Bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 46)

6. Bố cục của đề tài

1.2.1.Bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Luật Du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các tài nguyên nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [50, Tr.7]. Theo PGS. TS.

Nguyễn Phạm Hùng, Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch [14, Tr. 33]. Tài nguyên du lịch thường rất nhạy cảm trước tác động của con người đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa. Đây chính là đối tượng tham quan của khách du lịch ở loại hình du lịch cùng tên. Nếu không có nó thì không có hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, nó chính là thứ “bột để gột nên hồ”. Chính vì vậy nhiệm vụ đầu tiên và rất quan trọng mà loại hình du lịch văn hóa đặt ra ở phần lý luận trên đã nói là bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa, duy trì và đảm bảo khả năng bền vững của các nền văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mà chính loại hình dựa vào. Có như vậy mới đạt được mục tiêu tạo sự phát triển lâu dài trên vốn văn hóa. Nếu như các loại hình du lịch khác chỉ chú trọng vào khai thác các loại tài nguyên du lịch để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách thì du lịch văn hóa lại luôn chú ý đến vấn bảo vệ các tài nguyên du lịch ấy. Và văn hóa du lịch tạo ra chính là để đạt được mục tiêu ấy của loại hình du lịch văn hóa. Có thể đưa ra những điều này vào hai “phạm trù công việc”: Một là những công việc thuộc phạm trù văn hóa du lịch: bảo tồn, tôn tạo. Văn hóa du lịch luôn luôn thực hiện hai hoạt động song song, khai thác và bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch văn hóa. Khai thác được đi liền với bảo tồn; tôn tạo luôn phải tôn trọng cái gốc của tài nguyên. Hai là những việc thuộc phạm trù du lịch văn hóa - loại hình du lịch: Cơ sở, tiện nghi, hình thức, cách thức thực hiện chương trình…Đối với loại hình du lịch văn hóa, các loại tiện nghi, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ loại hình du lịch này phải thể hiện được văn hóa địa phương, văn hóa vùng nếu có trùng tu thì phải luôn đề cao tính nguyên gốc của tài nguyên, giữ đúng giá trị ban đầu vốn có của nó. Hình thức, cách thức thực hiện chương trình du lịch văn hóa cũng hoàn toàn khác so với các loại hình du lịch khác ở vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch. Các đoàn khách du

lịch sinh thái có thể thực hiện loại hình du lịch đi bộ trong rừng ngày này qua ngày khác (loại trừ điều kiện mùa mưa). Đối với hoạt động du lịch lễ hội của du lịch văn hóa, với những lễ hội chỉ diễn ra một hoặc hai ngày trong năm thì du khách không có cơ hội tham gia hoạt động du lịch này nếu đến muộn. Du lịch văn hóa tối kị hoạt động trình diễn đi trình diễn lại các lễ hội, điều đó đánh mất giá trị nguyên gốc của nó. Hay đối với một số di tích lịch sử hoặc làng cổ đã có những đợt trùng tu không ngoài mục đích tôn tạo di tích, phục dựng nhằm thu hút hơn khách du lịch. Nhưng hiệu ứng lại ngược lại với điều mong đợi. Sự thay đổi quá lớn hoặc làm mất đi giá trị, vẻ đẹp vốn có của điểm du lịch là điều khách du lịch không thích và dẫn tới không muốn tới điểm du lịch đó nữa. Làng cổ Đường Lâm - Hà nội là một minh chứng điển hình. Phá cột gỗ thay thế bằng những cột bê tông, xi măng hay những mái ngói âm dương được thay thế bằng những tấm tôn chống nóng… tất cả đã làm cho Đường Lâm mất đi giá trị đích thực của một làng cổ. Điều đó đã dẫn tới kết quả là khách du lịch đến với làng cổ ngày càng ít dần.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 46)