Các khu hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 55)

a). Hệ sinh thái rừng

Sóc Trăng với nguồn tài nguyên rừng có diện tích 11.356 ha, gồm có rừng phòng hộ ven biển (chiếm 45%), rừng đặc dụng (chiếm 2,3%), còn lại là rừng sản xuất (chiếm 52,7%), với tỉ lệ che phủ của rừng là khoảng 3,4%. Từ năm 2006 đến 2008, diện tích rừng giảm 4.634ha nhưng lại tăng 1.301 năm 2009.

C

Rừng tỉnh Sóc Trăng gồm có các hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng tràm: có khoảng 4.306 ha, được tập trung ở vùng trũng huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị với các phân trường Mỹ Phước, lâm trường Phú Lợi, phân trường Thạnh Trị

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn (ven biển huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung).

Hệ thực vật gồm nhiều loại như: đước, bần, mắm… là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã như: chim, rùa, rắn, chồn, ếch, nhái cóc... và là môi trường thuận tiện cho các loài thủy hải sản phát triển. Hàng năm, lượng phù sa lớn do sông Hậu mang lại được bồi lắng ở cửa sông và trong các dải rừng ngập mặn ven biển, bãi biển tỉnh Sóc Trăng ngày càng được mở rộng ra biển.

Rừng tỉnh Sóc Trăng phần lớn là rừng mới trồng, phân tán thành từng nhóm, chưa hình thành các dãy liên tục, có khả năng sống thấp, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như gió bão, phù sa bồi lấp, một số diện tích đất có rừng được chuyển mục đích sang nuôi trồng thủy sản...

Từ hiện trạng rừng nêu trên cho thấy nếu không có những giải pháp nhằm phát triển rừng, bảo vệ rừng hợp lý thì rừng sẽ tiếp tục suy thoái. Vấn đề phát triển rừng chậm, chất lượng rừng còn thấp, đặc biệt là rừng ngập mặn sẽ tạo nên áp lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tài nguyên và môi trường khu vực cửa sông và ven biển, cụ thể như:

- Cây rừng ven sông, ven biển phát triển chậm và suy giảm sẽ làm gia tăng khả năng xói lở và giảm khả năng cản gió bảo vệ bờ biển, bờ sông khi có mưa to, bão lớn.

- Giảm khả năng điều hòa nhiệt độ, cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí và giảm khả năng làm sạch nước do bộ rễ có khả năng hấp thu các chất rắn lơ lửng trong nước.

- Rừng ngập nước là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh, rừng suy giảm các giống loài sẽ mất nơi cư trú và nguồn thức ăn nên sẽ ngày càng suy giảm về giống loài, chủng loại.

b). Rừng ngập mặn

Sóc Trăng ở hạ lưu sông Hậu, có ba nhánh sông lớn đổ ra biển Đông: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh và 76 km bờ biển. Mỗi năm lượng phù sa từ các nhánh sông đổ ra biển rất lớn, bồi đắp các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi môi trường lý tưởng cho các loài thủy sản đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh.

Rừng ven biển Sóc Trăng nằm trên dải đất hẹp dọc bờ biển Vĩnh Châu và cửa sông Hậu, nơi nhiều nhất là cửa Mỹ Thanh, còn lại là dải hẹp ngoài dọc đê, bề rộng thay đổi từ 200 – 1.000 m. Cây rừng chủ yếu là: mắm, đước, bần, bạch đàn…

C

Tại đây có nhiều quần thể động, thực vật và thủy hải sản phong phú như: quần thể khỉ đuôi dài (Macaca fasclularis) hơn 300 cá thể; Rái cá Lông Mượt (Lutra perspicillata) 500 cá thể, Dơi ngựa lớn (Pteropus – vampyrus) khoảng 15.000 cá thể và cá các loài chim nước, hệ động vật lưỡng cư, bò sát… Riêng thảm thực vật rừng cũng đa dạng và phong phú không kém với khoảng 20 loài thực vật thuộc 16 họ. Các loài phổ biến nhất là Bần chua (Sonneratia caseolaris), Dừa nước (Nipa frutican), Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm đen (Avicennia offieinalis), Mắm biển (Avicennia maina), Đước (Rhizophora apiculata)…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hoạt động khai thác trái phép cùng với những ảnh hưởng của hiện tượng xói lở nghiêm trọng tại một số khu vực dọc ven biển Vĩnh Châu. Điều này đã góp phần làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn và gây khó khăn cho công tác trồng và khôi phục rừng tại các vùng xói lở mạnh.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)