2.3.1. Môi trường đất
Kết quả phân tích cho thấy, đất đai tỉnh Sóc Trăng đa phần có thành phần phù sa và sét cao, riêng tại huyện Vĩnh Châu và Cù Lao Dung do tiếp giáp với biển nên đất có thành phần cát tương đối cao. Độ ẩm trong đất đo được không cao, thành phần hữu cơ ở mức trung bình.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2009
Vị trí Ẩm độ K (meq/100g) Na (meq/100g) CHC (%C) Sand (%) Silt (%) Clay (%) Cù Lao Dung 24,2 0,44 0,945 1,655 15,485 60,14 24,35 Châu Thành 26,76 0,24 0,835 1,655 1,625 46,95 51,42 Kế Sách 22,21 0,31 0,205 1,94 4,925 58,385 36,69 Long Phú 22,43 0,6 0,53 1,195 1,785 50,505 47,71 Ngã Năm 37,81 0,445 0,925 7,125 0,89 42,795 56,315 Mỹ Xuyên 27,11 1,04 2,535 0,83 0,78 46,075 53,15 Thạnh Trị 33,96 0,945 1,315 1,615 1,035 37,355 61,61 Vĩnh Châu 30,66 0,89 1,15 0,975 33,385 39,25 27,37
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, năm 2009)
Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản (năm 1995 đến năm 2008) đã làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng các loại đất của tỉnh. Việc đưa nước mặn sâu trong nội đồng và đào đắp ao nuôi đã làm gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, môi trường đất trở nên chua hơn và mặn hơn so với những năm trước đây. Mặt khác, tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản cũng
C
như lượng phân hóa học và các chế phẩm phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đã và đang gây tác động mạnh đến môi trường sinh thái đất và các tác hại rủi ro đến sức khỏe con người. Đồng thời, quá trình khai thác, bốc lớp đất mặt đã và đang làm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, làm giảm năng suất cây trồng, mất diện tích đất canh tác, dẫn đến xói mòn.
2.3.2. Môi trường không khí
Hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhìn chung còn khá tốt. Tuy nhiên, cục bộ tại một số tuyến đường giao thông chính hay những không vực xây dựng cơ bản có giá trị bụi khá cao. Mặc khác, hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới sẽ gây những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí tại một số điểm nóng là điều không thể tránh khỏi.
2.3.3. Môi trường nước
2.3.3.1. Nước mặt lục địa
Nước thải từ hoạt động phát triển các lĩnh vực kinh tế như: sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các khu đô thị/thương mại … nếu không được thu gom, quản lý và xử lý phù hợp là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt lục địa hiện tại và trong tương lai.
Chất lượng nước mặt tại các huyện, vùng nông thôn
Chất lượng nước tại hầu hết các kênh rạch dẫn nước tại các huyện trên địa bàn tỉnh hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt là nước đã có dấu hiệu bị phú dưỡng hóa.
Tại các khu vực nông thôn, nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là do nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (đây là 2 nguồn chủ yếu làm gia tăng thành phần hữu cơ, chất dinh dưỡng có trong nước).
Tại các khu vực thị trấn, thị tứ, nước thải đô thị và công nghiệp, chất thải rắn là các nguồn chủ yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các nhánh kênh rạch trong nội thị. Một số kênh rạch nhỏ hiện đang dần dần trở nên ô nhiễm nặng, nước thải không được xử lý thải trực tiếp vào sông, kênh rạch, ngay cả chất thải rắn cũng được người dân vứt bỏ bừa bãi gây cản trở dòng chảy, làm thay đổi chất lượng nước mặt và đặc biệt là dẫn đến tình trạng ngập úng vào những thời điểm nước lớn hoặc mưa to.
Chất lượng nước mặt tại thành phố Sóc Trăng
Chất lượng nước tại khu vực nội thị thành phố Sóc Trăng hiện đang bị ô nhiễm nặng. Trong đó, kênh Maspero, kênh Santard và kênh Tám Thước là những trường hợp điển hình. Đa phần là ô nhiễm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng (chủ yếu là Fe). Nhiều tuyến kênh, đặc biệt là các nhánh kênh nhỏ chảy vào hệ thống các kênh trên đã xuất hiện hiện tượng nước chuyển thành màu đen, phát sinh mùi hôi, tanh gây ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người dân, hệ sinh thái tại khu vực.
C
Ngoài ra, do ảnh hưởng tổng hợp bởi các yếu tố tự nhiên (khô hạn, biến đổi khí hậu...), tác nhân (quá trình phát triển của con người) đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gây gắt tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian gần đây. Nếu như năm 2009, độ mặn chủ yếu xâm nhập mạnh theo sông Hậu thì năm 2010 lại chủ yếu theo sông Mỹ Thanh. Đầu mùa khô năm 2010, mặn xâm nhập sâu vào đất liền có nơi đã đến 30km. Theo kết quả đo đạc của Trung tâm khí tượng Thủy văn Sóc Trăng cho thấy, độ mặn tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 3 ‰, tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6 ‰, tại thành phố Sóc Trăng là 2,3‰, cao gấp 2 đến 10 lần so với cùng kỳ năm 2009.
