Giải pháp thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 160)

6.1.1. Giải pháp về quản lý

- Lập, thẩm định, thông qua quy hoạch khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh;

- Thành lập Ban quản lý (liên Ngành) các khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước và rừng ngập mặn Cù Lao Dung dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh;

- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ ở các Ban quản lý khu bảo tồn thông qua giới thiệu, tập huấn cho các cán bộ có liên về nội dung của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và cách thức tổ chức thực hiện;

- Xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh;

- Quyết định thành lập khu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật đất đai có trách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn; - Tổ chức quản lý khu bảo tồn: Ban quản lý KBT cấp tỉnh tự chủ về tài chính - Quy định về quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản

lý khu bảo tồn:

o Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

o Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi HST tự nhiên trong khu bảo tồn;

o Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động nghiên cứu và bảo tồn khu quy hoạch; - Quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn:

o Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý KBT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

o Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong KBT;

o Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;

o Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn; - Xác định và quản lý vùng đệm của khu bảo tồn

o Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

C

o Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn

o Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn với UBND tỉnh;

o Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:

 Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

 Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong khu bảo tồn;

 Yêu cầu đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

 Hiện trạng sử dụng đất trong khu bảo tồn.

6.1.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa;

- Ban quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với UBND và các ngành có liên quan trong tỉnh tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn;

- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

- Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

6.1.3. Giải pháp về xã hội

Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức và hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cộng đồng.

6.1.4. Giải pháp kinh tế

Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghĩ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

C

6.1.5. Giải pháp về nguồn vốn

Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn của của Nhà nước, các Tổ chức phi chính phủ như Qũy bảo tồn động vật hoang dã WWF, Ngân hàng Thế giới (WB), GTZ ... và kết hợp với ngân sách của địa phương cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân.

6.2. Xây dựng nội dung các đề án/dự án ưu tiên và phân kỳ thực hiện nhằm thực hiện các nội dung quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Dựa trên phương án quy hoạch tổng hợp các khu bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng, danh mục các dự án ưu tiên được xây dựng và triển khai trên cơ sở lồng ghép với các quy hoạch/kế hoạch liên quan khác đã được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt đến năm 2020, với các tiêu chí đánh giá như sau:

- Tiêu chí 1

Tính khả thi về nguồn vốn: Các dự án cần ít vốn sẽ càng khả thi.

- Tiêu chí 2

Tính cấp thiết: Các dự án nhằm đầu tư xây dựng các KBT, cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, dân sinh phục vụ cho bảo vệ môi trường, bảo đảm nâng cao đời sống dân cư vùng đệm, ứng phó với thiên tai, rủi ro, biến đổi khí hậu;

- Tiêu chí 3

Tính xã hội: Các dự án nhằm giảm tổn thất về sức khỏe con người và sinh kế; tạo cơ hội giảm nghèo và tạo thu nhập cho cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt các cộng đồng vùng đệm, vùng ven biển và nông thôn;

- Tiêu chí 4

Tính kinh tế: Các dự án cần đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính toán chi phí - lợi ích, đặc biệt ưu tiên cho các dự án có chi phí thấp và hiệu quả cao;

- Tiêu chí 5

Tính đa mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành, địa phương, nhiều đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp;

- Tiêu chí 6

Tính hỗ trợ, bổ sung cho nhu cầu bức thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng giải pháp, kế hoạch hành động và tăng cường năng lực bảo tồn;

- Tiêu chí 7

Tính lồng ghép của hoạt động xây dựng các KBT đa dạng sinh học trong các quy hoạch/kế hoạch của các ngành và địa phương, đặc biệt là lồng ghép với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch đất bãi bồi ven biển;

- Tiêu chí 8

Tính đồng bộ, hài hòa với các cam kết đa phương, cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế.

C

Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, danh mục các dự án đề xuất được đưa qua đánh giá theo phương pháp chuyên gia cho điểm, rồi lựa chọn ra thứ tự ưu tiên. Danh mục các dự án ưu tiên được đưa ra trong nội dung tiếp theo.

Bảng 6.1: Các dự án ưu tiên và phân kỳ tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Sóc Trăng Đơn vị tính: Tỷ đồng Số TT Tên dự án Thời gian thực hiện Kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

Nguồn kinh phí Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Dự án thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước 2013 - 2016 12 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở TN&MT Sở NN&PTNT, Sở VHTT&DL, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN 2 Dự án Khu bảo vệ

cảnh quan chùa Dơi 2013 - 2016 08

- Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở VHTT&DL Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN 3 Dự án Nâng cấp và quản lý các khu cảnh quan du lịch, vườn chim 2013 - 2015 03 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở VHTT&DL Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN 4 Dự án Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 2013 - 2015 2,5 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở TN&MT Sở NN&PTNT, Sở VHTT&DL, UBND các huyện, thị xã, thành phố 5

Dự án Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 2013 - 2020 2,5 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở TN&MT Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT 6 Dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học Cù Lao Dung

2013 - 2015 20 Kêu gọi đầu tư Sở

VHTT&DL Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT 7 Dự án thành lập Khu dự trữ thiên nhiên rừng ngập mặn Cù Lao Dung 2014 - 2016 15 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở NN&PTNT Sở TN&MT, Sở VHTT&DL, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN 8 Dự án Xây dựng vườn ươm cây rừng ở khu rừng tràm Mỹ Phước và lân cận rừng ngập mặn Cù Lao Dung 2015 - 2020 3,5 - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. Sở NN&PTNT Sở TN&MT, Sở KH&ĐT Tổng cộng 66,5

