Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 70)

6. Bố cục của đề tài

2.2.3.Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

Nhu cầu của du khách thì vô cùng phong phú và đa dạng. Nhiệm vụ của người làm du lịch là phải đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách nhưng phải là những nhu cầu chính đáng. Mỗi một du khách chọn lựa một loại hình du lịch khác nhau với mục đích khác nhau, tuy nhiên cũng có những người cùng tìm đến với một loại hình du lịch nhưng để đáp ứng những nhu cầu không giống nhau.

Thông qua kết quả điều tra, có khoảng 10% du khách trả lời đến với khu di tích Kim Liên để đáp ứng nhu cầu thư giản, có khoảng 72,6% du khách đến Kim Liên vì mục đích tham quan tìm hiểu, thẩm nhận các giá trị văn hóa. Tuy nhiên cũng có không ít du khách khẳng định rằng tìm về với Kim Liên Nam Đàn nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm 12,2%. Bởi nơi đây gắn liền với thân thế, tuổi thơ và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Vị Lãnh tụ kính yêu của mọi người dân Việt Nam chứ không coi nơi đây là điểm đến để giải trí bởi hệ thống dịch vụ quá nghèo nàn nếu không nói là không có. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng đó của du khách, Ban quản lý cùng đội ngũ nhân viên khu di tích Kim Liên đã khai thác Tài nguyên du lịch văn hóa tạo ra sản phẩm đa dạng như thế nào. Về mặt tham quan, đến với khu di tích Kim Liên du khách được tận mắt chứng kiến, tìm hiểu quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh với những hiện vật liên quan đến thân thế, tuổi thơ của Người. Quê

Ngoại là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa của ông Nguyễn Sinh Sắc và Bà Hoàng Thị Loan. Đây cũng là nơi Bác cất tiếng khóc chào đời. Bà Loan đã tần tảo nuôi chồng nuôi con như thế nào đã được tái hiện qua các vật dụng như chiếc vòng đưa con ầu ơ, chiếc khung dệt vải, cái đèn dầu, cái rương gỗ…Tuổi thơ của Người gắn liền với Làng Sen Quê Nội và núi Chung với trò thả diều, bắt cá cùng bạn bè trang lứa. Đây cũng chính là nơi Người được thu nhận những kiến thức đầu đời của một cậu học trò; và Quê Nội Làng Sen là nơi Cậu bé Nguyễn Sinh Cung được tiếp thu tinh thần yêu nước từ các nhà nho yêu nước. Tham quan khu di tích, du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt Nam, một làng quê xứ Nghệ, được vào thăm những ngôi nhà hàng xóm thân thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như: lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý; nhà của cụ đồ nho; nhà của một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, thuyền tán và vườn cây thuốc quanh nhà, hay nhà một hộ nông dân với cuốc cày, chõng tre, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo... nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Bác; các di tích cây đa, giếng Cốc, sân vận động Làng Sen…

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách trong quá trình tham quan du lịch, khu di tích Kim Liên với 3 điểm tham quan đặc biệt là quê Nội, quê Ngoại đã có hệ thống các mặt hàng lưu niệm khá phong phú và đa dạng. Du khách có thể lựa chọn và tìm mua cho mình những mặt hàng lưu niệm khác nhau. Những mặt hàng lưu niệm có liên quan đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh có số lượng nhiều hơn cả tại các gian hàng lưu niệm. Nhiều loại vật phẩm văn hóa như tranh ảnh, sách, tượng trên các chất liệu khác nhau, băng đĩa nhạc về Bác Hồ du khách có thể tham khảo và tìm mua ở các kiot khác nhau. Ngoài ra, còn có rất nhiều mặt hàng lưu niệm khác có liên quan đến Người. Để đáp ứng nhu cầu, sở thích đa dạng về mua sắm của khách du lịch đến đây, có nhiều mặt hàng lưu niệm có giá trị sử dụng nhưng vẫn mang ý nghĩa riêng của