2.3.3.2. Nước dưới đất
Theo kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các trạm cấp nước của tỉnh, so sánh với QCVN 09:2008 cho thấy nước dưới đất đều có dấu hiệu nhiễm bẩn ngày càng gia tăng. Nồng độ COD hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép của quy chuẩn. Trong đó, tại các khu vực như Phú Lộc, Thạnh Phú, Ngã Năm, Đại Ngãi và thành phố Sóc Trăng có giá trị đo được tăng vượt trội so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, chất lượng nước dưới đất còn có dấu hiệu ô nhiễm thành phần dinh dưỡng. Các thành phần như nitrit, nitrat, amoni có giá trị khá cao và hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Fe tuy có giá trị cao nhưng chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ngoại trừ nước dưới đất tại thị trấn Thuận Hòa, xã Lịch Hội Thượng có nồng độ sắt vượt ngưỡng cho phép trong năm 2009.
Tương tự như các huyện khác, nước dưới đất tại huyện ven biển như Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu cũng bị nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và sắt. Trong đó, nước ngầm tại thị trấn Cù Lao Dung, Vĩnh Châu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng với các giá trị đo được khá vào vào năm 2009. Về nồng độ sắt, nước dưới đất tại thị trấn Cù Lao Dung, Long Phú có giá trị khá cao, nhất là trạm Long Phú có hàm lượng Fe gia tăng qua các năm.
2.3.3.3. Nước biển ven bờ
Nước biển ven bờ tại khu vực huyện Vĩnh Châu cho thấy đã có một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, với thành phần COD vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT rất nhiều lần. Ngoài ra, một số thành phần kim loại nặng cũng đã được phát hiện với nồng độ khá cao, chẳng hạn Cu, Zn và đặc biệt là thành phần Cr6
+ .
2.3.4. Chất thải rắn
a). Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Thường được thu hồi tái sử dụng, phần còn lại được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt của khu vực. Theo số liệu thống kê năm 2009, lượng chất thải công nghiệp phát sinh hàng ngày khoảng 157,283 tấn/ngày, song trên thực tế, lượng chất thải còn lớn hơn rất nhiều. Điều này cho thấy công tác thu gom và xử lý CTR công nghiệp vẫn chưa được thực hiện triệt để, việc tiêu tán CTR công nghiệp bằng các
C
hình thức như đưa vào các kênh rạch, đổ thành đống ngay tại cơ sở, đốt ngay tại khu vực sản xuất... vẫn còn diễn ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường.
b). Chất thải rắn nguy hại
Hiện nay, lượng chất thải rắn nguy hại tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thu gom khoảng 2.730 kg/ngày (đạt 70%). Hình thức xử lý hiện nay chủ yếu:
- Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ thì đa phần chất thải rắn nguy hại đều được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt.
- Đối với các cơ sở sản xuất lớn, một phần rác thải nguy hại sẽ được thu gom trả lại cho nhà sản xuất hoặc thu hồi, bán phế liệu, tái sử dụng. Phần còn lại được thu gom và xử lý chung với chất thải rắn sinh hoạt.
c). Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn y tế
Công tác thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ ở mức thấp (chưa đạt 50%). Chất thải rắn y tế được thu gom riêng biệt và xử lý thông qua các hình thức: thu gom bán phế liệu đối với các loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng và chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý riêng.
Chất thải rắn y tế nguy hại đa phần được xử lý bằng các lò đốt thủ công (lò đốt đơn giản), một phần được xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng, công nghệ cao. Song các lò đốt công nghệ cao hiện đang trong tình trạng quá tải, không đủ công suất xử lý, làm phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực lò đốt.
Còn lại các trạm y tế, phòng khám bệnh khu vực xã, phòng khám bệnh tư nhân thì chất thải y tế chỉ được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và hợp đồng với đội vệ sinh tại địa phương để thu gom vận chuyển về đổ vào bãi rác tập trung hay thiêu hủy tại lò đốt tạm (lò đốt đơn giản). Riêng trạm y tế thị trấn Vĩnh Châu, trạm y tế xã Vĩnh Hải đã được đầu tư lò đốt rác chuyên dụng, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do chi phí quản lý, vận hành cao, lượng chất thải rắn y tế nguy hại ít nên không vận hành thường xuyên, vì vậy vẫn còn tình trạng thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt.
