a). Thành phần loài thực vật trên cạn tại 02 khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra, khảo sát và định danh các loài thực vật trên cạn tại hai khu vực nghiên cứu đã phát hiện được 180 loài thuộc 69 họ (đính kèm danh mục loài thực vật cạn tại phần phụ lục của báo cáo), bao gồm:
- Quyết thực vật: 12 loài thuộc 9 họ.
- Thực vật một lá mầm: 59 loài thuộc 16 họ, trong đó:
C
o Nhóm dây leo: có 5 loài thuộc 4 họ;
o Nhóm thân thảo: có 51 loài thuộc 12 họ.
- Thực vật hai lá mầm: 109 loài thuộc 43 họ, trong đó:
o Nhóm cây gỗ: có 40 loài thuộc 26 họ;
o Nhóm cây bụi và nhóm cỏ: có 59 loài thuộc 28 họ;
Trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước và các vùng đất nước ngọt khác phát hiện được 127 loài thuộc 58 họ và trong khu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung phát hiện 107 loài thuộc 51 họ.
b). Hiện trạng các loài gây trồng, nhân tạo, du nhập tại khu vực nghiên cứu
- Loài gây trồng: có 5 loài thuộc 5 họ, bao gồm: Đước, Bần, Tràm, Sen, Dừa. - Loài du nhập: có 2 loài thuộc 2 họ, bao gồm: Trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra), Cỏ tranh (Imperata cylindrica).
- Loài nhân tạo: là những loài còn lại gồm 173 loài thuộc 62 họ.
Đặt biệt, trong hệ thực vật của rừng ngập mặn có 15 loài cây rừng ngập mặn chính thức/60 loài trên thế giới và 4 loài quan trọng tham gia rừng ngập mặn (dựa theo danh sách các loài cây rừng ngập mặn của Đặng Trung Tấn, 2004), trong đó :
- Dạng thân gỗ : 9 loài - Thân cau dừa : 1 loài - Thân thảo, cây bụi : 5 loài
Giữa hệ sinh thái rừng tràm và rừng ngập mặn có một số loài thực vật có thể sống cả hai khu vực, do đó số lượng các loài ở hai hệ sinh thái này sẽ hơn tổng số loài được thống kê.
Đối với hệ thực vật rừng ngập mặn, số loài được kiểm tra hiện diện trên phạm vi toàn khu vực có rừng ngập mặn, bao gồm các khu đất ngập triều và những vùng đất cao đã bị tác động; cho nên việc đánh giá sự phọng phú của cây rừng ngập mặn chỉ nên dựa vào số loài cây chính thức mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã công bố.
Tương tự, hệ thực vật rừng tràm cũng bao gồm những thực vật ở các khu rừng tràm và cả những diện tích đất rừng đã bị thoái hóa, không còn rừng.
c). Xác định các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao cần bảo tồn
Các khu rừng được điều tra có rất ít loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao cần bảo tồn.
Đối với rừng ngập mặn
Trong sách đỏ Việt Nam (2007), phần thực vật, có 4 loài thuộc cây rừng ngập mặn trong sách đỏ Việt Na, đó là:
o Đước : Rhizophora apiculata.
C
o Cóc đỏ : Lumnitzera littorea
o Bác nha : Osbornia octodonata.
Đối chiếu với rừng ngập mặn Sóc Trăng, hiện có 2 loài trong sách đỏ là Đước và Quao, tình trạng các loài như sau:
- Đối với loài đước: Đước (Rhizophora apiculata) và Mấm (Avicennia alba) là hai loài chiếm ưu thế trong rừng ngập mặn Sóc Trăng. Trong diễn thế rừng ngập mặn, Mấm và Bần Đắng là hai loài cây tiên phong lấn biển, tiếp đến là Đước chúng tạo thành quần thể hỗn giao với Mấm và thay thế dần Mấm để tạo nên quần thể Đước đơn loài. Đước cũng là loài có giá trị kinh tế cao của rừng ngập mặn, nên thường được chọn là cây để trồng rừng. Do đó, loài cây này hiện trong tình trạng phát triển tốt.
