Tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc kinh doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty Gree (Việt Nam) đến năm 2020 (Trang 37)

4. Bố cục của luận văn

2.1.3.Tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc kinh doanh

2.1.3.1. Tầm nhìn chiến lược :

Với vai trò là đại diện chính thức được ủy quyền từ tập đoàn sản xuất điều hòa hàng đầu trên thế giới, định hướng phát triển của Gree là sẽ xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại nhất, rộng khắp và đứng đầu Việt Nam. Trong tương lai, hệ thống phân phối Gree sẽ được nhân rộng ra 38/64 Tỉnh thành, từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng và sau đó là các tỉnh thành khác trên cả nước.

Bên cạnh đó, một mục tiêu dài hạn mà Gree hướng tới là trở thành một công ty vững mạnh phân phối điều hòa hàng đầu tại Việt Nam. Doanh số đạt 50.000 bộ điều hòa trong 01 năm.

Để đạt được những mục tiêu đó, Gree thực hiện các bước đi chiến lược như: + Ký kết với đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

+ Hoàn thiện và nâng cao chính sách đào tạo nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ khách hàng.

+ Chú trọng đẩy mạnh hoạt động thương mại, mở thêm hàng loạt đại lý tại các tỉnh thành trên toàn quốc.

+ Khởi công xây dựng Nhà máy lắp ráp gia công Gree với quy mô lớn hiện đại tại khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương

2.1.3.2. Sứ mệnh

Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Gree với chất lượng quốc tế và giá hợp lý, đa dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp góp phần vào sự phát triển điều hòa không khí và sự phát triển của thế giới.

2.1.3.3. Nguyên tắc kinh doanh và văn hóa công ty: Nguyên tắc kinh doanh: Nguyên tắc kinh doanh:

Gree Việt Nam chủ động xây dựng văn hóa kinh doanh gần gũi với Việt Nam đồng thời tuân theo những nguyên tắc kinh doanh và văn hóa Gree toàn cầu. Gree Việt Nam cam kết tuân thủ những nguyên tắc kinh doanh sau:

- Mục tiêu kinh doanh của Gree cũng như của cấp quản lý và nhân viên ở mọi cấp bậc là sản xuất và tiếp thị những sản phẩm của công ty sao cho có thể tạo nên những giá trị lâu bền cho những người tiêu dùng, những cổ đông, nhân viên, các đối tác kinh doanh và số lớn những nền kinh tế quốc gia tại đó Gree hoạt động.

- Gree không chủ trương theo đuổi lợi nhuận trước mắt làm thiệt hại đến sự phát triển kinh doanh lâu dài của công ty, lợi nhuận hàng năm là để duy trì sự ủng hộ của các thị trường tài chính và nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư.

- Gree tin tưởng rằng thông thường luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để bảo đảm tư cách đạo đức, mặc dù trong một số lĩnh vực nhất định, việc có thêm những hướng dẫn khác cho cấp quản lý và nhân viên dưới hình thức những nguyên tắc kinh doanh tự giác là rất có ích, nhằm đảm bảo rằng những tiêu chuẩn cao nhất sẽ được áp dụng xuyên suốt công ty.

- Gree nhận thức được rằng thành công của một tập đoàn là sự phản ảnh trình độ, nghiệp vụ, hành vi và giá trị đạo đức của cấp quản lý và nhân viên, do đó

việc tuyển chọn nhân viên thích hợp và chính sách đào tạo và phát triển liên tục có tính chất quyết định.

- Gree nhìn nhận rằng người tiêu dùng có quyền quan tâm đến công ty đằng sau nhãn hiệu Gree, cũng như cách thức họat động của công ty.

Văn hóa:

Ngoài phong thái quốc tế và sự tôn trọng tính biệt dị, Gree còn thừa nhận một số giá trị cơ bản. Giá trị này một phần xuất phát từ nguồn gốc Gree toàn cầu, đã được phát triển theo dòng lịch sử lâu dài và tỏ ra hữu ích và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty:

- Cách tiếp cận kinh doanh mang tính thực dụng nhiều hơn là giáo điều. - Có đầu óc thực tiễn và căn cứ vào những quyết định trên sự kiện hơn là mơ ước hoặc ảo tưởng.

