Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với việc khai thác các giá trị văn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 99)

6. Bố cục của đề tài

3.2.6. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với việc khai thác các giá trị văn

văn hóa đặc trưng cho phát triển du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chúng ta còn có những tài nguyên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu tổ chức khai thác tốt, các di sản này sẽ thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển xứng với tiềm năng của đất nước. Theo ông Lê Trọng Bình, TS.KTS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển (NCPT) Du lịch "Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân". Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, người làm du lịch đã không ngần ngại trình diễn đi trình diễn lại các lễ hội làm mất giá trị và ý nghĩa vốn có của nó; Nhiều làng nghề đã không còn giữ được cái nghề truyền thống do chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng. Mỗi một ngày lượng rác thải xả ra từ các nhà hàng và ki ốt buôn bán quanh các điểm du lịch biển phải tính đến đơn vị tấn. “Cảnh quan và các di tích lịch sử văn hóa thường bị suy giảm về thẩm mỹ do việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại với kết cấu hạ tầng không được quy hoạch và thiết kế hợp lý như ở khu vực Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và ở nhiều khu du lịch của

Việt Nam khác như ở Hạ Long, Cát bà, Đồ Sơn, Cửa lò”. Rất nhiều các công trình trong đất quy hoạch xây dựng để phục vụ du lịch đang được bỏ dở… Nhằm giảm thiểu các tiêu cực nói trên cần phải nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch văn hóa nói riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự vận hành và phát triển du lich đặc biệt là hoạt động khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý du lịch ở huyện thị, cơ sở góp phần nâng cao phát triển du lịch chung của địa phương và tỉnh. Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên văn hóa và các yếu tố bản địa khác. Nghiên cứu và xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để bảo vệ tài nguyên môi trường, tài nguyên văn hóa, phát triển du lịch và góp phần xóa đói giảm nghèo tại các điểm tài nguyên văn hóa. Nghệ An đã và đang trên đà thực hiện đề án đó áp dụng cho điểm tài nguyên văn hóa miền Tây Nghệ An với hai bản tiêu biểu là Bản Xiềng và bản Hoa Tiến. Sở văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành liên quan thực hiện các mục tiêu phát triển, nội quy quy hoạch và giả quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên văn hóa. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các cơ sở cung cấp các loại dịch vụ nhằm đảm bảo chất lượng. Thêm vào nữa, cần rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch, đặc biệt là ở những khu vực có di tích lịch sử văn hoá thường xuyên có khách đến tham quan. Mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải theo đúng luật pháp và quy chế hoạt động của điểm đến tham quan. Ngoài ra, Cơ quan quản lý nhà nước cần giám sat việc thực hiện nghiêm túc luật Di sản văn hoá,

Tài nguyên và Môi trường, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi các Bộ, các Ngành và các cấp về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch.

Hát phường Vải, hát ví, dặm cùng các trò chơi dân gian là những giá trị văn hóa đặc trưng của khu di tích Kim Liên. Tuy nhiên, không phải bất kỳ giá trị văn hóa nào cũng có thể đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch. Đưa các giá trị này vào là thực sự cần thiết nhưng đưa vào như thế nào

Tiểu kết chương 3

Trước nhận thức và định hướng của các cấp về vấn đề này, bản thân tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như trên. Các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa dựa trên thực tế biểu hiện của mối quan hệ này nghiên cứu trường hợp khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Trong những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa du lịch với du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải làm sao làm tốt du lịch văn hóa để tạo tiền đề cho hoạt động nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa một cách tốt nhất và ngược lại phải có văn hóa du lịch tốt thì mới thực hiện du lịch văn hóa tốt. Trên cơ sở là điểm du lịch văn hóa có tiềm năng, khu di tích Kim Liên sẽ trở thành một điểm du lịch có văn hóa du lịch, để mỗi lần ghé thăm du khách sẽ không khỏi chờ mong có được một chuyến trở lại trong tương lai.

