Tác động từ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 126)

Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trong khi hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước thải.

Hệ thống thoát nước thải tại các khu đô thị tỉnh Sóc Trăng hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh, đa phần tại các thị trấn đều là hệ thống mương hở hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Toàn bộ hệ thống thoát nước hiện nay đều được dẫn trực tiếp ra môi trường kênh rạch, không qua quá trình xử lý các chất ô nhiễm. Đa phần nước thải đều có hàm lượng BOD5, COD, SS, N tổng và P tổng... hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với quy chuẩn môi trường QCVN 24:2009/BTNMT (loại B). Theo báo

C

cáo của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010), có 87 % số cơ sở sản xuất có 75 – 80% cơ sở sản xuất không xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo qui định; 20 – 25% thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Nồng độ Nitơ tổng và Photpho tổng vượt tương ứng từ 1,5 – 40 lần và 44 – 350 lần so với quy định của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).

Các khu dân cư ven biển đều chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực tập trung đông dân cư, các khu chợ. Nước thải chủ yếu được thu gom bằng hệ thống đường cống kín (chỉ tại trung tâm các thị trấn, các khu chợ), hệ thống mương hở thải trực tiếp vào hệ thống sông và kênh rạch. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực cửa sông, đặc biệt là khu vực cảng Trần Đề, nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải trực tiếp vào sông. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và giảm thiểu tính đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển, đặc biệt là thủy sinh vật.

Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng nước tại các nhánh lưu vực sông, kênh rạch trong tỉnh mâu thuẫn với nhu cầu tiêu thoát nước thải, làm giảm đi khả năng tự làm sạch của các nhánh kênh rạch trong tỉnh. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến hệ động vật sống trong nước và hệ thực vật trên lưu vực do nguồn nước chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng lớn. Tiêu biểu tại thành phố Sóc Trăng có hiện tượng suy giảm số lượng và thành phần loài nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh đó, chất thải rắn có thành phần chủ yếu từ quá trình sản xuất (xương, đầu cá, vỏ đầu tôm, vỏ trái cây…), xỉ than đá, lông, phân, nội tạng gia súc gia cầm; thức ăn thừa, phân gia súc gia cầm; trấu, tro, bụi; dụng cụ bị hư hỏng,; vỏ cal nhựa, dầu nhớt… thải xuống các kênh mương, ao tù... Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010), thành phần rác thải tại tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là chất hữu cơ chiếm trên 77,8% tại thành phố Sóc Trăng và 82,22% tại các huyện. Lượng chất thai rắn sinh hoạt dân cư đô thị năm 2009 là 114,05 tấn/ngày, tương đương 41.628,3 tấn/năm. Theo dự đoán dựa vào dân số thì lượng chất thải rắn phát sinh năm 2010 là khoảng 451,779 tấn/ngày, tương đương 164.899,3 tấn/năm. So với năm 2009, lượng chất thải rắn tăng 3,99 lần. Đây là nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm, mất nơi sinh cư và đa dạng loài cũng như suy thoái hệ sinh thái thủy vực.

Ngoài ra, các chất thải từ phía thượng nguồn đều đổ ra khu vực biển Đông, vùng cửa sông Mỹ Thanh và sông Hậu. Các chất thải từ khu dân cư, các hoạt động sản xuất của nhiều khu công nghiệp (KCN Trà Nóc...), chất thải đô thị, thương mại, dịch vụ (Tp Cần Thơ, Long Xuyên...), chất thải hoạt động nông nghiệp đổ về phía hạ nguồn, kết hợp với chất thải phát sinh tại các khu dân cư, đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước môi trường và nơi sinh cư của sinh vật cũng như mức độ đa dạng thành phần loài sinh vật ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.

C

Bên cạnh đó, ngoài nước thải sinh hoạt còn có một lượng lớn nước thải y tế. Theo thống kê, lượng nước thải y tế phát sinh hàng ngày tại các cơ sở y tế là khoảng 516 m3/ngày. Hầu như lượng nước thải y tế nguy hại này không được thu gom và xử lý triệt để, đa số các cơ sở y tế đều chưa có hệ thống thoát nước riêng, nước thải được đổ vào hệ thống cống chung và thải trực tiếp ra môi trường. Theo ước tính, lượng nước thải y tế được thu gom và xử lý chỉ chiếm khoảng 28%. Nguồn nước thải y tế chứa hàm lượng chất ô nhiễm rất cao và rất nguy hiểm đối với hệ sinh thái.

Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang đe dọa đến tính đa dạng sinh học của các nguồn tài nguyên; làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp hủy hoại môi trường và nơi cư trú của các động thực vật hoang dã. Hệ sinh thái thủy sinh tại một số lưu vực bị suy giảm. Nhiều loài thủy sinh bị chết do nguồn nước ô nhiễm. Bên cạnh đó, hệ sinh thái vùng ngọt hiện cũng đang dần dần bị ảnh hưởng do tác động của hiện tượng xâm nhập mặn. Do ảnh hưởng này, hệ sinh thái nước ngọt tại một số khu vực chuyển sang lợ hoặc mặn hóa và hệ sinh thái này sẽ bị thay đổi trong tương lai không xa.

Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tải lượng các chất thải từ các khu công nghiệp được báo cáo bởi Sở Tài nguyên và Môi trường và trình bày trong Bảng 3.

Theo số liệu thống kê năm 2009, lượng chất thải công nghiệp phát sinh hàng ngày khoảng 157,283 tấn/ngày, song trên thực tế, lượng chất thải còn lớn hơn rất nhiều. Điều này cho thấy công tác thu gom và xử lý CTR công nghiệp vẫn chưa được thực hiện triệt để, việc tiêu tán CTR công nghiệp bằng các hình thức như đưa vào các kênh rạch, đổ thành đống ngay tại cơ sở, đốt ngay tại khu vực sản xuất... vẫn còn diễn ra thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường. Dự báo đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ có tổng diện tích các KCN/CCN được đầu tư xây dựng (không kể cả trung tâm nhiệt điện) là 1.114,3 ha. Nếu tính tải lượng chất thải rắn phát sinh theo định mức 0,4 tấn/ha/ngày và dự kiến khối lượng rác thải công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng theo dự báo vào năm 2010 ước khoảng 62.679,26 tấn/năm và năm 2020 là 162.688 tấn/năm.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 126)