Thực hiện Chỉ thị số 38//2005/CT.TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng vào cuối năm 2007 và thống kê diện tích biến động trong 3 năm từ 2008-2010 với kết quả như sau.
Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Loại đất ĐVT Rà soát 2007 Thống kê 2010
Tổng diện tích rừng và đất LN ha 18.662,90 18.662,90 - Diện tích đất trống để trồng rừng ha 8.445,10 7.540,60 - Rừng hiện có ha 10.217,80 11.122,30 + Rừng sản xuất ha 4.405,80 4.405,80 * Đất có rừng ha 4.164,70 4.164,70 * Đất khác * ha 241,1 241,1 + Rừng phòng hộ ha 5.812,00 6.716,50 * Phòng hộ chắn sóng lấn biển ha 5.531,10 6.435,60 * Phòng hộ bảo vệ môi trường ha 280,9 280,9 * Trong 241,1 ha đất khác của rừng sản xuất có 27,1 ha đất khác của khu vực rừng phòng hộ môi trường:
- Đất khác (Khu vực RPH BVMT) 27,1
+ Kênh, mương, bờ 7,3
+ XD cơ sở hạ tầng 19,8
(Nguồn: DA BV & Phát triển rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng, GĐ 2011-2015)
Năm 2010, độ che phủ của rừng và cây phân tán ở tỉnh Sóc Trăng ước đạt trên 12% diện tích (rừng tập trung 3,4%; cây phân tán khoảng 9%). Nếu so sánh chỉ tiêu chung của ĐBSCL là 27% thì tỉnh Sóc Trăng còn phải phấn đấu nhiều hơn trong giai đoạn 2011-2015.
2.2.2.1. Rừng phòng hộ
a). Rừng phòng hộ chắn sóng ven biển
Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tập trung dọc theo 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và Vĩnh Châu. Đây là loại hình rừng ngập mặn với thảm thực vật chủ yếu là cây bần, mắm, vẹt và đước…
C
+ Rừng tự nhiên : 1.551,2 ha + Rừng trồng : 4.884,4 ha
Đai rừng phòng hộ ven biển huyện Vĩnh châu, hiện đang phát triển đến xã Vĩnh Phước, do diện tích rừng trồng những năm qua phát huy tác dụng cố định phù sa Sông Hậu theo gió Đông Bắc về hướng Tỉnh Bạc Liêu với phương châm bãi bồi đi trước, rừng Đước theo sau. Mặc dù có những năm rừng mới trồng đã dẫn dụ phù sa đến vùi lấp 65 ha, nhưng chỉ 1 năm sau thì 65 ha bài bồi ổn định đó lại là nơi trồng rừng mới lý tưởng. Đây là một thành công đã đạt được từ những năm đầu thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ ven biển huyện Vĩnh châu theo chương trình 327/CT.
Tóm lại, rừng phòng hộ ven biển trồng từ năm 2008 đến nay đã kế thừa thành quả của rừng trồng trước đó trong việc tạo ra 1 đai rừng bắt đầu từ cửa Sông Hậu và đang tiến đến xã Vĩnh Phước. Trong vài năm tới, nếu tiếp tục trồng rừng về hướng Tỉnh Bạc Liêu thì chắc chắn bờ biển huyện Vĩnh Châu sẽ được mở rộng, đê biển được bảo vệ an toàn
Qua thời gian thực hiện các dự án đã tạo ra những hiệu quả tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường cho vùng ven biển: bãi bồi ven biển ngày càng được bồi lắng nhanh, đồng thời giảm bớt những tốc độ xói lở bờ biển so với những năm trước đây. Hiện đai rừng phòng hộ đã có vai trò bảo vệ đê biển trước những đợt triều cường thời gian qua, đặc biệt là cơn bão số 5 xuất hiện vào cuối năm 1997.
b). Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
Rừng Phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được tọa lạc tại xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, là khu di tích lịch sử của Tỉnh Ủy. Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm nơi đây là chiếc nôi đã nuôi giấu và che chở cho nhiều các bộ cách mạng, đồng thời là nơi đã giành nhiều chiến công vang dội còn lưu mãi đến ngày nay.
Về ranh giới: có tứ cận giáp bờ bao phân trường Mỹ Phước. Tổng diện tích tự nhiên được quy hoạch là: 308ha bao gồm:
- Diện tích rừng : 280,9 ha
- Diện tích kênh mương, bờ bao : 7,3 ha - Diện tích khác (xây dựng cơ sở hạ tầng) : 19,8 ha
2.2.2.2. Rừng sản xuất kinh doanh
Tổng diện tích tự nhiên của rừng sản xuất kinh doanh là 4.405,8 ha, chủ yếu là rừng Tràm, được trồng những năm 1977 đến năm 1998 và hàng năm được tiến hành khai thác và trồng lại rừng.
Đến đầu năm 2010, diện tích rừng tràm là 4.164,7 ha; còn lại là đất khác 241,1 ha (trong 241,1 ha đất khác của rừng sản xuất có 27,1 ha đất khác của khu vực rừng phòng hộ môi trường). Nhìn chung diện tích rừng tràm của tỉnh Sóc Trăng ít biến động
C
kể từ năm 2008, sau khi đã chuyển đổi 1 phần diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác.
Thực vật của rừng sản xuất nhìn chung giống như rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, trong đó dây leo bụi rậm không đáng kể, tầng cây chiếm ưu thế là tràm cừ, mật độ rừng và trữ sản lượng khá cao.
Động vật rừng không phong phú, chủ yếu các loài lưỡng thê, bò sát và một số loài chim.
Ngoài rừng sản xuất tập trung do Nhà nước quản lý, hiện nay ở Sóc Trăng có khoảng 1.500 ha tràm và 162 ha lá dừa nước của dân thuộc các huyện Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ tú.
2.2.2.3. Trồng cây phân tán
Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 - 2010 toàn tỉnh đã trồng 39.162 ngàn cây phân tán các loại. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được 6 triệu 263 ngàn cây (16%), còn lại là địa phương và nhân dân tự trồng. Cây phân tán được trồng chủ yếu trên các hệ thống giao thông, thủy lợi, trụ sở cơ quan trường học, bệnh viện, đình, chùa, các công trình công cộng, đất trống, bờ thửa và trồng xen trên các loại đất khác.
Trên địa bàn tỉnh có 1 Trại giống cây lâm nghiệp được thành lập từ năm 2006, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho nhu cầu của tỉnh. Trại giống có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và là đơn vị duy nhất của tỉnh được công nhận đủ điều kiện sản xuất cây giống lâm nghiệp. Tuy nhiên, Trại giống vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cây giống của tỉnh do cơ chế quản lý còn mang tính bao cấp, “xin – cho” chứ chưa theo cơ chế thị trường.