- Đối với loài Quao nước: Đây là loài cây sống trong môi trường nước lợ. Do cây không có giá trị kinh tế nên ít bị chặt phá.
Đối với rừng tràm
Khu rừng tràm không có loài cây trong Sách đỏ Việt Nam.
Tràm là loài cây có giá trị kinh tế cao của khu vực rừng tràm. Hiện nay, loài này đang được sử dụng để trồng rừng, cây tràm phát triển rất tốt, có rất nhiều khu rừng tràm đã đến tuổi khai thác. Tuy nhiên, trong khu vực tràm của tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều loài cây thảo dược có giá trị như: hà thủ ô, cam thảo … những loài cây này phát triển tốt và số lượng nhiều do chúng dể tái sinh.
3.2.2. Hệ thực vật thủy sinh
Thực vật thủy sinh bậc cao được thu tại 2 khu vực thuộc hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước và vùng cửa sông Cù Lao Dung. Các nhóm thực vật thủy sinh được thu định tính bằng cách thu mẫu tươi đại diện và đem về phòng thí nghiệm để định danh, kết quả như sau:
a). Hệ thực vật thủy sinh tại khu hệ rừng tràm Mỹ Phước
Trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước, mẫu được thu tại nhiều điểm ở nhiều sinh cảnh khác nhau bao gồm (1) Rừng tràm khai thác gồm 3 vị trí khác nhau; (2) Sinh cảnh dừa nước; (3) Lung và (4) Khu rừng đặc dụng.
i). Vào mùa mưa
Tại các vị trí thu mẫu, nhiệt độ và pH nước cũng được ghi nhận. Tất cả các vị trí thu mẫu trong hệ sinh thái rừng tràm đều có pH thấp (pH < 7), trong đó lung và khu rừng đặc dụng có pH thấp nhất (pH: 6,1 - 6,2). Nhiệt độ dao động trong khoảng 27,5 đến 31,1oC do thời gian thu mẫu chênh lệch giữa các điểm. Màu nước quan sát trong cả hệ sinh thái rừng tràm có màu nâu đậm thể hiện mức độ giàu chất hữu cơ trong thủy vực.
Thành phần loài thực vật thủy sinh bậc cao trong hệ sinh thái rừng tràm khá đa dạng gồm 15 loài. Lục bình (Eichhornia crassipes) được tìm thấy ở hầu hết các điểm và chiếm ưu thế ở các điểm rừng tràm khai thác. Ngoài ra, bèo tai tượng (Pistia
C
stratiotes) và bèo tai chuột (Salvinia molesta) cũng xuất hiện ở hầu hết các điểm. Đặc biệt súng trắng (Nymphaea pubescens) và súng tím (Nymphaea stellata) là 2 loài thường phát triển mạnh trong thủy vực có pH thấp. So với hệ sinh thái ven sông, hệ sinh thái nước tĩnh có nhiều cây cỏ thủy sinh hơn.
ii). Vào mùa khô
Có 14 loài thuộc 12 Họ thực vật thượng đẳng thủy sinh đã được phát hiện vào mùa khô. Rau ngổ (Enydra fluctuans) thuộc họ Asteraceae không xuất hiện trong đợt thu mẫu này. Một số loài ưu thế thường xuất hiện là lục bình (Eichhornia crassipes), bèo tai tượng (Pistia stratiotes)và bèo tai chuột(Salvinia molesta).
Nhìn chung, thành phần loài thực vật thượng đẳng thủy sinh trong hệ sinh thái không có sự khác biệt giữa 2 mùa. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loài tại các điểm thu có sự thay đổi lớn. Nếu trong đợt thu mẫu mùa mưa thì rong đuôi chồn
(Ceratophyllum demersum) phân bố ở rất nhiều điểm trong hệ sinh thái, khi đó lục bình (Eichhornia crassipes) cũng mới bắt đầu phát triển. Vào đợt thu mẫu mùa khô, lục bình phát triển rất mạnh, 15/15 điểm thu đều xuất hiện loài này. Đối với rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum), mùa khô chúng phân bố ít hơn và ở mật độ thấp hơn mùa mưa.
b). Hệ thực vật thủy sinh trong khu vực hệ rừng ngập mặn Cù Lao Dung i). Vào mùa mưa
Tương tự như ở rừng Tràm Mỹ Phước, trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung, các giống loài thực vật thủy sinh cũng được thu tại các điểm được chọn trước đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập mặn và cửa sông tại 18 điểm/vị trí khác nhau.