khu di tích. Đó là những đôi dép cao su gắn liền với cuộc sống giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, áo, mũ, túi xách in hình Người cùng dòng chữ kỉ niệm về thăm quê Bác. Ngoài ra, du khách có thể tìm mua các mặt hàng khác tại quầy hàng lưu niệm. Bên cạnh mặt hàng lưu niệm nói trên, các điểm tham quan trọng khu di tích còn trưng bày và bán các đặc sản của địa phương như tương Nam Đàn, kẹo ku đơ, Hồng Nam Anh,… Nhìn chung theo đánh giá của du khách và cũng theo nhận định của cán bộ trong ngành các hàng lưu niệm của du lịch Nghệ An nói chung và du lịch Kim Liên - Nam Đàn nói riêng vẫn còn đơn điệu chưa mang được đặc trưng văn hóa của địa phương. 46,8% du khách đánh giá sản phẩm lưu niệm ở khu di tích Kim Liên nghèo nàn, đơn điệu; 25,5% du khách đánh giá đa dạng và 27,7% cho rằng sản phẩm lưu niệm tại khu di tích bình thường. Tạo ra những sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn và đặc trưng của Nghệ An đang là vấn đề được các ngành, các cấp, nhất là các nhà làm du lịch quan tâm. Bởi, làm tốt việc này sẽ góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh đất và người xứ Nghệ đến với du khách. Hơn nữa, sẽ góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh nhà trong tương lai. Quan trọng nhất là làm sao tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng để quảng bá, khắc sâu hình ảnh du lịch xứ Nghệ trong lòng du khách. Khi món quà lưu niệm ai đó trao tặng đến tay bạn bè, người thân, là hình thức gián tiếp chúng ta đã giới thiệu về hình ảnh và văn hóa của con người, vùng đất mà họ đã đặt chân đến. Mỗi sản phẩm không chỉ là dấu ấn, khơi gợi trí tò mò của du khách mà còn là mong muốn được đặt chân đến để khám phá, thưởng ngoạn. Theo anh Nguyễn Thế Quân - hướng dẫn viên du lịch Công ty lữ hành Quốc tế Thái Sơn: "Đối với ngành du lịch, sản phẩm lưu niệm không chỉ là chút "gia vị" trong hàng loạt sản phẩm du lịch mà còn là thứ để khách "gói mang về" và lưu luyến về một kỷ niệm. Thứ "gói mang về" đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc mời gọi những du khách khác cũng như

chính họ đến thăm vùng đất và con người xứ Nghệ. Vì vậy sản phẩm phải chứa đựng nét đặc trưng của địa phương - nét văn hóa bản địa, sản phẩm mà du khách không thể mua ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra sản phẩm lưu niệm cũng cần có các yếu tố như tính thẩm mỹ phải đạt một trình độ nhất định, đa dạng kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu giá cả phù hợp, tinh tế và dễ vận chuyển trong quá trình du lịch… Và để trở thành sản phẩm du lịch đích thực, nó phải là những hàng hóa được chế biến, thiết kế gắn với hệ thống tour tuyến, các dịch vụ du lịch đã và đang có tại địa phương"... Với mục đích tạo ra các sản phẩm lưu niệm mới mang đậm bản sắc văn hoá của Nghệ An phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách tham quan và làm quà tặng trong các hoạt động lễ tân, ngoại giao của tỉnh; Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá du lịch tỉnh Nghệ An. Quyết định số 1212/QĐ.UBND. VX ngày 23/3/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Đề án xây dựng thương hiệu doanh nghiệp du lịch Nghệ An và công văn số 1312/QĐ.UBND.VX ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh về việc cho phép tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng du lịch và sáng tạo sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Sau một năm phát động (từ tháng 12/2012 đến 12/2013), Cuộc thi đã nhận được 37 tác phẩm quà lưu niệm của 08 tác giả đến từ các doanh nghiệp và cá nhân với các sản phẩm làm từ chất liệu mây, tre, tranh, ảnh, móc chìa khóa. Kết quả, Ban giám khảo đã chọn được 01 sản phẩm để đề xuất giải Ba với Móc chìa khóa in hình logo Du lịch Nghệ An của tác giả Hoàng Diệu Linh (không có giải Nhất, Nhì), 03 sản phẩm đề xuất tặng giải Khuyến khích, gồm: Quê ngoại Bác Hồ, Tranh ghép đá quý Qùy Hợp của Cơ sở tư nhân ghép tranh đá quý, Minh Tâm, Minh Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An; Tranh khắc gỗ “Ví giặm Xứ Nghệ” của tác giả Hoàng Hải Thọ và Tranh màu nước “Ông Đồ Xứ Nghệ” của tác giả Tạ Quang Tâm. Ban giám khảo đánh giá các sản phẩm tham dự đã thể hiện nội dung bản sắc văn hóa Nghệ An, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục

tiêu là sản phẩm đặc trưng chỉ riêng có ở Nghệ An, các sản phẩm hầu hết đã có mặt nhiều trên thị trường, một số sản phẩm còn đơn điệu, chưa thuận tiện đóng gói và vận chuyển, chưa phù hợp đối tượng là khách du lịch. Vấn đề sản phẩm lưu niệm Khu di tích Kim Liên cũng không nằm ngoài tình trạng chung của toàn Tỉnh.

Một trong bốn nhu cầu thiết yếu của con người cần phải được đáp ứng trước hết trong quá trình đi du lịch chính là nhu cầu ăn uống. Để đáp ứng nhu cầu đó của du khách khi tới khu di tích Kim Liên, rất nhiều các nhà hàng kinh doanh ăn uống nằm bao quanh khu di tích thậm chí du khách có thể tìm được các nhà hàng phục vụ ăn uống trong bán kính 10Km. Năm 2010 riêng xã Kim Liên có khoảng hơn 12 nhà hàng nhỏ, lẻ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch, tuy nhiên tính đến thời điểm này (giữa năm 2014) số lượng nhà hàng này đã tăng lên tới hơn 20 như: Nhà hàng Thành Thúy, nhà hàng Hoa Thủy, Thủy Năm nằm sát cụm di tích Hoàng Trù, nhà hàng Quế Hoàn nằm dưới chân Núi Chung, nhà hàng Hường Quế, nhà hàng Liệu Huyến, nhà hàng Nhung anh tại làng Sen quê nội Bác… Các nhà hàng chủ yếu phục vụ các món ăn bình dân như: Cơm, phở, cháo lươn… kèm theo một số đồ uống như bia, rượu, trà, với giá thành từ 30.000 - 35.000 đồng/suất ăn. Chưa có những món ăn đặc sản nổi tiếng của địa phương để phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách. Đặc biệt cơ sở vật chất kỹ thuật tại các nhà hàng này nhìn chung rất hạn chế, mới có một vài nhà hàng có các phòng ăn cho khách, chủ yếu khách ngồi tập trung ăn tại một khoảng trống có trong nhà hàng gây nên sự bất tiện, mất tự nhiên giữa các du khách. Phỏng vấn du khách với câu hỏi “Có muốn được thưởng thức ẩm thực Nghệ An tại khu di tích Kim Liên hay không”, chúng tôi nhận được 91.4% du khách trả lời có và chỉ 8,6% trả lời ngược lại. Họ đều mong muốn có sự đa dạng về sản phẩm cũng như cần nâng cao dịch vụ ăn uống. Điều họ mong muốn khi đến khu di tích Kim Liên, họ được thưởng thức các món ăn dân dã nhưng phải

mang đậm nét văn hóa đặc trưng của làng quê nơi đây. Với cán bộ du làm việc tại khu di tích, khi được hỏi cần bổ sung dịch vụ gì tại khu di tích, đã có tới 45,2% câu trả lời là dịch vụ ăn uống; Và 82,7% cán bộ cho rằng dịch vụ ăn uống tại khu di tích không thể hiện được đặc trưng ẩm thực xứ Nghệ.

Các cơ sở vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao bao gồm: Công viên, nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi, sân tennis,sân golf, sân vận động, các trung tâm massages… Các cơ sở này góp phần tạo nên sự hấp dẫn thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách và đem lại lợi nhuận kinh tế cho ngành du lịch. Tuy nhiên một thực trạng đáng tiếc là ở Khu di tích Kim Liên các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao… hầu như không có để phục vụ nhu cầu của khách mà các hoạt động này thường diễn ra ở Vinh hoặc ở Cửa Lò. Đây là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến sự hạn chế về thời gian lưu trú của khách, giảm tính hấp dẫn của điểm du lịch và khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khu di tích Kim Liên.

