Quê nội Làng Sen

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 60)

6. Bố cục của đề tài

2.2.1.1. Quê nội Làng Sen

Nội dung quy hoạch làng Sen

- Bảo quản tu bổ các di tích thuộc khu vực bảo vệ I theo nguyên tắc giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Bao gồm: nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Giếng Cốc, Lò Rèn Cố Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm,

nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Cử nhân Vương Thúc Quý, đình làng Sen, cây đa và sân vận động làng Sen.

- Cải tạo, sắp xếp hợp lý khu vực nhà tưởng niệm và nhà trưng bày bổ sung hiện nay theo hướng giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc các nhà, tổ chức không gian thoáng hơn và sân hành lễ rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách vào tưởng niệm Bác Hồ, tổ chức nhà trưng bày bổ sung có diện tích rộng hơn và nội dung hiện vật phong phú hơn, tổ chức sắp xếp lại khuôn viên cây xanh và vườn trồng cây lưu niệm của các lãnh tụ, các đoàn ngoại giao, các nhân vật nổi tiếng.

- Điều chỉnh lại lối vào di tích và khu tưởng niệm theo hướng chuyển dịch đường vào hiện nay thành đường nội bộ, tổ chức lối vào và bãi đỗ xe theo tuyến đường đá hiện có ở phía trước khu di tích.

- Phục hồi một phần tiêu biểu không gian văn hoá lịch sử làng Sen vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX theo hướng càng gần với bối cảnh Bác Hồ, gia đình và hàng xóm đã sinh sống càng tốt. Hình thức phục hồi là tái dựng hoặc cải tạo lại nhà của một số hộ gia đình là láng giềng cũ của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với các vật liệu trong gia đình thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Tại nhà các hộ gia đình này tổ chức phục hồi các hoạt động văn hoá phi vật thể của vùng quê hương Bác Hồ để tăng sự hấp dẫn trong nội dung tham quan của du khách. Phần phục hồi này thuộc khu vực bảo vệ II.

Đó là 3 căn nhà mái tranh vách nứa phục dựng gần như nguyên trạng những căn nhà cũ của 3 hộ gia đình hàng xóm là ông Hoàng Xuân Tiệng, Vương Hoàng Mỹ và Nguyễn Danh Khai hàng xóm láng giềng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Để phục dựng được 3 căn nhà này, các đơn vị thi công đã dày công sưu tầm, nghiên cứu thông qua tư liệu về kiểu kiến trúc thường thấy ở xã hội nông thôn Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và qua trí nhớ của các cụ cao niên.

Các căn nhà có kết cấu 3 gian cột gỗ, vách nứa, lợp lá tranh, diện tích 50m2. Phía trước mỗi căn nhà đều có rèm tre tránh mưa, nắng hắt vào nhà. Nền nhà bằng đất, cao hơn mặt sân chừng 20cm. Mỗi công trình gồm nhà ngang và nhà bếp. Ngoài căn nhà của cụ Hoàng Xuân Tiệng, 2 căn nhà còn lại có một gian nhà nằm tách biệt dùng để nhốt trâu, bò và chăn nuôi.

Ông Nguyễn Bá Hòe - Giám đốc Khu di tích Kim Liên cho biết: Việc phục dựng 3 căn nhà hàng xóm cụ Nguyễn Sinh Sắc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó thể hiện mối quan hệ hàng xóm láng giềng gắn bó, thân tình với nhau. Mặc dù là nhà quan nhưng mối quan hệ giữa gia đình Bác Hồ, giữa các thành viên trong gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với các gia đình hàng xóm không có khoảng cách mà hết sức thân tình, gần gũi. Đây là điều rất khác biệt trong mối quan hệ xã hội ở nước ta thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Chính điều này đã thể hiện phong cách sống giản dị, gần gũi của Bác Hồ sau này”.

Hiện tại, 3 căn nhà hàng xóm của Bác Hồ tại Làng Sen và 1 căn nhà ở Làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Tuy nhiên, những đơn vị liên quan đang cố gắng phục dựng nội thất, đồ dùng sinh hoạt của mỗi căn nhà để đưa vào phục vụ du khách.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)