Tổng số loài thực vật thủy sinh thu được trong hệ sinh thái này là 12 loài, chủ yếu là những loài thực vật lợ mặn như ô rô (Acanthus ilicifolius), ô rô trắng (Acanthus ebracteatus), dừa nước (Nipa fruticans), bần (Sonneratia caseolaris), mấm (Avicennia marina) ... Lục bình (Eichhornia crassipes) cũng bao gồm trong tổng số loài được tìm thấy nhưng chỉ xuất hiện tại một vị trí duy nhất trên sông Hậu, điểm tiếp giáp với nước ngọt (Đại Ngãi). Bần được ghi nhận ở hầu hết các điểm thu mẫu. Do đặc điểm của vùng nước lợ nên pH trong khu vực thu mẫu đều lớn hơn 7. Độ mặn ở các điểm thu mẫu rất thấp, biến động trong khoảng 0 - 4 ‰.
ii). Vào mùa khô
Vào mùa khô, độ mặn hệ sinh thái rừng ngặp mặn Cù Lao Dung tăng lên rõ rệt vào dao động từ 10 - 16‰. Kết quả khảo sát cho thấy xuất hiện 9 loài thuộc 7 Họ thực vật thủy sinh bậc cao trong hệ sinh thái. Đặc biệt là Lục bình (Eichhornia crassipes)
không xuất hiện trong đợt thu mẫu này. Nhìn chung, thành phần loài thực vật thượng đẳng thủy sinh giữa 2 đợt thu mẫu không có sự biến động lớn tại các điểm thu cũng như sinh cảnh do phần lớn thành phần loài hiện diện ở đây là các loài thuộc các họ cây
C
lâu năm như bần (Sonneratia caseolaris), mấm (Avicennia marina), dừa nước (Nipa fruticans)...
Trong sinh cảnh rừng ngập mặn, bần (Sonneratia caseolaris) chiếm ưu thế (10/11 điểm), kế đến là các loài như ô rô (Acanthus ilicifolius) (6/11 điểm thu) và dừa nước (Nipa fruticans) (6/11 điểm thu mẫu) cũng phân bố ở hầu hết các điểm thu.
3.1.3. Hệ bò sát - lưỡng cư
3.1.3.1. Hiện trạng ĐDSH các loài bò sát – lưỡng cư
Hiện trạng bò sát - lưỡng cư trong tự nhiên hiện có những loài phổ biến như trong danh sách phân bố các loài tại các sinh cảnh khảo sát. Mặc dù là phổ biến nhưng với tình hình khai thác làm thức ăn hay lấn chiếm đất đai làm biến đổi sinh cảnh sống của chúng thì số lượng của chúng cũng ít thấy dần trong tự nhiên, như các nhóm rắn, rùa. Các loài này có vai trò trong cân bằng sinh thái như diệt trừ sâu bọ (lưỡng cư và nhóm thằn lằn), kiểm soát chuột (nhóm rắn). Bên cạnh đó, ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus hiện nay cũng được các hộ nuôi nhiều để cung cấp thịt làm thực phẩm với những con giống nhập từ Thái Lan với thể trọng to lớn hơn mà ta hay gọi ếch Thái lan. Đây cũng đồng thời là loài bản địa tại địa phương.
Trong các loài lưỡng cư, bò sát có hai loài được xếp vào cấp bậc quý hiếm: - Tắc kè Gekko gecko trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) thuộc cấp VU;
- Rùa ba gờ Malayemys subtrijuga trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) thuộc cấp VU, phụ lục II của công ước CITES (2009), danh lục đỏ IUCN (2009) thuộc cấp VU.
Các loài này hiện còn ít thấy ngoài tự nhiên, để lưu giữ nguồn gen quý của chúng cần phải bảo vệ những sinh cảnh sống tự nhiên của chúng như khu rừng tràm Mỹ Phước và Cù lao Dung.
