Các tiêu chí và nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 139)

Căn cứ theo Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học, thì quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 dựa trên các tiêu chí như sau:

a). Theo phân cấp khu bảo tồn

(i). Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh: là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

(ii). Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh: là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn, với các tiêu chí:

+ Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

+ Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

b). Theo hệ thống phân hạng khu bảo tồn

- Hạng IIa. Khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, phục vụ nghiên cứu, giám sát, và giải trí và giáo dục môi trường.

- Hạng IIb. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh quan nhằm bảo tồn những loài đặc biệt và bảo vệ nơi cư trú của loài.

c). Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bảo tồn - Nguyên tắc khoa học:

+ Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng và đại diện cho Việt Nam. + Bảo vệ các loài động thực vật bị đe dọa trong nước và toàn cầu. + Sinh cảnh cụ thể của các loài động thực vật bị đe dọa hay đặc hữu.

+ Cảnh quan thiên nhiên có các giá trị thẩm mỹ, sinh thái hay văn hóa cao và thường có tính ĐDSH cao.

C

- Nguyên tắc pháp lý: dựa trên luật và các chính sách về môi trường và bảo tồn thiên nhiên của Chính phủ Việt Nam.

- Nguyên tắc thực tiễn: dựa trên năng lực quản lý và thông tin hiện có về thiên nhiên và ĐDSH của Việt Nam.

- Nguyên tắc hợp tác: chỉ dựa chủ yếu vào hệ thống phân hạng KBT của IUCN năm 1994 (sẽ được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của Việt Nam).

- Nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng: dựa trên sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng, của người dân sống trong và xung quanh KBT. Thiếu sự tham gia và ủng hộ này, việc bảo vệ các KBT không thể thành công.

Căn cứ vào điều kiện và tiềm năng ĐDSH đã được khảo sát, điều tra, đánh giá cụ thể trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho 06 khu vực khác nhau, cùng với việc xác định hệ sinh thái ưu tiên cho quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh, dự án chọn một phương án quy hoạch duy nhất với các nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn ĐDSH cụ thể như sau:

1. Hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước: được dựa trên tiêu chí bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh (Hạng IIb). Bởi lẽ:

(i). Hiện diện 4 sinh cảnh (rừng tràm, dừa nước, lung rừng đặc dụng, và có thể chứa tầng than bùn) trong một hệ sinh thái rừng tràm (đại diện khu vực nước ngọt);

(ii). Là nơi có tiềm năng bảo tồn các loài cá bản địa thuộc khu hệ cá nước ngọt, đặc biệt cá đồng trước bối cảnh BĐKH – mực nước biển dâng. Đây là nơi sinh cư, sinh sản và phát triển của nhiều loài cá đồng đang có nguy cơ khan hiếm như: cá trê vàng, cá rô, cá lóc, cá sặc bướm ...;

(iii). Có 01 loài chim, 01 loài rùa ba gờ và 04 loài thú (Cầy hương, Cầy giông Tây nguyên, Mèo cá và Rái cá thường) trong tự nhiên được xếp trong sách đỏ Việt Nam và IUCN (2007) cần được bảo tồn, bảo vệ;

(iv). Hệ sinh thái này ít bị tác động bởi hoạt động khai tác tài nguyên của con người và nằm trong Khu di tích Tỉnh ủy - nơi được quản lý bởi cơ quan Nhà nước và có giá trị giáo dục về văn hóa - lịch sử, cần bảo tồn, bảo vệ.

2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung: được chọn theo tiêu chí quy hoạch khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh (Hạng IIa). Bởi lẽ:

(i). Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, trong đó, có 11 loài thú trong danh lục sách đỏ IUCN với mức độ LC (Least Concern) cần được bảo tồn;

(ii). Có giá trị về sinh thái vùng cửa sông ven biển, thuộc vùng hạ lưu sông MêKong, nơi cư trú của các loài cá di cư sinh sản, nơi ươm dưỡng các loài thủy sản;

(iii). Có chức năng bảo vệ môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, có thể du lịch sinh thái.

C

3. Chùa dơi: được dựa trên tiêu chí bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh (Hạng IIb). Bởi lẻ:

Chùa dơi đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Chùa di tích văn hóa nghệ thuật cấp Quốc gia (Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTTcông nhận Chùa Dơi là di tích nghệ thuật cấp quốc gia. Nơi đây có môi trường sinh thái kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên, văn hoá và cuộc sống đời thường. Chùa còn là một thắng cảnh, một địa điểm du lịch, tham quan và hành hương viếng Phật nổi tiếng của du khách trong và ngoài tỉnh, một danh lam thắng cảnh Chùa Dơi Sóc Trăng.

Nơi đây hiện diện rất phong phú thành phần các loài dơi và trong đó có thể có những loài dơi quí hiếm cần được bảo tồn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ theo Điều 19 của Luật Đa dạng Sinh học Việt Nam (20/2008/QH12) và Nghị định 65/2010/NĐ-CP thì Chùa dơi đáp ứng được các tiêu chuẩn của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh. Bởi lẽ đây là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên của nhiều loài dơi (có ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ).

Một phần của tài liệu Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 139)