Lập các bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 141)

5.3.1. Phương pháp xây dựng bản đồ quy hoạch

* Bước 1: Trao đổi tham vấn ý kiến giữa cán bộ quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng với các nhóm chuyên gia về rừng, chim-thú, côn trùng, lưỡng cư- bò sát, thủy sản và quy hoạch cùng với cán bộ Trung tâm tư vấn và dịch vụ Môi trường Cần Thơ để thống nhất phương thức thực hiện đề tài.

* Bước 2: Khảo sát thực tế và chọn điểm nghiên cứu rừng tràm Mỹ Phước, rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi bồi và cửa sông Trần đề, tỉnh Sóc Trăng.

* Bước 3: Khảo sát và xác định các vị trí thu mẫu (bằng GPS) và ghi nhận các số liệu về thực vật trên cạn (cây rừng), chim, thú, côn trùng, lưỡng cư và bò sát, động thực vật thủy sinh và nguồn lợi thủy sản. Các vị trí khảo sát được xác định theo tuyến mặt cắt ngang và mặt cắt dọc (3 điểm thu mẫu/mỗi tuyến) ở từng hệ sinh thái nêu trên (Hình 1, 2 và 3). Nhịp khảo sát chia làm 3 đợt: đợt 1 trong mùa mưa (tháng 7), đợt 2 (tháng 11), và đợt 3 trong mùa khô (tháng 3).

C

Hình 5.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu ở rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

C

Hình 5.3: Sơ đồ vị trí thu mẫu ở khu vực rừng ngập mặn Cù Lao Dung

* Bước 4: Các nhóm tiến hành thu mẫu, ghi nhận số liệu tại khu vực rừng tràm Mỹ Phước, rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi bồi ven biển, cửa sông Trần Đề.

* Bước 5: Tổng hợp các số liệu ghi nhận và xác định thành và số lượng loài sinh vật từ các nhóm nghiên cứu gồm: (1) thực vật bậc cao trên can (rừng), (2) các loài chim, (3) thú, (4) côn trùng trên cạn và nước, (5) lưỡng cư và bò sát, (6) động thực vật thủy sinh và (7) nguồn lợi thủy sản.

* Bước 6: Kiểm tra lại các bộ số liệu định tính và định lượng thành phần loài sinh vật theo các vị trí khảo sát ở từng hệ sinh thái của các nhóm chuyên môn.

Tạo dạng file nhập liệu excel và kiểm tra lại các chỉ số đa dạng (Shannon Wiener) thông qua phần mềm Primer 6.

Phân hạn các chỉ số đa dạng theo 3 mức: đa dạng thấp (H’<1.0), đa dạng trung bình (H’:1-1.9), và đa dạng cao (H’≥2.0). Đặc biệt ghi nhận các loài sinh vật trong sách đỏ Thế Giới và Việt Nam ở từng hệ sinh thái.

Xác định trọng số (weight) và điểm số (score) dựa trên chỉ số Shannon cho từng lớp sinh vật. Tích hợp các điểm số của các vị trí khảo sát ở từng HST và xác định trị số thích hợp nhất (S1), tương đối thích hợp (S2) và không thích hợp (N) cho từng tọa độ khảo sát ở từng hệ sinh thái.

C Bảng 5.1: Tổng hợp các thuộc tính, trọng số và điểm số Lớp Thuộc tính Trọng số Điểm số 1 Thực vật trên cạn 2 Chim 3 Thú-lưỡng cư-bò sát 4 Côn trùng 5 Thực vật thủy sinh 6 Động vật thủy sinh 7 Nguồn lợi thủy sản

Xây dựng các lớp bản đồ đơn tính theo từng nhóm sinh vật thông qua phần mềm Mapinfo 10.5 theo các bước sau:

C

- Mở file bản đồ nền từ workspace file:

Map\ Options\Projection. Cửa sổ Map Options xuất hiện, chọn Projection để xác định hệ quy chiếu của bản đồ.

- Chọn Universal Transverse Mercator (WGS 84): từ Category Members chọn UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS84) [EPSG:32648]. Nhấn OK để hoàn tất việc xác định hệ quy chiếu của bản đồ.

C

b). Nhập tọa độ

- Chọn file excel cần thực hiện, VD: TVTC (File excel phải có tọa độ được nhập thành 2 cột Longitude và Latidude)

- Chọn Open, cửa sổ Excel Information xuất hiện

C

- Chọn OK, ta có được dữ liệu về tọa độ các điểm khảo sát như sau:

- Trở lại cửa sổ bản đồ, chọn Table\ Create Point, cửa sổ Create Points xuất hiện, chỗ Create points for table chọn tên file vừa chuyển từ excel

C

.

