Tạo môi trường du lịch văn minh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 51)

6. Bố cục của đề tài

1.2.4.Tạo môi trường du lịch văn minh

Cốt lõi của văn hóa du lịch đối với một điểm du lịch là tạo dựng một môi trường du lịch văn minh (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Vì vậy, với một điểm du lịch văn hóa muốn tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách, điều mà tất cả những người làm du lịch đang mong muốn là có một môi trường du lịch tốt nhất cho du khách. Để một điểm du lịch văn hóa trở thành một điểm đến an toàn - thân thiện - văn minh thì việc tạo ra một môi trường du lịch văn minh là điều cần thiết. Muốn đạt được mục đích đó cần có văn hóa du lịch, mà vấn đề cốt lõi là tạo dựng một môi trường du lịch trong lành, giúp du khách thưởng ngoạn và đáp ứng thoả mãn mọi nhu cầu của mình. Một môi trường du lịch như thế nào được cho là văn minh (phải nhắc đến cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn). Môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, một môi trường không có rác thải bừa bãi hoặc hạn chế đến mức tối đa ô nhiễm môi trường tự nhiên. Môi trường du lịch văn minh còn là môi trường du lịch không có nạn chèo kéo, chặt chém khách, không có tệ nạn ăn xin. Ngoài ra, con người nơi đây phải thân thiện, cởi mở kể cả người làm du lịch và người dân địa phương. Điều đó được thể hiện qua cách ứng xử văn hóa của người làm du lich với du khách tại điểm du lịch.

Tình trạng cướp giật, xâm hại tài sản, tính mạng của du khách đang nổi lên như một thách thức với ngành Du lịch. Đây là vấn đề phức tạp và gây tác

động tiêu cực nhất đến hình ảnh du lịch của một số thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Thời gian qua, chính quyền một số đô thị và các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp, nhưng vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Tình trạng chèo kéo, bắt chẹt, cướp giật, xâm hại tài sản, tính mạng của du khách vẫn xảy ra trên địa bàn một số thành phố, gia tăng về số vụ, tính chất, mức độ nguy hiểm, tập trung vào các ngày lễ, tết và các sự kiện lễ hội văn hóa, tác động tiêu cực đến tâm lý của khách du lịch khi đến Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên. Làm sao để du khách cảm thấy yên tâm, thoải mái khi đi du lịch tại một điểm du lịch mà không phải lo lắng gì.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tổng luận các vấn đề với vai trò là cơ sở luận cho việc giải quyết nội dung ở các chương tiếp theo như văn hóa, du lịch, du lịch văn hóa, văn hóa du lịch cùng các thành tố tạo nên chúng. Nội dung chương 1 cũng tiến hành làm rõ các biểu hiện của mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Quá trình phân tích khẳng định đây là 2 khái niệm khác nhau, không đồng nhất. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy điểm đến là yếu tố văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách với mục đích nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa như lễ hội, di tích, phong tục tập quán của các cộng đồng người, các loại hình nghệ thuật hay làng nghề... Văn hóa du lịch là một khoa học với mục đích nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa phục vụ hoạt động du lịch hay nói một cách khác văn hóa du lịch là sự vận dụng văn hóa học trong hoạt động du lịch (là sự thể hiện văn hóa trong du lịch), là thuộc tính văn hoá trong các thành tố khách thể du lịch (tài nguyên du lịch), chủ thể du lịch (khách du lịch), trong các đơn vị làm du lịch. Ngoài ra còn một số nhân tố khác nữa như môi trường du lịch, sản phẩm du lịch, cách thức quản lý. Văn hóa du lịch được biểu hiện ở văn hóa của người đi du lịch, người làm

du lịch, tính nguyên gốc, giá trị chứa đựng của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng về văn hoá và môi trường pháp lý, môi trường du lịch. Như vậy, du lịch văn hóa và văn hóa du lịch là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hoạt động du lịch văn hóa làm được tốt sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu văn hóa du lịch tốt; ngược lại, có văn hóa du lịch tốt sẽ giúp cho việc thực hiện tốt hoạt động của loại hình du lịch văn hóa. Mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và văn hóa du lịch không thể tách rời bởi cùng đi tới mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; nâng cao hình ảnh điểm đến; đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tạo dựng hệ thống các sản phẩm du lịch văn hoá có chất lượng, độc đáo, khác lạ và môi trường du lịch văn minh. Mối quan hệ này sẽ được minh chứng qua nghiên cứu thực tiễn từ trường hợp khu di tích Kim Liên – Nam Đàn, Nghệ An.

