Môi trường nước

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 41)

2.3.3.1. Nước mặt lục địa

Nước thải từ hoạt động phát triển các lĩnh vực kinh tế như: sản xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các khu đô thị/thương mại … nếu không được thu gom, quản lý và xử lý phù hợp là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt lục địa hiện tại và trong tương lai.

Chất lượng nước mặt tại các huyện, vùng nông thôn

Chất lượng nước tại hầu hết các kênh rạch dẫn nước tại các huyện trên địa bàn tỉnh hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt là nước đã có dấu hiệu bị phú dưỡng hóa.

Tại các khu vực nông thôn, nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là do nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (đây là 2 nguồn chủ yếu làm gia tăng thành phần hữu cơ, chất dinh dưỡng có trong nước).

Tại các khu vực thị trấn, thị tứ, nước thải đô thị và công nghiệp, chất thải rắn là các nguồn chủ yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các nhánh kênh rạch trong nội thị. Một số kênh rạch nhỏ hiện đang dần dần trở nên ô nhiễm nặng, nước thải không được xử lý thải trực tiếp vào sông, kênh rạch, ngay cả chất thải rắn cũng được người dân vứt bỏ bừa bãi gây cản trở dòng chảy, làm thay đổi chất lượng nước mặt và đặc biệt là dẫn đến tình trạng ngập úng vào những thời điểm nước lớn hoặc mưa to.

Chất lượng nước mặt tại thành phố Sóc Trăng

Chất lượng nước tại khu vực nội thị thành phố Sóc Trăng hiện đang bị ô nhiễm nặng. Trong đó, kênh Maspero, kênh Santard và kênh Tám Thước là những trường hợp điển hình. Đa phần là ô nhiễm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng (chủ yếu là Fe). Nhiều tuyến kênh, đặc biệt là các nhánh kênh nhỏ chảy vào hệ thống các kênh trên đã xuất hiện hiện tượng nước chuyển thành màu đen, phát sinh mùi hôi, tanh gây ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người dân, hệ sinh thái tại khu vực.

C

Ngoài ra, do ảnh hưởng tổng hợp bởi các yếu tố tự nhiên (khô hạn, biến đổi khí hậu...), tác nhân (quá trình phát triển của con người) đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gây gắt tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian gần đây. Nếu như năm 2009, độ mặn chủ yếu xâm nhập mạnh theo sông Hậu thì năm 2010 lại chủ yếu theo sông Mỹ Thanh. Đầu mùa khô năm 2010, mặn xâm nhập sâu vào đất liền có nơi đã đến 30km. Theo kết quả đo đạc của Trung tâm khí tượng Thủy văn Sóc Trăng cho thấy, độ mặn tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 3 ‰, tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6 ‰, tại thành phố Sóc Trăng là 2,3‰, cao gấp 2 đến 10 lần so với cùng kỳ năm 2009.

2.3.3.2. Nước dưới đất

Theo kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các trạm cấp nước của tỉnh, so sánh với QCVN 09:2008 cho thấy nước dưới đất đều có dấu hiệu nhiễm bẩn ngày càng gia tăng. Nồng độ COD hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép của quy chuẩn. Trong đó, tại các khu vực như Phú Lộc, Thạnh Phú, Ngã Năm, Đại Ngãi và thành phố Sóc Trăng có giá trị đo được tăng vượt trội so với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chất lượng nước dưới đất còn có dấu hiệu ô nhiễm thành phần dinh dưỡng. Các thành phần như nitrit, nitrat, amoni có giá trị khá cao và hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Fe tuy có giá trị cao nhưng chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ngoại trừ nước dưới đất tại thị trấn Thuận Hòa, xã Lịch Hội Thượng có nồng độ sắt vượt ngưỡng cho phép trong năm 2009.

Tương tự như các huyện khác, nước dưới đất tại huyện ven biển như Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu cũng bị nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và sắt. Trong đó, nước ngầm tại thị trấn Cù Lao Dung, Vĩnh Châu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng với các giá trị đo được khá vào vào năm 2009. Về nồng độ sắt, nước dưới đất tại thị trấn Cù Lao Dung, Long Phú có giá trị khá cao, nhất là trạm Long Phú có hàm lượng Fe gia tăng qua các năm.

2.3.3.3. Nước biển ven bờ

Nước biển ven bờ tại khu vực huyện Vĩnh Châu cho thấy đã có một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, với thành phần COD vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT rất nhiều lần. Ngoài ra, một số thành phần kim loại nặng cũng đã được phát hiện với nồng độ khá cao, chẳng hạn Cu, Zn và đặc biệt là thành phần Cr6

+ .

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 41)