2.2.4. Tạo môi trường du lịch văn minh

Sự cư xử đúng mực của đội ngũ thuyết minh viên, ý thức trân trọng các giá trị văn hóa và tài nguyên du lịch tại điểm đến của du khách, môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, việc khai thác tài nguyên du lịch có chừng mực của cán bộ làm du lịch… tất cả những yếu tố đó tạo nên môi trường du lịch văn minh của một điểm du lịch. Như đã khẳng định ở phần cơ sở lý luận, môi trường du lịch văn minh chính là yếu tố cốt lõi thể hiện văn hóa du lịch. Còn loại hình du lịch văn hóa muốn tạo ấn tượng trong lòng du khách nhất thiết cần có môi trường du lịch văn minh. Môi trường du lịch văn minh được thể hiện ở cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.

Ở nhiều điểm du lịch khác, tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường tự nhiên đã, đang và sẽ còn là một vấn nạn của du lịch. Ô nhiễm môi trường tại khu du lịch biển Đồ Sơn - Hải Phòng, Cửa Lò hay ở

những bãi biển khác nữa. Rác thải do khách du lịch xả ra cùng với hành động vô ý thức của những bán hàng rong, khách du lịch nhà hàng kinh doanh trên khu vực bãi biển đã tạo ra một khối lượng rác thải rất lớn cho loại hình du lịch này. Nhiều du khách đã ngần ngại bước xuống biển khi nhìn thấy những túi rác đủ chủng loại nổi trên mặt nước, những mùi hôi thối bốc lên nguyên nhân do nguồn nước thải từ các nhà hàng thải ra.

Qua khảo sát đánh giá du khách tại khu di tích Kim Liên, đa số họ trả lời về mặt vệ sinh môi trường ở 3 điểm trong khu di tích đều đảm bảo. Khu di tích mở cửa đón khách vào 7h mùa hè, 7h30 mùa Đông. Các công tác chuẩn bị trong đó có công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc tưới cây luôn được hoàn thành trước đó. Bất kỳ ngày thường hay ngày lễ tết, là ngày nắng hay ngày mưa, công tác vệ sinh môi trường luôn được thực hiện một cách cẩn thận. Hàng ngày những công nhân của công ty cây xanh Huy Hiệp vẫn lặng lẽ làm việc. Công việc của họ không phải ai cũng biết đến nhưng nó thực sự đóng góp một phần không nhỏ vào việc giữ gìn cảnh quan chung, thu hút khách tham quan đến với khu di tích. Hơn nữa, công việc ấy còn giúp đảm bảo sự xanh - sạch - đẹp, đảm bảo sức sống của quần thể di tích.

Theo ông Nguyễn Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Khu Di tích Kim Liên: Để xứng tầm với tên gọi và vị thế mới - Khu Di tích quốc gia đặc biệt, chúng tôi phải cố gắng rất nhiều. Đặc biệt, chú trọng công tác chăm sóc cảnh quan khu di tích; duy tu, bảo dưỡng cây xanh, cây cảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng lưu niệm. Từ năm 2009 đến nay, khu di tích đã trồng mới gần 800 cây cảnh tạo hình, duy tu bảo dưỡng trên hơn 6.000 m2 bồn viên và gần 37.000 m2 thảm cỏ nhung, thảm lá màu; phối hợp với UBND xã Kim Liên, xã Nam Giang (nơi có Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan) thực hiện tốt 3 lĩnh vực: an ninh trật tự, dịch vụ, vệ sinh môi trường…”. Ngoài ra, để cảnh quan sạch đẹp, ở bãi đậu xe, trên dọc các tuyến đường tham quan Quê Nội, Quê

Ngoại, khu vực Làng Sen và khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, 300 thùng rác được bố trí ở các nơi tạo thuận tiện cho du khách khi về tham quan. Hơn ai hết, mọi người ở đây hiểu được rằng, cây xanh là tài sản vô giá nên việc gắn trách nhiệm bảo vệ cụ thể tới từng người được thực hiện một cách nghiêm túc. Hàng tuần, vào các ngày thứ 3 và thứ 6, Đoàn Thanh niên tổ chức cho đoàn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 70)