Chương 2

THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

(Nghiên cứu trường hợp khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) 2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu

Lựa chọn Khu di tích Kim Liên làm trường hợp nghiên cứu cho thực tiễn mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa bởi các nguyên nhân sau: Khu di tích Kim Liên là một điểm du lịch văn hóa lịch sử điển hình của cả nước với rất nhiều nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu. Ngoài ra, nơi đây được đánh giá là một điểm du lịch văn hóa có nhiều biểu hiện văn hóa du lịch tốt. Sau khi nghiên cứu 4 biểu hiện của mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, tác giả luận văn nhận thấy khu di tích Kim Liên phù hợp cho việc khảo sát nghiên cứu lý thuyết vấn đề nêu trên.

2.1.1. Tổng quan về khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên

Trong lộ trình tham quan du lịch Nghệ An, gần như không có một đoàn khách nào bỏ qua điểm du lịch này. Khu Di tích lịch sử văn hoá Kim Liên thuộc địa phận huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là một trong bốn di tích quan trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới. Được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ XX. Năm 1979, Khu Di tích được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại Khu di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình, bạn bè hàng xóm láng giềng. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên, gắn với phát triển du lịch với tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng. Đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành khoảng 80% và đang bước sang giai đoạn cuối, hệ thống hạ tầng

công trình như khu trưng bày và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Sen, dự án Bảo tồn tôn tạo Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, hệ thống nhà dịch vụ, bãi đỗ xe tại các điểm tham quan…đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Lượng khách du lịch đến thăm viếng, nghiên cứu ngày càng tăng và đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, hàng năm Khu di tích Kim Liên đón từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách đến tham quan, trong đó có hàng ngàn lượt khách quốc tế.

2.1.2.Tiềm năng du lịch văn hoá của Khu di tích

2.1.2.1. Các di tích lịch sử Cách mạng

Khu di tích Kim Liên là nơi có mật độ tập trung cao các di tích lịch sử cách mạng quan trọng, đặc biệt là các di tích gắn liền với tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Kim Liên là một quần thể bao gồm 14 điểm di tích được chia thành 4 cụm chính:

- Cụm di tích Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) bao gồm các di tích: Nhà cụ Hoàng Xuân Đường, Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân, Nhà của vợ chồng ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan.

- Cụm di tích làng Sen (quê nội Bác Hồ) gồm: Nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Giếng Cốc, Lò Rèn Cố Điền, Nhà Cử nhân Vương Thúc Quý, Nhà thờ họ Nguyễn Sinh, Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm (ông nội Bác Hồ), Cây đa, sân vận động Làng Sen, Đình Làng Sen.

- Cụm di tích Núi Chung gồm: Khu di tích gắn với tuổi thơ Bác Hồ cùng bè bạn lên đây để đánh trận giả và thả diều, Khu di tích có một số công trình văn hóa tín ngưỡng và là cảnh quan đẹp của vùng. Khu di tích gắn với một số hoạt động của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương.

- Cụm mộ Bà Hoàng Thị Loan bao gồm: Mộ bà Hoàng Thị Loan, Mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Bác Hồ), Mộ cậu Nguyễn Sinh Xin (em trai Bác Hồ), Khu rừng sinh thái nằm trong quần thể của dãy núi Đại Huệ.

Ngoài ra, Khu di tích Kim Liên còn nằm trên vùng quê Nam Đàn, miền đất của các danh nhân với nhiều di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Đền thờ và miếu mộ Vua Mai, Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu, đình Trung Cần, đình Hoành Sơn, mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, chùa Đại Tuệ, hồ Tràng Đen và xa hơn là Khu di tích lịch sử Truông Bồn…có thể kết nối thành các chương trình du lịch kỳ thú.