3.1.4. Hệ côn trùng
3.1.4.1. Côn trùng trên cạn
Qua kết quả khảo sát đã ghi nhận được 63 loài côn trùng thuộc 2 bộ Lepidoptera (48 loài), Odonata (15 loài) trên các sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung. Thành phần loài côn trùng tập trung chủ yếu tại khu rừng tràm Mỹ Phước (tổng số 50/63 loài), chiếm tỷ lệ 79% tổng số loài quan sát và điều tra được tại Sóc Trăng.
Kết quả điều tra ban đầu đã ghi nhận được 07 loài Chuồn chuồn được xếp trong danh lục Sách đỏ IUCN thế giới với mức độ LC (Least Concern). Vì vậy, việc bảo tồn các nhóm loài có cấp độ nguy cấp trong sách đỏ thế giới là việc cần thiết trong thời gian tới. Tuy hiện nay chúng chưa được xếp vào nhóm đáng lo ngại, nhưng trong tương lai nếu không có sự bảo tồn loài bền vững thì đa dạng sinh học các nhóm loài này sẽ có nguy cơ suy giảm.
C
3.1.4.2. Côn trùng thủy sinh
a). Thành phần loài côn trùng thủy sinh tại khu rừng tràm Mỹ Phước a.1). Cấu trúc thành phần loài
i). Vào mùa mưa
Kết quả khảo sát đã phát hiện được 31 loài thuộc 19 họ, 6 bộ côn trùng thủy sinh trong khu hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước, trong đó: bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) có số loài nhiều nhất với 10 loài cho mỗi bộ, chiếm 32% tổng số loài. Trong bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) thì loài Notonecta undulate
chiếm ưu thế nhất. Bộ hai cánh (Diptera) có số loài ít nhất với 1 loài, kế đến là bộ nhện (Araneae) có 2 loài. Cấu trúc thành phần loài được trình bày như sau:
6 loài, 19%
10 loài, 32% 10 loài, 32%
1 loài3%
2 loài, 7% 6 loài, 7%
BỘ ODONATA BỘ HEMIPTERA BỘ COLEOPTERA BỘ DIPTERA BỘ ARANEAE BỘ ORTHROPTERA
Hình 1.1: Cấu trúc TPL côn trùng thủy sinh trong rừng tràm vào mùa mưa ii). Vào mùa khô
Côn trùng nước trong hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước vào mùa khô phát hiện được 15 loài thuộc 11 Họ, 6 Bộ. Bộ nửa cánh cứng (Hemiptera) có số loài cao nhất với 4 loài (tỷ lệ 40%), kế đến là Bộ cánh cứng (Coleoptera) với 4 loài (tỷ lệ 27%). Các Bộ còn lại như Bộ nhện (Aranaea), Bộ chuồn chuồn (Odonata), Bộ phù du (Ephemeroptera) có số loài ít nhất (1 loài). Nhìn chung, trong hệ sinh thái thì loài bọ gạo (Notonecta undulate) có tần số xuất hiện nhiều nhất và có số lượng cá thể cao nhất so với các loài khác. Một số loài thường xuất hiện trong hệ sinh thái là Notonecta undulate, Aquarius remigis (Bộ nửa cánh cứng) và Baetis sp. (Bộ phù du). Vào mùa khô, Bộ cánh thẳng (Orthoptera) không xuất hiện mà thay vào đó là Bộ phù du (Ephemeroptera) với loài Baetis sp. đặc trưng.
