Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 90)

6. Bố cục của đề tài

3.2.3.Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn

du khách một chuyến du lịch hài lòng, thõa mãn.

Để ý thức trách nhiệm về xây dựng môi trường văn hóa du lịch hằn sâu trong từng nếp nghĩ của mỗi địa phương và người làm du lịch nói chung ngoài việc tuyên truyền cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhọn kinh tế du lịch đối với cuộc sống dân sinh. Ngoài ra, môi trường và chất lượng cuộc sống của chính mỗi người dân tại điểm du lịch cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trường văn hóa trong du lịch. Từ lý do đó nên cần có nhiều dự án về môi trường với hàng trăm tỷ đồng đã được kêu gọi về với các tỉnh có điểm du lịch, góp phần mang lại một môi trường sống lành mạnh cho người dân nơi đây. Quảng Nam chính là một điển hình đã và đang làm tốt điều này.

Nên chăng ở các điểm du lịch cần thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch. Đây là nơi giới thiệu, quảng bá các tour, tuyến du lịch; nơi ăn, nghỉ; điểm tham quan… trên địa và các địa phương trong tỉnh đến du khách. Đồng thời, tiếp nhận các thông tin phản ánh của du khách về các “sự cố” xảy ra khi tham quan tại các điểm, khu du lịch như: bán hàng không theo giá niêm yết, chèo kéo khách đến các điểm lưu trú, quán ăn, mua đặc sản… Trung tâm cũng cần công bố số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách và sẽ phối hợp cơ quan chức năng địa phương xử lý.Trung tâm này sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch tại các địa phương.

3.2.3. Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn hóa văn hóa

Dường như thời gian qua, sự phối hợp hành động giữa ngành văn hóa và ngành du lịch còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Những người trông giữ di sản

không am tường về du lịch, còn những người làm du lịch thì tìm mọi cách để thu hút khách mà không cần quan tâm đến việc có làm tổn hại đến di sản hay không. Trong quá trình phát triển, mỗi di sản không thể "đóng cửa" chỉ trông chờ vào kinh phí của Nhà nước để bảo tồn, mà còn cần được quảng bá rộng rãi không những ở trong nước mà còn vươn ra thế giới với mong muốn giới thiệu với mọi người về đất nước và con người Việt Nam, từ đó có thêm nguồn kinh phí phục vụ tôn tạo, sửa chữa. Ngành du lịch cũng cần dựa vào di sản mới có nội dung đa dạng, hấp dẫn du khách. Du lịch văn hóa phải lồng ghép văn hóa du lịch vào khi khai thác hay nói cách khác yếu tố văn hóa du lịch càng cần được thể hiện rõ nét hơn ở ba thành tố trong du lịch văn hóa như thành tố khách thể du lịch, chủ thể du lịch và trung gian nối hai thành tố trên. Vậy tại sao hai ngành không liên kết chặt chẽ với nhau để thống nhất hành động vì lợi ích chung? Việc kết hợp hài hòa giữa hai ngành sẽ giúp những người làm văn hóa có đầu óc và kỹ năng làm du lịch, sáng tạo nhiều hình thức sống động phô diễn tất cả giá trị, vẻ đẹp của di sản, đồng thời những người làm du lịch càng hiểu sâu sắc giá trị của di sản để tìm cách thu hút du khách mà không gây ra nguy cơ phá hỏng di sản.

Phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

Với khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ an, vấn đề bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn hóa cần được cụ thể hóa bằng những giải pháp cụ thể. Nên chăng cần tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc

của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa huyện cũng như của Tỉnh

Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có hiệu quả cấp ủy Đảng, chính quyền huyện cần:

- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng cán bộ Đảng viên, thị trấn, xã, khu dân cư nơi có di sản văn hóa.

- Chủ động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình huyện Nam Đàn, thành phố Vinh thực hiện các chương trình về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa huyện cũng như toàn Tỉnh. Chính quyền địa phương chọn một ngày để tổ chức "Ngày di sản văn hóa", phát động chiến dịch "Tôn trọng di sản văn hóa - môi trường". Dán băng rôn, khẩu hiệu ủng hộ chiến dịch ở những nơi công cộng trên địa bàn huyện thu hút sự chú ý của mọi người. Bằng những phương thức trên, vừa giới thiệu vừa tôn vinh di sản văn hóa.

Các ngành, các cấp phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trường học. Cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách báo, tạp chí, ảnh, phim phóng sự… để cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích, môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng. Nhân tố mang tính quyết định đến sự thành công trong việc giải quyết mối quan hệ văn hóa du lịch và du lịch văn hóa là sự quan tâm của lãnh đạo và ý thức của người dân nơi có di sản. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể sẽ huy động được sự tham gia của tất cả các ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động của di sản. Thiếu sự quan tâm ấy, chắc chắn hoạt động văn hóa và du lịch sẽ chuệch choạc, mất phương hướng và dễ rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Người dân trong khu di tích Kim Liên cũng giữ vai trò chính trong việc xây dựng môi trường văn hóa cho du lịch. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục tinh thần tự hào, ý thức bảo vệ di sản cần quan tâm đến sự hưởng lợi của họ. Vấn đề là sự hưởng lợi ấy cần được tổ chức, quản lý một cách quy củ, minh bạch, tránh tình trạng manh mún, mạnh ai nấy làm. Hoạt động văn hóa du lịch vừa bảo tồn và phát huy di sản vừa góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, trên cơ sở đó du lịch mới phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

3.2.4.Tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng tham gia du lịch

Vì lý do khi tiến hành điều tra xã hội học có đến 95,6% du khách chưa làm gì nhằm bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Cũng với câu hỏi đó, 82,5% những người làm việc tại khu di tích Kim Liên chưa bao giờ tổ chức hoạt động giáo dục cho khách du lịch trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bản thân người làm du lịch và khách đi du lịch đều không biết hoặc rất mơ hồ về văn hóa du lịch, du lịch văn hóa cũng như mối quan hệ giữa chúng. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch là một việc làm cần thiết.