KẾT LUẬN

Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng lẫn nhau. Văn hóa du lịch là một loại hình du lịch lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách. Du lịch văn hóa hướng vào sản phẩm như lễ hội, hệ thống di tích, các loại hình nghệ thuật, ẩm thực... Văn hóa du lịch là một khoa học nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa vào phụ vụ hoạt động du lịch hay nói khác đi Văn hóa du lịch là sự vận dụng văn hóa học trong hoạt động du lịch, là văn hóa do du lịch thể hiện ra. Có làm tốt du lịch văn hóa thì mới tạo tiền đề ho việc nghiên cứu văn hóa du lịch. Ngược lại, có văn hóa du lịch tốt thì mới thực hiện tốt du lịch văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động du lịch và cơ sở đào tạo vẫn lẫn lộn hai khái niệm này và chưa thực sự tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa chúng.

Được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ XX. Năm 1979, Khu Di tích được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại Khu di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình, bàn bè hàng xóm láng giềng. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, gắn với phát triển du lịch với tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng. Đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành khoảng 80% và đang bước sang giai đoạn cuối. Khu di tích Kim Liên được tác giả lựa chọn làm trường hợp nghiên cứu cho mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa trong thực tiễn. Biểu hiện của mối quan hệ trên đó là: Bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa; nâng cao hình ảnh điểm đến; đáp ứng nhu cầu đa đa dạng của du khách; tạo môi trường du lịch văn minh. Qua hoạt động bảo vệ trùng tu, tôn tạo khu

di tích trong dự án lớn của Tỉnh, nhìn chung vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa làm đã khá tốt. Công tác tổ chức quản lý và khai thác phát huy giá trị của di tích có hiệu quả, nhất là hoạt động hướng dẫn khách tham quan, dâng hương được khách du lịch và nhân dân đánh giá cao, lượng khách ngày càng tăng. Một môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp tại Kim Liên là điều ai cũng thấy; Ấn tượng lớn nhất trong lòng du khách khi rời khu di tích Kim Liên là giọng nói thân thương, nhẹ nhàng cùng cử chỉ nhẹ nhàng, ánh mắt trìu mến của đội ngũ thuyết minh viên. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế và điều tra xã hội học cho thấy việc bê tông hóa, đá hóa những con đường vào khu di tích, việc phố hóa khung cảnh làng quê nơi đây làm mất tính nguyên gốc của tài nguyên du lịch vốn có của nó. Hệ thống dịch vụ du lịch, Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chủ yếu vẫn là thăm quan, dâng hương, chưa có các sản phẩm cho khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm về các giá trị văn hoá truyền thống nên chưa khai thác hết tiềm năng của khu di tích cũng như trong vùng. Sản phẩm lưu niệm còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, chưa gắn chủ đề của di tích và đặc trưng văn hoá của địa phương.

Trong những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa du lịch với du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải làm sao làm tốt du lịch văn hóa để tạo tiền đề cho hoạt động nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa một cách tốt nhất và ngược lại phải có văn hóa du lịch tốt thì mới thực hiện du lịch văn hóa tốt. Trên cơ sở là điểm du lịch văn hóa có tiềm năng, khu di tích Kim Liên sẽ trở thành một điểm du lịch có văn hóa du lịch, để mỗi lần ghé thăm du khách sẽ không khỏi chờ mong có được một chuyến trở lại trong tương lai.

Công trình nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ hơn hai khái niệm văn hóa du lịch, du lịch văn hóa cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Đây là mối quan hệ biện chứng, cần thiết, bổ sung cho nhau để tạo nên hình ảnh, thương hiệu, chất lượng điểm đến của sản phẩm, dịch vụ du lịch, chất

lượng nguồn nhân lực, hình thành thương hiệu du lịch cho quốc gia. Nếu không nhận thức tốt/sâu sắc về mối quan hệ này thì du lịch của một địa phương nói chung và của một quốc gia nói riêng sẽ khó tạo nên thương hiệu điểm đến và ghi dấu được trong lòng du khách.Vì vậy các cấp, các ngành, người làm du lịch, người dân địa phương nơi có điểm du lịch cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc về mối quan hệ này taị các địa phương có điểm du lịch nói riêng và cho hoạt động du lịch quốc gia nói chung; chung tay, đồng lòng vì sự tăng cường mối quan hệ nêu trên. Nội dung nghiên cứu có tác dụng trong hoạt động du lịch và công tác đào tạo các thế hệ cán bộ du lịch tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000),Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội

2. Minh Anh, Hải Yến (biên soạn) (2006), Cẩm nang Du lịch Việt Nam,

Nxb thế giới

3. Trần Thúy Anh (2011), Du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12.

5. Trần Thúy Anh (2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa và du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8.

6. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học kỹ thuật.

7. Vũ Thế Bình (2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam (trong một con đường tiếp cận di sản), Cục Di sản văn hóa.

8. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

9. Nguyễn Văn Bốn (2012), “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí văn hóa Nghệ Thuật, số 335, Tr. 35 - 37

10. Chỉ thị vê “Cải thiện môi trường Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước số 19/213/CT - UBND tỉnh Bình Phước.

11. Quang Đạm (chủ biên), Nguyễn Bá Mão (1990), Lịch sử huyện Nam Đàn, Ban Đồng hương huyện Nam Đàn tại Hà Nội, Hà Nội.

12. Ninh Viết Giao (2005), Nam Đàn quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh,

Nxb Tổng hợp TP.HCM

13. Ninh Viết Giao (2005), Nghệ An di tích lịch sử văn hóa, Nxb Nghệ An. 14. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng

15. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Tượng Đài Hà Nội và du lịch văn hóa, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8.

16. Nguyễn Đình Hòe (2002), Du lịch bền vững Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội. 17. Chu Trọng Huyến (2007), Kể chuyện về gia thế Chủ Tịch Hồ Chí Minh,

Nxb thuận Hóa.

18. Lê Thị Lan Hương (2010), “Tìm hiểu việ khai thác tài nguyên du lịch Văn hóa của Tỉnh Nghệ An phục vụ hoạt động du lịch”.

19. Khu di tích Kim Liên (1996), Di tích lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Quê hương, NXB Chính trị Quốc gia.

20. Khu di tích Kim Liên (1995), Quê hương trong lòng Bác, NXB Chính trị Quốc gia.

21. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về Du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng Văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, HN.

23. Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương (2009), chuyện kể về thời niên thiếu của Bác Hồ, Nxb Văn hóa Thông tin

24. Nguyễn Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia HN, Hà Nội.

26. Trần Thị Mai (2006), Tổng quan du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, HN. 27. Hồ Chí Minh Toàn tập (1995), Tập III, Nxb chính trị Quốc gia

28. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, HN 29. Nhiều tác giả (2000), Nam Đàn xưa và nay, Nxb VHTT Hà Nội

30. Trần Nhoãn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, HN.

31. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

32. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học 33. Pháp lệnh du lịch (1999), NXB Quốc gia, Hà Nội.

34. Pirojnik, Cơ sở địa lý và du lịch tham quan, NXB ĐHTH.Minsk.

35. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch, 2005 36. Dương Văn Sáu (2013), “Khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể khu

vực Bắc Miền Trung để phục vụ du lịch” (Hội thảo liên kết xây dựng sản phẩm du lịch các Tỉnh Bắc Miền Trung T10/2013).

37. Trần Minh Siêu (2007), Di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, Nxb Nghệ An.

38. Trần Minh Siêu (1996), Những người thân trong gia đình Bác Hồ, NXB Nghệ An.

39. Sở VH- TT - DL Nghệ An (2009), Cẩm nang du lịch Nghệ An, in tại Công ty in Nghệ An.

40. Sở VH - TT - DL Nghệ An (2001), nghệ An di tích danh thắng

41. Sở VH - TT - DL Nghệ An (2005), sách hướng dẫn Du lịch Nghệ An,

Nxb Nghệ An.

42. Trần Đức Thanh (2004), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

43. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

44. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb TP.HCM

45. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,

Nxb KHKT, HN

46. Bùi Thanh Thủy, Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)