- Giữ gìn đạo đức kinh doanh, chân thành, chính trực và phẩm chất.

- Quan hệ trên cơ sở tín nhiệm, mong đợi đối tác có thái độ chính trực hỗ tương và từ khước mọi sự mưu đồ.

- Giao dịch trực tuyến và thích nghi với đồng nghiệp, qua đó giảm được tối đa thủ tục hành chánh.

- Cán bộ, nhân viên Gree không khoa trương nhưng luôn ý thức về giá trị của mình và hình ảnh tích cực của công ty. về cơ bản, họ rất khiêm tốn, nhưng không vì thế mà mất đi phong cách và ý thức về phẩm chất của mình.

- Cán bộ, nhân viên Gree sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu năng động và hướng tới tương lai trong lĩnh vực công nghệ học, các đổi thay trong tập quán của người tiêu dùng, các ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh, nhưng vẫn duy trì sự tôn trọng các giá trị, tác phong và hành vi cơ bản của con người. Gree không tin vào những gì có tính thời thượng nhất thời và những kẻ tự phong thông thái.

2.1.3. Hệ thống phân phối

Về hệ thống phân phối: Do Gree mới gia nhập thị trường Việt Nam nên Gree chưa có hệ thống phân phối đa dạng, rộng khắp cả nước. Hiện tại hệ thống phân phối của Gree chỉ tập trung vào các Thành Phố như : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, và các tỉnh lân cận. Trong tương lai, hệ thống phân phối Gree sẽ được nhân rộng ra 38/64 tỉnh thành trên toàn quốc thông qua các kênh phân phối sau:

- Kênh bán buôn truyền thống: Đây là kênh phân phối chủ yếu của Công ty hiện nay. Gree có 10 nhà phân phối trên toàn lảnh thổ Việt Nam và có trên 200 đại lý nhỏ lẻ trên toàn quốc.

- Kênh các siêu thị: Đây là kênh bán hàng quan trọng trong hiện nay và trong thời gian tới. Nhằm thúc đẩy và quảng cáo tạo hình ảnh Gree đến với người tiêu dùng

- Kênh dự án: Đội bán hàng trực tiếp sẽ chào hàng vào các công trình xây dựng nhà ở trực tiếp đến người tiêu dùng

- Showroom giới thiệu sản phẩm: Công ty Gree đang từng bước đầu tư xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, Cần Thơ và các thành phố lớn khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gree đang trong quá trình xây dựng các kênh phân phối để sản phẩm của Gree đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất. Gree tin rằng xây dựng mạng lưới phân phối như thế, Gree đã đa dạng hoá được đối tượng khách hàng với những sở thích mua sắm ở những nơi khác nhau, giảm thiểu rủi ro trong doanh số. Đồng thời, với mạng lưới khắp cả nước, Gree sẽ tạo được hình ảnh trong lòng người tiêu dùng, trong thời gian tới Công ty ngày càng mở rộng thêm thị phần hơn nữa, doanh thu bán hàng sẽ ngày càng tăng cao.

Contracted warehouses: Road DT743, Binh Duong, HCMC Can Tho Hai Phong Da Nang

Hình 2.1: Hệ thống phân phối của Gree

Hanoi Office : 6th Floor Indochina Building, 241 Xuan Thuy Street, Cau Giay District, Hanoi Warehouse : Hung Yen, Hanoi HoChiMinhCity Offices : 4st Floor, Scepta Building, 19A Cong Hoa St, Tan Binh District,

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài - EFE 2.2.1. Môi trường vĩ mô 2.2.1. Môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Các yếu tố về kinh tế

Bảng: 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI trong giai đoạn từ 2003 - 2013

Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

GDP 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 CPI 3 9,5 8,4 6,6 12,6 19,89 6,52 11,75 18,13 6,81 6,04

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kinh tế thế giới : Trong năm 2013 vẫn đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn như lạm phát tại các nước đang phát triển và nợ công lan rộng ở các nước Châu Âu và các nước phát triển. Đặc biệt là khủng hoảng tại Mỹ vào tháng 10/2013, chính phủ liên ban phải đóng cửa ngừng hoạt động sau khi Quốc hội nước này không nhất trí thông qua dự luật tạm thời cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ. Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay nó không chỉ ảnh hưởng tới Công ty Gree hay nước ta mà nó là vấn đề mang tính chất toàn cầu.

Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Bức tranh kinh tế Việt Nam được nhìn nhận từ góc độ vĩ mô dựa trên diễn biến tình hình kinh tế trong năm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản. GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững... Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với

mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.

Thuận lợi

+ Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mô hình tăng trưởng mới

+ Năm 2014, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi sau năm 2012. Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng đây là một con số ấn tượng có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF).

+ Tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP/đầu người tăng thể hiện mức sống người dân ngày một cải thiện, thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của công ty.

+ Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội/GDP năm 2014 đã đạt được những kết quả tích cực luôn ở mức trên 40% (cao nhất năm 2007 đạt 46,5%). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam.

+ Thu nhập bình quân: có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ các sản phẩm Điều hòa không khí. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì nhu cầu được nâng cao, nhu cầu sử dụng

sản phẩm, trong đó có điều hòa không khí cũng tăng. Nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thu nhập người dân tụt giảm, không đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, thì những nhu cầu đó cũng sẻ giãm theo làm cho ngành sản Điều hòa không khí chắc chắn sẽ bị tác động.

Hạn chế:

+ Tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.

+ Giá dầu thô cùng với hàng loạt các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng lên

làm cho giá thành sản phẩm điều hòa không khí tăng. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, chỉ giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2014 tăng lên gần 18,16 % so với cùng kỳ năm 2013.

+ Khủng hoảng nợ ở các nước châu Âu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

+ Biến động tỷ giá: của đồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Gree khi khoảng 100% sản phẩm đầu vào của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó rũi ro mất giá đồng Việt Nam ảnh hưỡng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của Công ty

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua chủ yếu theo chiều rộng (về số lượng) và chứa đựng những yếu tố không ổn định.

2.2.1.2. Các yếu tố văn hóa - xã hội

- Việt Nam chia thành 64 tỉnh, (Miền Bắc; Miền Trung, Miền Nam).

- Thủ đô: Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phố lớn: Hồ Chí Minh

- Dân số năm 2010: 86,79 triệu - Tốc độ tăng dân số: 1,87%

- Số hộ gia đình năm 2010: 18.846.557

- Dân số đô thị năm 2010: 27,4% (5.341.600 hộ gia đình)

- Tỉ lệ nam/nữ: 49,1/50,9

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là: 71 tuổi

- Tuổi thọ trung bình Nam: 69 tuổi

- Tuổi thọ trung bình Nữ: 73 tuổi

Môi trường xã hội - văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các tổ chức thuộc nhiều ngành trong nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Với cơ cấu dân số trẻ, một nửa dân số nhỏ hơn 30 năm tuổi và dự báo kinh tế Việt Nam phát triển ổn định trong những năm tới, nhu cầu đòi hỏi của thị trường thì xu hướng tiêu thụ các sản phẩm Điều Hòa Không Khí sẽ tiếp tục tăng. Đây là cơ hội cho Gree mở rộng và phát triển kinh doanh Điều Hòa Không khí tại thị trường Việt Nam.

2.2.1.3. Các yếu tố về chính trị pháp luật

Việt Nam đang mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, Việt Nam đang trở thành một địa điểm cuốn hút các nhà đầu tư với nền kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề, nhu cầu trong nước tăng trưởng vững chắc, hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển đường

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh tại công ty Gree (Việt Nam) đến năm 2020 (Trang 37)