2.4. Điều kiện về kinh tế - xã hội
2.4.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng
a). Tình hình chung phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010
C
Thời kỳ 2001 - 2010, phát huy được thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản kết hợp phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp, kinh tế Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,8%/năm. Trong đó, giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,25%/năm; giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 11,38%/năm.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Tốc độ tăng (%/năm)
1. GDP (giá 94) Tỷ đồng 6722.5 11523.0 11.38
- Công nghiệp- Xây dựng 4033.1 5542.0 14.38
- Nông lâm thủy sản 1276.8 2500.0 6.56
- Dịch vụ 1412.6 3481.0 19.77
2. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 9265.7 27072.1
- Công nghiệp- Xây dựng 5346.3 15491.6
- Nông lâm thủy sản 1831.1 3959.0
- Dịch vụ 2088.3 7621.5
3. Cơ cấu GDP (giá tt)
- Công nghiệp- Xây dựng % 57.7 57.2
- Nông lâm thủy sản 19.8 14.6
- Dịch vụ 22.5 28.2
4. GDP đầu người (giá tt) USD 470 1070 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2010)
Trong 10 năm, GDP (giá 1994) của tỉnh tăng lên gấp gần 2,8 lần, GDP (giá thực tế) bình quân đầu người tăng từ 298 USD/người lên 1.070 USD/người. Khoảng cách chênh lệch GDP đầu người của tỉnh với cả nước và khu vực ĐBSCL dần được thu hẹp lại, từ chỗ chỉ bằng 62% mức bình quân cả nước và 82% của khu vực ĐBSCL được nâng lên bằng 90,7% và 97,3%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2001 - 2010, khu vực nông lâm thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao bình quân 7,4%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14,7%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân 16,2%. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp- xây dựng và khu vực dịch vụ bình quân đạt 14,38%/năm và 19,77%/năm. Khu vực nông lâm thủy sản vừa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP vừa có tốc độ tăng trưởng cao, vì vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời kỳ vừa qua còn khá chậm. Tỷ trọng các khu vực nông lâm thủy sản - công nghiệp
C
và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2000 tương ứng chiếm 60,62% - 18,87% - 20,51%; năm 2010 cơ cấu tương ứng chiếm 57,22% - công nghiệp 14,62% - dịch vụ 28,15%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP trung bình mỗi năm tăng thêm được 0,34%, trong đó tỷ trọng khu vực công nghiệp giảm trung bình hàng năm 0,42%, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng lên trung bình hàng năm 0,76% trong cơ cấu GDP.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh, song vẫn có tác động đến cơ cấu lao động của tỉnh, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động giảm từ 77% (năm 2005) xuống 64,2% (2010), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 22,5% (2005) lên 35,8% (2010), trung bình mỗi năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng thêm được 0,74% trong cơ cấu lao động.
Thương mại quốc tế xuất nhập khẩu
Từ năm 2000 đến 2010, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng năm của tỉnh tăng từ 181 triệu USD lên 432,4 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 9,1%/năm, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đạt 750 triệu USD vào 2010. Giai đoạn 2001 - 2005, KNXK tăng bình quân 9,9%/năm; giai đoạn 2006- 2010, KNXK tăng chậm lại bình quân 8,3%/năm, nguyên nhân chính do các mặt hàng xuất khẩu chậm được đa dạng, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, hàng nông sản xuất khẩu còn ít, chưa có các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp.
Giai đoạn 2006 - 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của tỉnh có chiều hướng giảm, từ 15,8 triệu USD xuống 5,2 triệu USD, năm 2010, tỷ lệ xuất siêu chiếm 30,4% GDP.
Thu - chi ngân sách
Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 10% trong thời kỳ 2001 - 2010. Giai đoạn 2001- 2005, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 18,74% cao gấp 1,8 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế (10,25%) và cao hơn so với mức chung của khu vực ĐBSCL (tăng 18,3%) và của cả nước (tăng 18,3%). Giai đoạn 2006- 2010, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 1,9%, tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP trung bình hàng năm chiếm 7,1%. Năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.101,1 tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương hàng năm tăng bình quân 15,9%, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 21,5% và giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 10,5%. Cơ cấu chi ngân sách chuyển dần theo hướng tăng chi cho sự nghiệp phát triển xã hội, tổng chi ngân sách trong 5 năm 2006 - 2010 xấp xỉ 16.197,7 tỷ đồng, trong đó chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo tăng từ 15,2% lên 20,5%; chi sự nghiệp y tế tăng từ 2,2% lên 5,5%.
b). Thực trạng phát triển ngành, lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2010 (i). Nông lâm thủy sản
Giai đoạn 2006 - 2010, GTSX nông lâm thủy sản tăng bình quân 6,5% trong đó GTSX trồng trọt tăng nhanh hơn, bình quân đạt 3,4%/năm; chăn nuôi tăng mạnh bình
C
quân 18,2%/năm; lâm nghiệp chủ yếu khoanh nuôi, bảo vệ rừng, GTSX giảm bình quân - 4,4%/năm; thủy sản tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển, GTSX tăng bình quân 8%/năm.
Nông lâm nghiệp
- Trồng trọt: cơ cấu diện tích gieo trồng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao với mức độ thâm canh ngày càng tăng. Diện tích lúa hàng năm tăng từ 321,6 nghìn ha lên 350 nghìn ha, năng suất lúa tăng từ 5,1 tấn/ha lên 5,6 tấn/ha, sản lượng lúa năm 2010 đạt xấp xỉ 2 triệu tấn; diện tích rau đậu, củ, quả thực phẩm hàng năm tăng từ 26,9 nghìn ha lên 37,2 nghìn ha, trong đó