- Định dạng lại các ký hiệu và kích thước cho phù hợp từ Using Symbol và từ Projection chọn lại hệ quy chiếu.

C

Tiến hành vẽ các lớp bản đồ chuyên để thể hiện các mức độ đa dạng sinh học ở mỗi lớp sinh vật. Các bước thực hiện như sau:

- Chọn Map\ Create thematic map và chọn như hình.

- Tiếp theo, chọn lớp cần vẽ bản đồ chuyên đề là TVTC và chọn cột giá trị thể hiện mức độ đa dạng sinh học.

C

.

- Chọn Next, xuất hiện của sổ Create thematic map- Step 3 of 3, tại của sổ này để định dạng lại các ký hiệu cho phù hợp như hình.

C

Lớp thực vật bậc cao tại rừng tràm Mỹ Phước

Lớp Thực vật bậc cao tại rừng ngập mặn Cù Lao Dung

C

Lớp Thực vật thủy sinh tại rừng tràm Mỹ Phước

C

Lớp Thú- Lưỡng cư- Bò sát tại rừng tràm Mỹ Phước

C

Lớp Chim tại rừng tràm Mỹ Phước

Lớp Chim tại rừng ngập mặn Cù Lao Dung .

C

Lớp Côn trùng tại rừng tràm Mỹ Phước

C

Lớp động vật thủy sinh tại rừng tràm Mỹ Phước

C

.

Lớp nguồn lợi thủy sản tại rừng tràm Mỹ Phước

Lớp Nguồn lợi thủy sản tại rừng ngập mặn Cù Lao Dung

c). Biên tập lớp bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học thông qua việc chồng các lớp bản đồ đơn tính nêu trên.

5.3.2. Lập bản đồ quy hoạch đa dạng sinh học

5.3.2.1. Đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước

Khu vực rừng tràm Mỹ Phước có mức độ đa dạng sinh học cao về sinh cảnh (4 sinh cảnh) cũng như thành phần loài, cụ thể gồm: 127 loài thực vật bậc cao trên cạn,

C

thuộc 58 họ; 70 loài chim, thuộc 32 họ và 13 bộ; 8 loài thú, thuộc 6 họ và 3 bộ; 15 loài lưỡng cư và bò sát thuộc 10 họ và 2 bộ; 50 loài côn trùng trên cạn, thuộc 10 họ và 2 bộ; 31 loài côn trùng nước, thuộc 19 họ và 6 bộ; 15 loài thực vật thủy sinh bậc cao (Macrophytes) thuộc 14 họ và 13 Bộ; 100 loài phiêu sinh thực vật, thuộc 4 ngành; 79 loài động vật nổi, thuộc 5 ngành, 9 loài động vật đáy, thuộc 3 lớp; và 25 loài tôm cá, thuộc 16 họ và 6 bộ. Trong đó, có 1 loài chim nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam; 04 loài thú (Cầy hương, Cầy giông Tây nguyên, Mèo cá và Rái cá thường) được xếp trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn.

Kết quả chồng 7 lớp bản đồ (lớp thực vật trên cạn-rừng, lớp chim, lớp thú, lớp côn trùng, lớp lưỡng cư-bò sát, lớp thực vật thủy sinh, lớp động vật thủy sinh và lớp nguồn lợi tôm-cá) cho thấy khu hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước đạt trị số thích hợp nhất (S1) cho việc quy hoạch khu bảo tồn ĐDSH.

Chi tiết các bản đồ mức độ đang dạng và bản đồ quy hoạch được trình bày trong phần Phụ lục.

Đây là khu hệ rừng tràm có mức độ đa dạng cao về sinh cảnh, thành phần và số lượng loài sinh vật cao (mức 3 dực trên chỉ số thích hợp S1 và chỉ số Shannon Wiener sau khi tích hợp các lớp bản đồ). Mặt khác, nơi đây tồn tại một số loài chim và thú năm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Bên cạnh đó, nhiều loài cá đồng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng tràm xuất hiện trong khu vực này như: cá trê vàng, cá rô đồng, cá lóc, cá sặc bướm, cá sặc điệp, và một số loài cá nước ngọt khác mà có tiềm năng bị khai thác cạn kiệt trong tương lai ở những thủy vực khác ngoài khu vực rừng tràm Mỹ Phước. Đặc biệt khi ảnh hưởng của BĐKH và xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng, các khu hệ sinh thái nước ngọt nói chung, hệ sinh thái thủy vực nước ngọt nói riêng sẽ bị thay đổi và thành phần các loài cá đồng và cá nước ngọt khác sẽ phải di cư đến một hệ sinh thái thích hợp hơn, đó là hệ sinh thái này. Do đó, đây là một hệ sinh thái rừng tràm rất có nhiều tiềm năng cần được xem xét để thành lập khu bảo tồn đa dạng sinh học vùng nước ngọt của tỉnh Sóc Trăng.