2.1.2.2. Các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc

Các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc là một yếu tố có sức hấp dẫn đối với khách du lịch tại các điểm du lịch. Đến đó, khách được thưởng thức loại hình nghệ thuật gì, được tham gia chơi trò chơi gì... Gắn liền với mảnh đất Nam Đàn nói chung và Kim Liên nói riêng, các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc có thể đưa vào khai thác phục vụ khách:

- Các trò chơi dân tộc: đấu vật, đu quay, thả diều...gắn với các lễ hội truyền thống hàng năm.

- Văn nghệ dân gian: hát Phường Vải, hát Ví, hát Dặm, truyện kể. Hiện nay tại làng Hoàng Trù đã có Câu lạc bộ hát Ví phường vải hoạt động và tham gia các hội thi hàng năm.

2.1.2.3.Các lễ hội

Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hoá của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình. Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản phẩm du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để

phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày càng đông. Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

Nam Đàn với các lễ hội dân gian như hội làng, hội xuân và các lễ hội trong vùng như lễ hội đền vua Mai Hắc Đế được tổ chức trong dịp mùa xuân; lễ hội Làng Sen được tổ chức vào dịp kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ ở quy mô cấp tỉnh và cấp quốc gia trên cơ sở nâng cấp Liên hoan tiếng hát Làng Sen với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

2.1.2.4.Ngành nghề truyền thống

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.

Dệt vải ở Hoàng Trù, làm tương, bốc thuốc chữa bệnh bằng phương pháp đông y...Một số sản phẩm làng nghề như tương Nam Đàn đã góp phần cung cấp cho nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi về tham quan quê Bác.

2.1.2.5.Món ăn dân tộc

Hàng ngày, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Trong một chuyến đi, chi tiêu của khách du lich giành cho lưu trú và

ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Thông qua việc thưởng thức ẩm thực du khách hiểu được về phong tục, tập quán, lối sống, lối hành xử cũng như văn hóa của nơi đó. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách, làn cho họ cảm thấy chuyến đi của mình có ý nghĩa. Đây có thể coi như một yếu tố thu hút khách, tạo thành sản phẩm du lịch đặc biệt, là sự hấp dẫn trong chuyến đi. Mặt khác, việc thưởng thức các món ăn ngon à dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn và thưởng thức được những đặc sắc trong chương trình du lịch.

Kim Liên và Nam Đàn có nhiều món ăn địa phương độc đáo như bánh đúc Sa Nam, gỏi cá, tương, dê Cầu Dòn, me Nam Nghĩa...được nhiều người ưa chuộng có thể khai thác phục vụ khách du lịch.

2.2. Những biểu hiện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa tại khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên tại khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên

2.2.1. Giữ gìn tính nguyên gốc và bảo vệ giá trị văn hóa của tài nguyên du lịch văn hóa lịch văn hóa

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên - Nam Đàn là một công trình văn hóa - lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nghệ An và cả nước. Nơi đây lưu giữ những hiện vật, tư liệu về quê hương, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm tháng niên thiếu và hai lần Người về thăm quê. Với sự kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, văn hóa Xứ Nghệ, Kim Liên đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa có sức thu hút lớn của Nghệ an và cả nước. Hàng năm, Kim Liên đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế hành hương, tham quan. Đến với khu di tích, du khách không chỉ được tiếp xúc trực tiếp với các di tích gắn liền với Hồ Chí Minh và gia đình Người mà còn được tiếp xúc và có cơ hội khám phá các giá trị, các đặc điểm độc đáo của văn hóa Xứ Nghệ. Ở khu di tích các giá trị/di sản văn hóa đồng thời là tài nguyên du lịch và qua sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên

ở đây, nó đã biến thành các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Mục đích văn hóa và mục tiêu kinh tế du lịch đã gặp nhau và tạo nên một hiệu ứng chung trong nỗ lực phát huy, lan tỏa các giá trị của khu di tích đến với đông đảo các đối tượng người tham quan.

Theo số liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong hơn 700 di tích về Bác

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 51)