C
Hình 2.2: Cấu trúc TPL côn trùng thủy sinh trong rừng tràm vào mùa khô a.2). Tính đa dạng côn trùng thủy sinh
i). Vào mùa mưa
Sự phân bố thành phần loài côn trùng thủy sinh trên các điểm khảo sát biến động rất lớn, từ 1 cho đến 9 loài. Nếu đánh giá từng vị trí riêng biệt ta thấy rằng, số loài nhiều nhất tập trung vào sinh cảnh dừa nước (DN) với độ giàu loài d = 3,083 và độ đồng đều J’ = 1,000 (cao nhất). Độ giàu loài d ở các điểm thu mẫu khá biến động, thấp nhất ở điểm thu 3.1 thu được chỉ duy nhất 1 loài (Notonecta undulate). Một điều đặt biệt là ở các điểm thu thuộc sinh cảnh rừng tràm thì loài thuộc Bộ nửa cánh cứng
Notonecta undulate có tần số xuất hiện đến 100% các thủy vực của rừng tràm. Trong 15 điểm thu mẫu trong khu hệ rừng tràm thì tại vị trí 2.2 có chỉ số đa dạng cao nhất (H’ = 2,038), 9 loài với số lượng 17 cá thể/m2. Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng ứng với chỉ số H’ và số loài thủy sinh của từng vị trí thu mẫu có khuynh hướng chung là số loài thấp sẽ có chỉ số đa dạng thấp nhưng ở mức độ dưới 5 loài. Khi số loài cao hơn thì chỉ số H’ biến động rất phụ thuộc vào tần số xuất hiện của loài như ở vị trí 3.2 và DN1; Chỉ số đa dạng H’ ở các điểm thu mẫu thấp nhất ở điểm 3.1, kế đến là điểm thu LN1 (H’ = 0,693).
Bảng 3.1: ĐGL và CSĐD ở các điểm thu mẫu trong rừng tràm vào mùa mưa
Điểm Số loài (s) SL cá thể (N) Độ giàu loài (d) Độ đồng đều ( J') Chỉ số Shannon H’ 1,1 4 11 1,251 0,639 0,886 1,2 5 9 1,820 0,887 1,427 1,3 8 14 2,652 0,918 1,909 2,1 5 9 1,820 0,910 1,465 2,2 9 17 2,824 0,927 2,038 2,3 4 9 1,365 0,829 1,149
C Điểm Số loài (s) SL cá thể (N) Độ giàu loài (d) Độ đồng đều ( J') Chỉ số Shannon H’ 3,1 1 5 0,000 **** 0,000 3,2 7 23 1,914 0,731 1,422 3,3 8 11 2,919 0,949 1,972 DN1 7 7 3,083 1,000 1,946 DN2 7 7 3,083 1,000 1,946 LN1 2 2 1,443 1,000 0,693 LN2 6 10 2,171 0,898 1,609 ĐD 1 7 13 2,339 0,890 1,733 ĐD 2 7 16 2,164 0,935 1,820
ii). Vào mùa khô
Số loài trên các điểm thu mẫu trong mùa khô tương đối thấp hơn, chỉ dao động từ 1 - 6 loài trong khi vào mùa mưa cao nhất đến 9 loài (điểm 2.2). Ở điểm thu 3.3, có số lượng côn trùng nước cao nhất (15 Ct/m2), tuy nhiên độ đồng đều ở mức thấp nhất (J’ = 0,442) điều này cho thấy đã xuất hiện loài ưu thế trong điểm thu này và kết quả cũng đã thể hiện loài bọ gạo Notonecta undulate chiếm đến 13/15 số lượng cá thể và kết quả đã làm giảm sự đa dạng sinh học tại điểm thu này (H’ = 0,485). Điểm LN có chỉ số đa dạng H’ cao nhất (1,748) điều này cho thấy sự phân bố các loài côn trùng thủy sinh trong hệ sinh thái rất khác biệt nhau qua 2 mùa. Vào mùa mưa điểm thu này chỉ có 2 loài với 2 cá thể, chỉ số H’ thấp nhất trong tất cả các điểm thu (H’ = 0,693). Điểm DD1, chỉ thu được 1 loài, tuy nhiên mật số lên đến 11 Ct/m2, và phân bố chủ yếu là loài bọ gạo Notonecta undulate. Điều này chỉ ra rằng đa dạng sinh học côn trùng nước trong các điểm thu trong sinh cảnh rừng đặc dụng khá nghèo nàn. Rõ ràng, trong sinh cảnh rừng đặc dụng, nước ít được trao đổi, môi trường nước thường bị yếm khí do quá trình phân hủy vật chất hữu cơ (chủ yếu là lá cây), từ đó làm giảm nguồn thức ăn