Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 30)

2.1.3.1. Địa chất

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở phía Bắc Đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích có thể chia thành các những tầng chính sau:

- Tầng Holocene: nằm trên mặt thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát. Thành phần hạt từ mịn tới trung bình.

- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển. - Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.

- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.

2.1.3.2. Thổ nhưỡng

Đặc tính đất của Sóc Trăng được chia thành 6 nhóm chính:

- Nhóm đất cát có diện tích 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu;

- Nhóm đất phù sa có diện tích 6.372ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản;

- Nhóm đất gley có diện tích 1.076ha, ở vùng thấp trũng, thường trồng lúa một vụ; - Nhóm đất mặn có diện tích 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn

C

quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày…, các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản;

- Nhóm đất phèn diện tích 75.823ha, trong đó chia làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản;

- Nhóm đất nhân tác có diện tích 46.146ha.

Bảng 2.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng

Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân bố

1 Đất cát 8.491 2,65 Dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên.

2 Đất phù sa 6.372 2 Tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú. 3 Đất gley 1.076 0,33 Các xã phía Bắc huyện Kế Sách

4 Đất mặn 158.547 49,5 Tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên.

5 Đất phèn 75.823 23,7

Tập trung thành diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu.

6 Đất nhân tác 46.146 21,82 Tập trung nhiều nhất ở Kế Sách, Long Phú.

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020)

Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển, có hàm lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước chua), đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa.

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 30)