đối thủ cạnh tranh thương hiệu lớn như Panasonic, Daikin, LG… ngày càng mạnh. Do đó phải nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của mọi người.

Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Mức độ quan trọng (Xem thêm phụ lục 4) Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại (Xem thêm phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty Gree (Việt Nam) đến năm 2020 (Trang 54)