5.3.2.2. ĐDSH ở rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi bồi và cửa sông Trần Đề

Qua khảo sát Rừng ngập mân Cù Lao Dung, bãi bồi và cửa sông Trần Đề cho thấy mức độ đa dạng cao về thành phần loài sinh vật cũng như những loài cần được bảo tồn. Tổng số có 15 loài thực vật bậc cao trên cạn, thuộc 12 họ phân bố trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung, 90 loài thuộc 42 họ phân bố trên cạn, và 3 loài thuộc 3 học phân bố ven cửa sông Trần đề; 71 loài chim, thuộc 29 Họ và 13 Bộ; 17 loài thú, thuộc 8 Họ và 4 Bộ; 14 loài lưỡng cư và bò sát, thuộc 9 Họ và 2 Bộ; 37 loài côn trùng trên cạn, thuộc 8 Họ và 2 Bộ; 10 loài thực vật thủy sinh bậc cao, thuộc 10 họ và 10 Bộ; 82 loài phiêu sinh thực vật, thuộc 3 ngành; 61 loài động vật nổi, thuộc 5 ngành; 43 loài động vật đáy, thuộc 5 ngành; và 50 loài tôm cá, thuộc 27 họ và 11 Bộ phân bố ở hệ sinh thái này. Trong đó, có 11 loài thú trong danh lục sách đỏ IUCN Thế giới với mức độ LC (Least Concern) cần được bảo tồn.

Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng tương đối cao và giàu về thành phân loài và nguồn gen động thực vật (mức 2). Hơn nữa, nhiều loài thú nằm

C

trong danh mục sách đỏ IUCN xuất hiện nơi đây và cần được bảo vệ trước những hoạt động khai thác của con người. Bên cạnh đó, nơi đây là vùng sinh thái cửa sông quan trọng đối với di cư sinh sản và là nơi ương dưỡng các loài thủy sản. Mặt khác, đây là hệ sinh thái nhậy cảm dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng cần được quan tâm bảo vệ một cách đặc biệt. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung được đáng giá là có nhiều tiềm năng cho việc thiết lập khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh có giá trị bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường, giáo dục và du lịch sinh thái.

Riêng khu vực bãi bồi và tuyến cửa sông Trần Đề, kết quả phân tích cho thấy trị số thích hợp quy hoạch ở mức tương đối (S2) vì ở khu hệ sinh thái này thành phân loài chu yếu là thủy sinh vật kể cả tôm-cá.

Chi tiết các bản đồ mức độ đang dạng và bản đồ quy hoạch được trình bày trong phần Phụ lục.

C

CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG

6.1. Giải pháp thực hiện quy hoạch 6.1.1. Giải pháp về quản lý 6.1.1. Giải pháp về quản lý

- Lập, thẩm định, thông qua quy hoạch khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh;

- Thành lập Ban quản lý (liên Ngành) các khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh;

- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ở các Ban quản lý khu bảo tồn thông qua giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ có liên về nội dung của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh;

- Quyết định thành lập khu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật đất đai có trách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn; - Tổ chức quản lý khu bảo tồn: Ban quản lý KBT cấp tỉnh tự chủ về tài chính - Quy định về quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản

lý khu bảo tồn:

o Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

o Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi HST tự nhiên trong khu bảo tồn;

o Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động nghiên cứu và bảo tồn khu quy hoạch; - Quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn:

o Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý KBT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

o Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong KBT;

o Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;

o Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn; - Xác định và quản lý vùng đệm của khu bảo tồn

o Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

C

o Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn

o Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn với UBND tỉnh;

o Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

 Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

 Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong khu bảo tồn;

 Yêu cầu đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

 Hiện trạng sử dụng đất trong khu bảo tồn.

6.1.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa;

- Ban quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với UBND và các ngành có liên quan trong tỉnh tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn;

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

- Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

6.1.3. Giải pháp về xã hội

Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cộng đồng.

6.1.4. Giải pháp kinh tế

Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghĩ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

C

6.1.5. Giải pháp về nguồn vốn

Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn của của Nhà nước, các Tổ chức phi chính phủ như Qũy bảo tồn động vật hoang dã WWF, Ngân hàng Thế giới (WB), GTZ ... và kết hợp với ngân sách của địa phương cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân.

6.2. Xây dựng nội dung các đề án/dự án ưu tiên và phân kỳ thực hiện nhằm thực

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)