Tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 128)

Biến đổi khí hậu đang và sẽ làm thay đổi môi trường toàn cầu nhưng không đồng đều ở các vùng khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt, các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Tốc độ diệt chủng của các loài ngày tăng, cứ mỗi năm, khoảng 18.000 – 55.000 loài bị tuyệt chủng và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng tới 25% vào năm 2050. Chỉ tính riêng rừng nhiệt đới bị phá huỷ, hàng năm đã có khoảng 27.000 loài bị tiêu diệt. Ước tính có khoảng 60.000/265.000 loài thực vật, 728 loài bò sát, lưỡng cư (5%), 472 loài cá đang bị đe doạ và có nguy cơ diệt chủng (Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học, 2010).

C

Hậu quả tất yếu dẫn đến mất các chức năng của HST như điều hoà không khí, nước, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Và hệ quả cuối cùng là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Yếu tố quan trọng làm suy giảm tính ĐDSH của rừng là do con người. Sự lấn chiếm của đất nông nghiệp vào đất rừng, chăn thả gia súc quá mức, canh tác nương rẫy, quản lý không bền vững, các sinh vật ngoại lai xâm lấn, phát triển cơ sở hạ tầng (làm đường, nhà máy thủy điện, đô thị hóa, khai thác mỏ, khai thác dầu khí), cháy rừng do nhân tác, ô nhiễm, biến đổi khí hậu đều làm cho rừng nhất là tinh đa dạng của nó bị suy giảm. Sự suy thoái trên làm giảm tính thích ứng của các HST rừng. Điều này đã làm cho các HST rừng phải đương đầu với sự thay đổi ngày càng tăng của các điều kiện môi trường (Trương Quang Học, 2008).

Sự suy thoái ĐDSH và BĐKH có sự tương tác lẫn nhau và mức độ cũng như tính chất của những tương tác này thay đổi theo không gian và thời gian. BĐKH là nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH. Sự suy giảm ĐDSH, sự xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên cũng góp phần làm gia tăng BĐKH và tạo ra các rủi ro cho đời sống con người. Mặt khác, ĐDSH thông qua các HST góp phần vào việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Do đó, bảo tồn và quản lý ĐDSH có ý nghĩa rất lớn trong ứng phó với BĐKH. Sự tương tác hai chiều giữa BĐKH và ĐDSH mà hậu quả trực tiếp là sự mất đất, sư suy thoái của các HST nông nghiệp, rừng, đất ngập nước có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triển của con người.

Tác động của BĐKH tới ĐDSH dựa trên các biểu hiện của BĐKH gây ra tác động bao gồm: Nước biển dâng, nhiệt độ tăng, thiên tai (lũ lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở) xẩy ra với cường độ và tần xuất cao hơn, anh hưởng tới các HST tự nhiên, nhất là các HST nhạy cảm.

Sự phân cắt nơi sống đã giới hạn nhiều loài sinh vật trong những khu phân bố hẹp đã làm suy thoái đa dang di truyền của loài. BĐKH đã ép ĐDSH phải thích ứng bằng cách hoặc là thay đổi nơi sống, thay đổi chu kỳ sống, hoặc là phải phát triển các đặc điểm vật lý mới. Ngoài tác động tới các thành phần của HST: thưc vật, động vât, BĐKH còn tác động tới toàn bộ hệ sinh thái, làm cho nó suy thoái, làm giảm khả năng tự điều chính và phục hồi. Đây là điều quan trọng nhất vì ĐDSH là tài nguyên tái tạo (Trương Quang Học, 2010).

Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp, các hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh quyển. Nếu mực nước biển dâng như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn cực độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và úng và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD.

C

Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi. Nhiệt độ tăng cao có thể là một nguyên nhân quan trọng làm ngưng luồng di trú của chim di cư tránh rét theo mùa, dẫn đến thay đổi cấu trúc quần xã và cân bằng sinh thái các vùng đất ngập nước ven biển.

Theo kịch bản BĐKH ở Việt Nam, nhiệt độ tăng ít nhất từ 1,1 – 1,9°C, nhiều nhất 2,1 – 3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1%, mực nước biển dâng ít nhất là 65cm, và cao nhất là 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Tác động tiềm tàng BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).

Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, Elino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão, sóng nhiệt, lũ lụt, hỏa họan và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người và tổn hại đến HST và ĐDSH hoặc hủy diệt HST (Truong Quang Hoc and Tran Hong Thai, 2008).

Việt Nam nói chung, ĐBSCL và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tài nguyên nước ngọt và ĐDSH sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH và đây chính là những thách thức lớn trong quá trình phát triển bền vững của Quốc gia và của vùng. Các tác động của BĐKH đến ĐDSH được tóm lượt như sau:

Bảng 4.1: Tóm tắt tác động của BĐKH đến ĐDSH

HST/quần xã Hậu quả đến HST Hậu quả đến loài

HST biển và ven biển - HST biển vùng nông và gần bờ

- Điều kiện sinh thái thay đổi,

- Phần bố và cấu trúc quần xã thay đổi

- Cấu trúc , thành phần và trữ lượng của hải sản/ cá thay đổi/ giảm

- Sinh vật thức ăn tầng trên và giữa giảm - Cá nhiệt đới tăng, cá ôn đới (giá trị cao)giảm,

- Di cư bị động - HST rừng ngập

mặn

- Mất hoặc thu hẹp diện tích

-Mất nơi sống của các loài, mất loài.

- HST ven biển - Vùng dân cư bị thu hẹp, mất đất ở và canh

C

HST/quần xã Hậu quả đến HST Hậu quả đến loài

tác

HST nông nghiệp

- Diện tích mặn hóa tăng (ven biển),

- Cấu trúc quần xã cây trồng thay đổi

-Sinh vật nước ngọt thu hẹp

- Cây trồng nhiệt đới mở rộng (lên cao và phía Bắc),

- Cây trồng ôn đới thu hẹp

HST rừng

- Ranh giới các kiểu thảm thực vật thay đổi - Chỉ số tăng trưởng sinh khối giảm

- Nguy cơ cháy rừng tăng,

- Dich và sâu bệnh thay đổi và tăng, khó phòng chống

- Cấu trúc thành phần loài thay đổi - Nguy cơ diệt chủng loài gia tăng

Các quần xã bệnh truyền nhiễm thay đổi và gia tăng

- Mùa bệnh thay đổi - Một số bệnh mới xuất hiện

- Tỷ lệ người bệnh tăng - Tỷ lệ tử vong cao do nóng, do bệnh mới, do suy dinh dưỡng và sức đề kháng giảm.

- Xuất hiện các vật chủ và vectơ truyền mới.

- Sinh thái và tập tính các vectơ và vật chủ thay đổi

Chung cho tất cả

- Hậu quả của thiên tai

- Tàn phá, huy diệt nơi cư trú do thiên tai, - Môi trường bị ô nhiễm

- Mất loài

- Cấu trúc thành phần loài thay đổi

- Hậu quả của thiếu nước

- Chức năng của các hệ sinh thái bị xâm phạm, - Hạn hán, hoang mạc hóa

- Các loài động thực vật, cây trồng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, thậm chí bị chết vi thiếu nước

(Nguồn: Trương Quang Học, năm 2010)

Ngoài các vấn đề vừa nêu, việc vận hành 4 đập (đập Tiểu Loan, đập Mai Loan, đập Cảnh Hồng và đập Đại Chiêu Sơn) trên dòng Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến tính ĐDSH ở vùng ĐBSCL. Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo

C

vệ Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện Công nghệ Châu Á (AIT) cảnh báo rằng việc xây dựng các con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông có thể đe dọa đáng kể cho dòng sông và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL, Sóc Trăng là tỉnh phía cuối nguồn có lẽ sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng hơn. Lưu lượng nước sông Mê Kông bị giảm sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn theo các sông, ngòi, kênh, mương vào sâu các khu vực bên trong đất liền và tăng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, diện tích đất bị mặn hóa sẽ tăng lên, một số diện tích đất ven biển sẽ bị ngập, mất hệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng ven biển.

Ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là vùng hạ lưu sông Mêkông và là vùng đất thấp ven biển, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện các hiện tượng BĐKH bất thường như:

- Thay đổi chế độ thủy văn.

- Thay đổi chế độ ngập lụt, lũ lụt bất thường không theo quy luật. - Diện tích ngập lụt mở rộng, mùa ngập lụt chuyển dịch và thay đổi. - Nhiệt độ không khí trung bình tăng, mùa hè dài hơn và ấm hơn. - Cường độ gió gia tăng mạnh.

