6. Bố cục của đề tài
2.1.2.2. Các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc
Các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc là một yếu tố có sức hấp dẫn đối với khách du lịch tại các điểm du lịch. Đến đó, khách được thưởng thức loại hình nghệ thuật gì, được tham gia chơi trò chơi gì... Gắn liền với mảnh đất Nam Đàn nói chung và Kim Liên nói riêng, các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc có thể đưa vào khai thác phục vụ khách:
- Các trò chơi dân tộc: đấu vật, đu quay, thả diều...gắn với các lễ hội truyền thống hàng năm.
- Văn nghệ dân gian: hát Phường Vải, hát Ví, hát Dặm, truyện kể. Hiện nay tại làng Hoàng Trù đã có Câu lạc bộ hát Ví phường vải hoạt động và tham gia các hội thi hàng năm.
2.1.2.3.Các lễ hội
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hoá của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình. Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản phẩm du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để
phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày càng đông. Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững.
Nam Đàn với các lễ hội dân gian như hội làng, hội xuân và các lễ hội trong vùng như lễ hội đền vua Mai Hắc Đế được tổ chức trong dịp mùa xuân; lễ hội Làng Sen được tổ chức vào dịp kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ ở quy mô cấp tỉnh và cấp quốc gia trên cơ sở nâng cấp Liên hoan tiếng hát Làng Sen với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.
2.1.2.4.Ngành nghề truyền thống
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.
Dệt vải ở Hoàng Trù, làm tương, bốc thuốc chữa bệnh bằng phương pháp đông y...Một số sản phẩm làng nghề như tương Nam Đàn đã góp phần cung cấp cho nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi về tham quan quê Bác.
2.1.2.5.Món ăn dân tộc
Hàng ngày, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Trong một chuyến đi, chi tiêu của khách du lich giành cho lưu trú và
ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Thông qua việc thưởng thức ẩm thực du khách hiểu được về phong tục, tập quán, lối sống, lối hành xử cũng như văn hóa của nơi đó. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách, làn cho họ cảm thấy chuyến đi của mình có ý nghĩa. Đây có thể coi như một yếu tố thu hút khách, tạo thành sản phẩm du lịch đặc biệt, là sự hấp dẫn trong chuyến đi. Mặt khác, việc thưởng thức các món ăn ngon à dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn và thưởng thức được những đặc sắc trong chương trình du lịch.
Kim Liên và Nam Đàn có nhiều món ăn địa phương độc đáo như bánh đúc Sa Nam, gỏi cá, tương, dê Cầu Dòn, me Nam Nghĩa...được nhiều người ưa chuộng có thể khai thác phục vụ khách du lịch.