Đối với chủ thể du lịch (khách du lịch): đối tượng du khách đến với khu di tích Kim Liên vô cùng phong phú, đa dạng vì vậy nên làm sao cho việc nâng cao nhận thức đem lại hiệu quả là điều không dễ dàng. Nên chăng trước tiên bằng biện pháp sử dụng hệ thống biển báo trong khu vực di tích. Nói đến biển báo, trong khu di tích không phải chưa có nhưng đó mới chủ yếu dừng lại ở hệ thống biển dẫn đường, số hiệu cây xanh, hay tên các hiện vật. Có hơn nữa là những biển báo cấm sờ vào hiện vật. Nên dùng hệ thống các biển báo, với sơ đồ chi tiết điểm, tuyến tham quan và các vấn đề cần lưu ý ở ngay đầu các tuyến tham quan. Các biển báo phải thiết kế sao cho hài hòa với môi trường tự nhiên, đáp ứng được yêu cầu truyền tải thông tin cần thiết, dễ nhận biết, đảm bảo độ bền vật liệu. Đường mòn vào các điểm tham quan trong khu di tích phải luôn sạch sẽ, bố trí các thùng rác trên tuyến, điểm dừng chân sao cho phù hợp, thu hút được sự quan tâm của du khách bằng những lời nhắc nhở ấn tượng được ghi trên thùng rác như: “làm ơn, “hãy cho tôi xin rác”, “Bỏ rác vào thùng bạn sẽ là người văn minh”..Ngoài ra, nhằm nâng cao nhận thức của người đi du lịch, nên tổ chức kết hợp một số trò chơi trong quá trình tham gia tham quan tại khu di tích. Ví dụ như trò chơi “ai nhặt được nhiều rác thì có thưởng”; Hay đối với đối tượng khách ở lứa tuổi thanh thiếu nhi thì có thể tổ chức trò chơi vẽ tranh thiên nhiên, tranh môi trường. Ai vẽ được đẹp và đúng yêu cầu thì có thể trao quà thưởng. Làm như vậy có thể làm tăng thêm tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường tự nhiên và nâng cao tinh thần bảo vệ chính những thứ quý giá đó từ phía khách du lịch. Ngoài ra hoạt động giáo dục cho khách về vấn đề hành động bảo vệ tài nguyên du lịch khi đi du lịch là điều rất cần thiết. Tài nguyên du lịch văn hóa chính là hạt nhân tạo nên sản phẩm du lịch cho khách khi đến với khu di tích Kim Liên. Họ là người thưởng thức các giá trị văn hóa đó thì họ sẽ là người đầu tiên chung tay bảo vệ nó.

Đối với người làm du lịch: Theo PGS.TS.Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch", người làm du lịch có ba nhiệm vụ cơ bản: Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của du khách; Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu; Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc [42,Tr. 171]. Một trong ba nhiệm vụ cơ bản của người làm du lịch đó chính là góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để tăng thêm nhận thức của người làm du lịch trong vấn đề nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch nên mở các lớp tập huấn giành riêng cho những cán bộ hoạt động trong ngành du lịch cũng như cư dân địa phương tham gia làm du lịch để họ thấy được họ vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa. Từ đó, người dân có ý thức và những hành động thiết thực nhất trong việc giữ gìn các di sản văn hóa. Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên. Trước tiên, cần triển khai hiệu quả hai khẩu hiệu: "Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ" của UNESCO và "Một chương trình thông tin đại cương" cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em đến trường của Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ (ICOMOS). Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc của các di sản văn hóa đến từng học sinh.

Tại lớp tập huấn, các cán bộ sẽ được thông tin, tìm hiểu rõ hơn về du lịch có trách nhiệm, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội và trách nhiệm môi trường của các doanh nghiệp, cá nhân, du khách cũng như cán bộ trong hoạt động du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch gắn với bảo vệ môi trường du lịch, có lợi ích kinh tế; bảo vệ cộng đồng, môi trường địa phương tránh khỏi những tác động tiêu cực của du lịch; phát triển lực lượng lao động có kỹ năng tại địa phương... Đặc biệt, lớp học sẽ cung cấp thêm cho cán bộ du lịch những kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, cách tuyên truyền,

quảng bá giá trị, tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích Kim Liên.

Đối với doanh nghiệp du lịch: Các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển du lịch nói chung. Họ chính là người kết nối cung cầu trong du lịch bằng cách liên kết từng sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà sản xuất du lịch khác nhau thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh làm gia tăng giá trị của chúng để đáp ứng nhu cầu khi đi du lịch của con người.Vì vậy việc thu hút khách, làm cho doanh nghiệp có nhiều khách là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, gắn liền với việc thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp phải đi đôi với vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. Trong những lớp tập huấn về nội dung này rất cần sự có mặt của các thành viên trong doanh nghiệp du lịch tham gia. Các doanh nghiệp du lịch có nhiệm vụ chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch được ban hành, trước hết là Quy chế về BVMT trong lĩnh vực du lịch tại Quyết định số 02/2003/QĐ- BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Chỉ thị số 07/2000/CT- TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch cũng như các nội dung có liên quan trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1993. Các doanh nghiệp du lịch cần được thấm nhuần và tập huấn về những nội dung trong quy chế và chỉ thị nêu trên cùng một số nội dung khác liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường du lịch, giáo dục bảo vệ du lịch cho chính du khách.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 90)