Các sinh cảnh quan trọng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 54)

a). Sinh cảnh trên cạn

Sinh cảnh trên cạn: địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều nơi có thảm thực vật tự nhiên che phủ, xen kẽ khu dân cư (phố phường, làng xóm), đất nông nghiệp trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu (khoai lang…), một số công trình văn hóa xã hội… Đây là nơi cư trú và phát triển của các loài côn trùng, chim, thú, bò sát, lưỡng cư.

b). Sinh cảnh đất ngập nước

Đất ngập nước chủ yếu là các vùng đất lâm nghiệp với các thảm rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, ngập úng chua phèn với hệ sinh thái rừng Tràm, các vùng đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, các vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước, các bãi bồi ven sông ven biển…thành tạo một hệ thống rất đa dạng và phong phú.

Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển

Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tập trung dọc theo 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu. Đây là loại hình rừng ngập mặn với thảm thực vật chủ yếu là cây bần, mắm, vẹt và đước…

- Tổng diện tích có rừng phòng hộ : 6.435,6 ha + Rừng tự nhiên : 1.551,2 ha + Rừng trồng : 4.884,4 ha

Rừng tràm

Hệ sinh thái rừng tràm: có khoảng 4.306 ha, được tập trung ở vùng trũng huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị với các phân trường Mỹ Phước, lâm trường Phú Lợi, phân trường Thạnh Trị

Nuôi trồng thủy sản

C

dạng các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ và ngọt, bao gồm nuôi chuyên và nuôi kết hợp với trồng lúa và trong mương vườn cây ăn quả.

- Nuôi tôm sú theo phương thức bán thâm canh và thâm canh trong ao chuyên và kết hợp trồng lúa (tôm – lúa).

- Nuôi cá tra, basa trong ao chuyên và trong lồng bè.

- Nuôi cá đồng và tôm cành xanh theo mô hình lúa – cá, tôm và trong mương vườn.

- Nuôi thủy đặc sản nước mặn ven biển như cua, sò, artemia...

Đất nông nghiệp trồng lúa

Lúa là cây trồng chính, có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ rộng lớn và vững chắc, sản xuất rất ổn định với năng suất liên tục tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao.

c). Sinh cảnh hành lang sông, kênh rạch

Sinh cảnh này có thể chia thành 3 nhóm lớn: sinh cảnh hành lang sông, khối nước và tầng đáy

- Vùng hành lang sông đặc trưng bởi các loài thực vật ưa ẩm và bán ngập nước đây là nơi cư trú của nhiều động vật sống ven sông.

- Tầng đáy tương đối bằng phẳng, có lớp bùn đáy dày, giàu chất hữu cơ, là nơi cư trú của các sinh vật đáy (benthos).

d). Sinh cảnh trong hệ sinh thái ven bờ và cồn

Cồn Cù Lao Dung là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gậm nhấm, côn trùng, là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do thay đổi chế độ động lực biển và khí hậu.

e). Sinh cảnh nông nghiệp

Cây trồng chủ yếu của tỉnh là lúa. Chất đất rất màu mỡ cộng với sẵn có nước ngọt quanh năm đã tạo ra khả năng làm ba vụ lúa nước một năm với năng suất cao.

Các loại cây hoa màu chủ yếu là bắp, khoai lang, khoai mì, hành tỏi, đậu xanh. Tỉnh cũng trồng nhiều loại trái cây như dừa, nhãn, xoài, cam, chanh, chuối, bưởi… Cây công nghiệp chủ yếu là cây mía.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 54)