Mộ Bà Hoàng Thị Loan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 63)

6. Bố cục của đề tài

2.2.1.3. Mộ Bà Hoàng Thị Loan

Nội dung quy hoạch ở mộ bà Hoàng Thị Loan

- Tôn tạo lại phần mộ bà Hoàng Thị Loan theo hướng giữ nguyên phần thân mộ, tôn tạo lại phần mái che mộ, mở rộng thân phía trước mộ để đáp ứng nhu cầu của khách viếng mộ ngày càng đông.

- Điều chỉnh lối lên viếng mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội của Bác Hồ) sau đó mới lên viếng mộ bà Hoàng Thị Loan. Lối lên xuống được cải tạo để phù hợp với cảnh quan sinh thái và phù hợp với việc bảo đảm sức khoẻ cho khách viếng mộ.

- Tổ chức các vườn cây có chủ đề giáo dục truyền thống dưới chân núi, tạo cảnh quan sinh thái và các khu hoạt động văn hoá - du lịch. Tạo thác nước nhân tạo trước mộ bà đổ xuống hồ, mở rộng diện tích hồ, giảm diện tích sân bê tông nhựa thay thế bằng việc trồng cây.

- Tổ chức lại lối lên viếng mộ: Cải tạo lối vào trước đây thành đường nội bộ, chuyển đoạn đường vào bãi đỗ xe xuống cách bãi đỗ xe hiện nay khoảng 200m về phía nam nhằm tạo không gian trang trọng và thông thoáng trước khu mộ.

- Tổ chức lại các điểm du lịch văn hoá, nhà nghỉ, nhà dịch vụ, tăng sản phẩm lưu niệm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đồng thời tăng nguồn thu thông qua du lịch.

Trên thực tế sau khi hạng mục công trình này được tu bổ, số lượng khách du lịch đến với Mộ Bà Hoàng Thị Loan đã tăng lên gấp đôi so với trước. Điều này một phần cho thấy sự thành công của hoạt động quy hoạch, tôn tạo tại điểm này trong khu di tích Kim Liên.Tuy nhiên, nếu ai đã từng đến mộ bà trước đây ắt hẳn sẽ thấy mọi thứ lạ lẫm hơn nhiều, khác xa và có phần quá hiện đại so với trước. Bởi Các di tích gốc của Kim Liên, ít hay nhiều, đang bị ảnh hưởng, bị chi phối theo chiều nghịch bởi chính những công trình phụ trợ, dịch vụ du lịch, hoặc bởi các công trình, hoạt động dân sinh. Qua khảo sát có tới 78,9 % du khách đánh giá Làng Sen, Làng Hoàng Trù đã và đang bị phố hóa với tốc độ ngày càng nhanh đặc biệt môi trường cảnh quan nơi đây bị phá vỡ. Những con đường bê tông, đường nhựa, những bờ tường xây, những ngôi nhà cao tầng...đã và đang thay thế những cảnh quan làng quê xưa với cây xanh và lũy tre làng. Cái cảnh quan, cái không gian làng Sen, làng Chùa năm xưa, hồi cậu bé Nguyễn Sinh Cung ở cùng gia đình đã không còn nữa. Tất cả những điều đó khiến cho những người muốn tìm kiếm hình bóng quê hương của Bác với diện mạo thuở cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và sống những ngày thơ ấu sẽ phải thất vọng…

Thời gian và sự vật luôn vận động, yêu cầu giữ nguyên cảnh quan và các hoạt động của làng Sen, làng Chùa quê Bác như ngày xưa là không thể thực hiện được. Nhưng những đặc trưng cơ bản về quy hoạch, kiến trúc của

làng xưa là cần thiết phải giữ, nếu không còn thì phải phục dựng. Đáng tiếc, với quan điểm tôn tạo di tích như vừa qua, với tốc độ “phố hóa” Kim Liên nhanh chóng như hiện nay, những giá trị văn hóa vô giá đang bị mất mát, hao hụt đi là điều không tránh khỏi. Người dân cả nước, du khách xa gần vẫn mong, vẫn nghĩ về một Kim Liên phải có điều gì đặc biệt hơn, khác hơn những nơi khác.

Một thực tế là lượng khách đến Kim Liên đông, nhưng thời gian lưu lại ít. Lễ hội Làng Sen vẫn còn chưa thực sự thu hút du khách và người dân tham gia. Lực hấp dẫn của khu di tích chưa được khai phá, phát huy. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, theo tác giả luận văn do chưa phát huy được các yếu tố thuộc về văn hóa xứ Nghệ trong các hoạt động của khu di tích, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa quê hương để phục vụ du khách. Ở nơi đây vẫn chưa khai thác và tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo thể hiện được bản sắc văn hóa xứ Nghệ và phù hợp với nhu cầu của người tham gia du lịch, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần, phi vật thể.

Mối quan hệ tương tác giữa di tích, du khách và người phục vụ (đại diện cho cơ quan quản lý di tích) là mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau, trong đó di tích là trung tâm chi phối các cặp quan hệ. Sự tương tác của mối quan hệ này sẽ tạo ra các lợi ích và các giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của các bên. Đó chính là văn hóa du lịch. Trong mối quan hệ tương tác giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa ở Kim Liên, lâu nay chỉ mới quan tâm đến góc độ phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan mà chưa quan tâm đúng mức đến sự tiếp nhận sức lan tỏa của các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh - văn hóa xứ Nghệ đối với du khách và sự tác động trở lại của du khách đối với di tích để có những biện pháp nâng cao tình cảm, trách nhiệm của khách tham quan đối với khu di tích. Điều này cần được khắc phục bằng những hoạt động

nghiên cứu, khảo sát công phu, nghiêm túc, bàn thảo kĩ lưỡng để có những biện pháp phù hợp và hiệu quả.

Xây dựng văn hóa du lịch ở khu di tích Kim Liên là một mục tiêu quan trọng. Có văn hóa du lịch mới đảm bảo phát huy cao nhất các giá trị của hệ thống di tích, đem lại những lợi ích thiết thực cho khách tham quan, cho cộng đồng, và mới đảm bảo sự tồn tại bền vững của khu di tích. Ngược lại, nếu không hình thành được văn hóa du lịch thì không những không đem lại những giá trị thiết thực, hữu ích cho cộng đồng, không đạt được mục tiêu kinh tế du lịch mà còn đe dọa sự an toàn và bền vững của hệ thống di tích, không tạo được điểm đến du lịch văn hoá có sức hút đối với du khách.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)