Phân tích, đánh giá lợi ích từ CT trồng và khôi phục rừng trong BT ĐDSH

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 135)

Đa dạng sinh học ở một mức độ nào đó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở vật chất cho cuộc sống con người: ở mức độ này, nó duy trì sinh quyển như một hệ thống chức năng, ở một mức độ khác, nó cung cấp các vật liệu cơ bản cho nông nghiệp và các nhu cầu thiết thực khác. Đa dạng sinh học còn là một cấu thành quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo của cả nước nói chung và của Sóc Trăng nói riêng. Tuy nhiên việc khai thác quá mức nguồn tài

C

nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển chưa hợp lý đã tác động lớn tới đa dạng sinh học, gây suy thoái đa dạng sinh học trên địa bàn.

Công tác phục hồi rừng và trồng rừng đã làm cải thiện diên tích rừng bị suy giảm cũng như làm tăng độ che phủ trên toàn tỉnh. Đồng thời, công tác này đã và đang đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

Những lợi ích chung:

- Chức năng quan trọng của HST rừng ngập mặn là giảm nhẹ BĐKH, đặc biệt là thảm thực vật hấp thụ carbon và tạo ra O2 trong khí quyển. Theo Trương Quang Học (2010), rừng nhiệt đới chỉ che phủ 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng chứa gần một nữa số lượng cây xanh trên Trái đất và tạo ra gần 40% lượng oxy của thế giới. Một hecta cây xanh có thể hấp thu 6 tấn CO2/ năm. Tổng số các khu rừng và đất rừng trên thế giới hiện nay đang lưu giữ hơn một nghìn tỷ tấn cácbon - gấp đôi lượng cácbon tồn tại tự do trong khí quyển.

- Việc bảo tồn và phát triển HST rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn có tác dụng giảm thiểu thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, sóng thần.

- Achim Steiner (2010), ta tính rằng, trồng và bảo vệ gần 12.000 ha rừng ngập mặn ở Việt nam chỉ mất khoảng hơn 1 triệu USD nhưng tiết kiệm khoảng hơn 7 triệu USD chi phí hàng năm cho công tác bảo dưỡng đê điều.

- Trồng rừng ven biển sẽ làm giảm khả năng xói lở và tăng khả năng cản gió bảo vệ bờ biển, bờ sông khi có mưa to, bão lớn, tăng khả năng điều hòa nhiệt độ, cân bằng lượng CO2 và O2 trong không khí và tăng khả năng làm sạch môi trường nước.

- Rừng ngập mặn là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh, rừng suy giảm các giống loài sẽ mất nơi cư trú và nguồn thức ăn nên sẽ ngày càng suy giảm về giống loài, chủng loại.

a). Lợi ích kinh tế

Việc phục hồi rừng và trồng rừng ven biển sẽ tạo ra một đai rừng phòng hộ tập trung khép kín dọc theo 72 km bờ biển của tỉnh, tạo môi trường rất thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản ổn định và cung cấp một phần nhu cầu gỗ củi cho người dân khu vực ven biển.

Không ngừng lại ở đó, khi đai rừng phòng hộ tiến ra phía biển hơn 500 mét như ở xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu hiện giờ thì mặt đất rừng bên trong giáp đất liền thường được bồi khá cao, nhiều nơi đất nứt nẻ, cây rừng chậm phát triển. Lúc này có thể rà soát quy hoạch phân vùng phòng hộ xung yếu và vùng đệm để dời ranh giới hai vùng ra phía biển, chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ xung yếu thành đất vùng đệm. Việc này vừa tạo thêm quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho địa phương vốn rất hạn hẹp ở vùng ven biển, vừa tạo mới một ranh giới bảo vệ nghiêm ngặt tương đối thẳng, dễ dàng cho việc đóng mốc ranh giới, hạn chế sự lấn chiếm đất rừng xung yếu đã và đang diễn ra liên tục theo hình răng cưa như hiện tại.

C

b). Lợi ích xã hội

- Rừng phòng hộ ven biển tạo nên vành đai bảo vệ đê biển, góp phần tạo sự yên tâm sinh sống và lao động sản xuất cho bà con trong vùng.

- Nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của người dân được nâng cao; tập quán canh tác lạc hậu dần thay đổi, áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, giảm số vụ vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng.

- Công tác phục hồi rừng và trồng rừng tạo cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, hiểu biết kỹ thuật làm giàu từ việc đầu tư phát triển rừng; đồng thời tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định sản xuất và đời sống, giảm tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng.

c). Lợi ích môi trường

Đai rừng phòng hộ ven biển khép kín sẽ góp phần nâng độ che phủ của thảm cây xanh, tăng cường phòng hộ ven biển , lấn biển , bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi; Đồng thời còn tạo được cảnh quan thoáng mát, giảm thiểu sự ô nhiễm cho môi trường, cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống trong lành cho các loài động vật và thực vật sống, sinh sản phát triển và bảo tồn nguồn gien (đa dạng sinh học), bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và các ngành sản xuất khác của tỉnh.

Mỗi năm nước sông Cửu Long đổ ra biển khoảng 70 triệu tấn phù sa màu mỡ. Lượng phù sa này được nhiều yếu tố của tự nhiên tác động đã bồi đắp một cách không đồng đều cho bờ biển các tỉnh vùng đồng bằng. Nơi nào có vật cản làm chậm dòng chảy thì phù sa lắng đọng nhiều thành những bãi bồi. Khi bãi bồi tương đối ổn định thì rừng được trồng lên đó để tạo vật cản, thu hút phù sa. Đây là một thành công đã đạt được từ những năm đầu thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ ven biển huyện Vĩnh châu theo chương trình 327/CT (1993 – 1998). Hiện tại huyện Vĩnh Châu còn 2 xã giáp tỉnh Bạc Liêu chưa có rừng ở bãi triều và đang bị xói lở. Khi dự án kết thúc, đai rừng ven biển sẽ phát triển đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu theo chiều dọc và lấn ra phía biển, tạo môi trường rừng phòng hộ ven biển bền vững của tỉnh.

C

CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)