Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 32)

C

a). Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2010, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010

Stt Mục đích sử dụng Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 331.176 100

1 Đất nông lâm nghiệp 274.677 82,94

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 205.748 62,13

- Đất trồng lúa 165.557 49,99 - Đất trồng cây hàng năm khác 144.156 43,53 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 11.356 3,43 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 54.373 16,42 1.4 Đất làm muối 483 0,15 1.5 Đất lâm nghiệp khác 2.717 0,82

2 Đất phi nông nghiệp 53.963 16,29

2.1 Đất ở 6.032 1,82

- Đất ở đô thị 964 0,29

- Đất ở nông thôn 5.067 1,53

2.2 Đất chuyên dùng 23.302 7,04

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 196 0,06

- Đất quốc phòng, an ninh 596 0,18

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 400 0,12

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 737 0,22

2.5 Đất sông, suối và mặt nước 23.487 7,09

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 5 0,00

3 Đất chưa sử dụng 2.536 0,77

3.1 Đất bằng 2.536 0,77

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng - -

C

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2010 là 331.176 ha, trong đó sử dụng cho các ngành:

- Đất nông nghiệp 263.321ha, giảm 2.538 ha so với năm 2005. - Đất lâm nghiệp có rừng 11.356, giảm 873 ha.

- Đất phi nông nghiệp 53.963 ha, tăng 3.871 ha. - Đất chưa sử dụng 2.536 ha, giảm 288 ha.

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng ... Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 79,51%, đất lâm nghiệp 3,43%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 17,39%. Trong tổng số 263.321 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha dùng trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái.

b). Định hướng phát triển

(i). Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Trong phương án phát triển giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Sóc Trăng, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng sẽ dịch chuyển theo hướng tăng diện tích đất đô thị, đất công nghiệp để phù hợp với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa, do đó quỹ đất dự trữ sẽ giảm, nhu cầu sử dụng chuyên dùng sẽ tăng đáng kể nên xu thế giảm đất nông nghiệp là khó tránh khỏi.

Bảng 2.3: Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng

Nhóm đất

Hiện trạng năm 2008 Quy hoạch năm 2020

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Stt Tổng diện tích 331.176 100 331.004 100

1 Đất nông nghiệp 274.677 82,94 262.770 79,39

- Đất sản xuất nông nghiệp 205.748 62,13 175.000 66,60

- Đất lâm nghiệp 11.356 3,43 14.000 5,33

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 16,42 73.180 27,85

- Đất làm muối 483 0,15 500 0,19

- Đất nông nghiệp khác 2.717 0,82 90 0,03

2 Đất phi nông nghiệp 53.963 16,29 68.120 20,58

- Đất ở 6.023 1,82 10.150 3,07

- Đất chuyên dùng 23.302 7,04 33.120 10,01

C

Nhóm đất

Hiện trạng năm 2008 Quy hoạch năm 2020

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 737 0,22 - -

Đất sông suối và mặt nước 23.487 7,09 23.500 7,10

Đất phi nông nghiệp khác 5 0,00 1.350 0,41

3 Đất chưa sử dụng 2.536 0,77 114 0,03

(Nguồn: Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020)

Môi trường đất tỉnh Sóc Trăng chủ yếu chịu tác động do hoạt động nông nghiệp, thủy sản và hoạt động đô thị hóa.

(ii). Về nông nghiệp

Theo định hướng đến năm 2020 diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh sẽ chuyển dịch theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua việc khuyến khích sản xuất trồng lúa xuất khẩu, đã làm tăng nhanh việc sử dụng các loại phân bón trong sản xuất. Trong những năm tiếp theo, diện tích càng bị thu hẹp, do cần tăng năng suất người dân sẽ tăng hàm lượng phân bón thuốc trừ sâu để nâng cao hiệu quả, từ đó sẽ góp phần gây ô nhiễm đến chất lượng môi trường đất tại các khu vực này.

(iii). Về lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp có xu hướng tăng dần diện tích trong các năm về sau và đạt khoảng 14.000 ha vào năm 2020. Việc gia tăng diện tích đất lâm nghiệp sẽ góp phần tăng cường cảnh quan sinh thái, cải thiện chất lượng đất và góp phần trong việc phòng chống xói lở, chủ yếu là tại các khu vực ven sông, ven biển.

(iv). Về nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng thời kì 2006-2020, tỉnh sẽ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi trồng năm 2020 là 73.180 ha với các loại hình như nuôi ruộng, nuôi bè, nuôi VAC và sản xuất giống. Do vậy, trong việc nuôi trồng, nguồn thức ăn sẽ được cung cấp nhiều hơn so với giai đoạn trước.

(v). Quá trình đô thị hóa

Khi xây dựng đô thị đất canh tác bị mất đi để thay vào nhà cửa và các công trình kiến trúc đô thị khác. Theo quy hoạch diện tích đất nông nghiệp của Tỉnh Sóc Trăng vào năm 2020 chỉ còn 262.770 ha, giảm 11.907 ha so với năm 2008 và thay vào đó là tăng diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 14.157 ha so với năm 2008. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị sẽ làm hệ sinh thái tự nhiên khu vực bị phá vỡ, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng, diện tích bề mặt thảm thực vật giảm, thu hẹp vùng đệm

C

cây xanh, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đất. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc xây cất các công trình, việc bốc lớp đất mặt để bán sẽ ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)