- Các hiện tượng chưa từng ảnh hưởng nặng như bão đã bắt đầu xuất hiện. - Mùa mưa có xu hướng thay đổi bất thường, cả về thời gian và cường độ mưa. - Hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn.

- Gây xói lở bờ biển nghiêm trọng.

Riêng tỉnh Sóc Trăng, do ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng, quá trình xâm nhập mặn vào nội địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng (2010), độ mặn đo được tại cảng Trần Đề (xã Trung Bình, huyện Long Phú) là 22,9‰, tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) 3‰, tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6‰, tại TP.Sóc Trăng là 2,3‰ vào cuối tháng 2 năm 2010. Cao gấp từ 2 đến 10 lần so với cùng kỳ năm 2009 và sâu vào đất liền đến 30km.

Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng hiện tượng bồi lắng và xói lở diễn ra liên tục dọc bờ biển. Quá trình xói lở xảy ra nghiêm trọng ở khu vực như Vĩnh Hải (8 – 15m/năm), Vĩnh Tân (40m/năm), Lai Hòa 20m/năm. BĐKH sẽ làm quá trình xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn với tần suất và cường độ sóng, các trận bão gia tăng cùng với sự gia tăng mực nước biển và khí hậu khắc nghiệt. Các cơn bão, giông lốc xoáy cũng đã tác động mạnh đến môi trường sinh thái trên toàn tỉnh, các vùng cửa sông, cửa biển bị sạt lở mạnh gây mất đất dọc ven sông, phá hủy thảm thực vật, sinh cảnh, làm mất nơi cư trú của các loài động vật.

Theo kịch bản BĐKH đến năm 2100, mực nước biển tại tỉnh Sóc Trăng có thể dâng thêm 1m. Khi đó sẽ có 43,7% diện tích của tỉnh sẽ bị ngập nước, sẽ gây tác động đến hơn 450.000 người, tương đương 35% tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (ICEM, 2008). Diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng, đất bị khô hạn, gây khó khăn trong việc

C

sản xuất lương thực và thay đổi quần thể sinh vật và nơi sinh cư cũng như tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các tuyến đê sông, đê biển có nguy cơ bị phá vỡ do không đủ khả năng ngăn mực nước cao nhất và cường độ của thủy triều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến các nơi sinh cư, sinh trưởng của sinh vật, năng suất, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh hại cây trồng, đặc biệt là gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của sinh vật, làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc, trữ lượng giảm sút, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, sò...) bị chết thay đổi lớn về độ mặn, giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn, một số loài động, thực vật quý hiếm bị suy kiệt.

Với 3 nhánh sông lớn gồm Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển, lượng phù sa từ các nhánh sông này bồi đắp các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi môi trường tốt cho các loài thủy sản đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh. Trên địa bàn tỉnh bao gồm hệ sinh thái cửa sông, ven biển đa dạng và độc đáo; hệ sinh thái (HST) nông nghiệp và hệ sinh thái biển. Tất cả tạo nên tính đa dạng sinh học phong phú, đa dạng và đặc thù của vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên trong tương lai, tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với các hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH của tỉnh Sóc Trăng rất to lớn, làm thay đổi hoặc biến mất các HST đặc thù tại địa phương.

Tác động đến HST rừng ngập mặn ven biển: Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 10.530,9 ha, trong đó rừng ngập mặn tự nhiên là 1.409,5 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển) thuộc 3 huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung. Theo kịch bản nước biển dâng 1m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập chiếm đến 45,5% diện tích cả tỉnh. Như vậy, diện tích rừng ven biển là đối tượng bị tác động trước hết do nước biển dâng. Dẫn đến thay đổi cấu trúc của HST rừng ngập mặn.

Sự dịch chuyển ranh giới của rừng do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian tới đe dọa đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật sinh sống trong rừng ngập mặn, vùng cửa sông và bãi bồi ven biển. Mực nước biển dâng làm cho không gian sống thu hẹp dẫn đến tính cạnh tranh cao giữa các loài trong một khu vực sinh sống, điều này làm cho loài mạnh hơn sẽ tồn tại, loài yếu hơn sẽ di chuyển đi nơi khác hoặc bị tuyệt chủng do không thích ứng với điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)