C

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá tại 6 khu vực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng gồm: (i) Khu vực rừng ngập mặn Hồ Bễ-Mõ Ó, thuộc huyện Vĩnh Châu; (ii) Rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi bồi và cửa sông ven biển thuộc huyện Trần Đề (đại diện hệ sinh thái nước lợ mặn); (iii) Đại Ngãi (đại diện hệ sinh thái nước ngọt và nhiễm mặn nhẹ theo mùa); (iv) Rừng tràm Mỹ Phước (khu Di tích lịch sử), Ngã 5 thuộc huyện Thạnh Trị (đại diện hệ sinh thái nước ngọt); (v) Sân chim Tân Long thuộc huyện Thạnh Trị; (vi) Chùa dơi thuộc TP Sóc Trăng, nhóm chuyên gia đã chọn ra được 3 khu cần được bảo tồn bao gồm:

(1). Khu hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú là khu quy hoạch bảo tồn đa dạng loài và sinh cảnh tại có diện tích 308 ha.

(2). Khu vực chùa dơi, TP Sóc Trăng là khu quy hoạch bảo tồn đa dạng loài và sinh cảnh.

(3). Khu rừng ngập mặn Cù Lao Dung, bãi bồi và cửa sông Trần Đề diện tích 25.333,7 ha được quy hoạch thành Khu khu dự trữ thiên nhiên rừng ngập mặn.

Để triển khai thực hiện dự án quy hoạch, báo cáo đã đề xuất danh mục bao gồm 8 dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư khoảng 66,5 tỷ đồng. Trước mắt đến năm 2015, ưu tiên thành lập 2 khu bảo tồn bao gồm: Khu bảo tồn loài & sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước và khu bảo tồn loài – sinh cảnh chùa dơi. Đối với Khu rừng ngập mặn Cù Lao Dung sẽ được nghiên cứu thực hiện sau năm 2015.

Nguồn vốn để triển khai 08 dự án quy hoạch có thể từ các nguồn: nguồn vốn từ trung ương (chương trình mục tiêu quốc gia), ngân sách của tỉnh, nguồn vốn từ các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ (Qũy bảo tồn động vật hoang dã WWF, Ngân hàng Thế giới (WB), GIZ ),...

2. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt dự án quy hoạch này để sớm có cơ sở triển khai các dự án ưu tiên cấp thiết về bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, đặc biệt là việc nhanh chóng thành lập 02 khu bảo tồn: Khu bảo tồn loài & sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước và khu bảo tồn loài – sinh cảnh chùa dơi.

Ngoài việc phê duyệt dự án quy hoạch, việc phê duyệt nguồn kinh phí triển khai và tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài ngân sách nhà nước cũng là một việc làm cấp thiết để đảm bảo nguồn kinh phí từ nay đến 2020 cho các dự án ưu tiên đã được lựa chọn.

C

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt Nam

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010),. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2006 – 2010.

2. Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2007), Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam- mối liên hệ với Phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC), Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI).

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2010). Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2011 – 2015.

4. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. 361 trang.

5. Vương Dĩ Khang (1963), Ngư loại phân loại học. Nhà xuất bản Khoa Kỹ - Vệ sinh Thượng Hải. 843 trang.

6. Bùi Hữu Mạnh (2007), Danh lục bằng hình ảnh các loài chuồn chuồn Phú Quốc;

7. Bùi Hữu Mạnh (2007), Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm Việt Nam; 8. Đặng Quốc Quân (2008), Đa dạng về chuồn chuồn (Bộ Odonata – Insecta) tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Luận văn Thạc sỹ khoa học Sinh học.

9. Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008), Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm VQG Tam Đảo và giá trị bảo tồn, Hà Nội .

10.Đào Văn Tiến (1978), Về định loại ếch nhái Việt Nam. Tạp chí Sinh vật Địa học, XV, 33-40.

11.Đào Văn Tiến (1978), Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam. Tạp chí Sinh vật Địa học, XVI, 1-6.

12.Đào Văn Tiến (1979), Định loại thằn lằn Việt Nam. Tạp chí sinh học 1, 2-10. 13.Đặng Trung Tấn (2004), Báo cáo đánh giá tổng quát về tài nguyên động, thực vật hoang dã tỉnh Cà Mau.

14.Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ việt nam, Quyển 1-3. nhà xuất bản Trẻ. 15.Thái Văn Trừng (1963), Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Nông thôn. 16.Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

17. Lê Mộng Chân (2000), Thực vật rừng. nhà xuất bản Nông Nghiệp. 18. Danh mục thực vật vườn quốc gia Cát tiên (Web: tailieu.vn).

19. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), Sách đỏ Việt nam – Phần thực vật, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.

C

20. Viện Điều tra quy hoạch rừng, Cây gỗ rừng Việt nam, NXB. Nông Nghiệp. 21. Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Lê Diện Dực.

22.Bộ Khoa học và công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần I – Động vật, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

23.Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn và cs., 2008: Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Shoukadoh Book Sellers, Japan.

24.Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, 2009: Phân loại học lớp thú và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.

25.Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998: Động vật rừng. NXB Nông nghiệp HN. 26.Tợp hợp từ một số sách và tài liệu: Giới thiệu một số loài thú của Đông Dương và Thái Lan (Trần Ái Hoa dịch từ bản gốc tiếng Thái Lan).

27.Võ Quí (1975), Chim Việt Nam-hình thái và phân loại, tập 1&2, NXB KHKT. 28.Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000), Chim Việt Nam, NXB Lao Động – Xã Hội.

29.Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Động vật rừng, NXB Nông nghiệp HN. 30.Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam, Phần I – Động vật, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

31.Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1980, 572 trang.

32.Nguyễn Thị Hồng Loan và Nguyễn Công Sơn (2011). Sử dụng ốc vặn

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)