6. Bố cục của đề tài
1.1.3.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của du lịch văn hoá
Theo TS. Bùi Thanh Thủy [47, Tr.3], Mục tiêu và nhiệm vụ của du lịch văn hóa:
Mục tiêu Nhiệm vụ
Tạo ra một hình ảnh độc đáo, khác lạ cho điểm đến du lịch
Thu hút khách bằng cách tạo ra những chương trình đặc sắc, mới lạ; đạt hiệu ứng gây ấn tượng cho du khách, truyền thông trực tiếp qua du khách để quảng bá, thể hiện sự thân thiện mến khách và tính riêng biệt của quốc gia hay vùng, miền; giữ gìn những thuộc tính văn hóa độc đáo, thuần nhất, khác biệt.
Tạo sự phát triển lâu dài trên vốn văn hóa
Duy trì, bảo vệ và đảm bảo khả năng bền vững của các nền văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mà chính loại hình dựa vào.
Tạo sức hút du khách quốc tế; tăng trưởng nội địa.
Cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách; đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp.
Phá vỡ tính thời vụ trong du lịch; tăng thời gian lưu trú của khách tại điểm đến, tạo hiệu ứng mùa cao điểm.
Khai thác các giá trị của mọi vùng miền có khả năng đáp ứng người du lịch, qua đó tạo những điểm đến du lịch trên khắp cả nước; kết nối những tour du lịch trọn gói và lộ trình tour.
Khuyến khích du khách quay trở lại Tạo mới liên tục trong các chương trình, kết hợp các dịch vụ, sự kiện để giới thiệu những điểm hấp dẫn khác;
củng cố thêm mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, người dân và khách; đánh giá chất lượng và sự hài lòng của du khách.
Phát triển đa dạng chương trình du lịch từ nền văn hóa dân tộc,đặc biệt là từ các di sản, loại hình nghệ thuật, thể thao và giải trí.
Tìm kiếm những giá trị văn hóa đích thực trong nền văn hóa; phát huy giới thiệu tới du khách.
Đảm bảo lợi ích tối đa cho cộng đồng bản địa
Tiến hành nghiên cứu chi phí và chia sẻ lợi nhuận trong quá trình thực hiện, tuân theo những quy trình, kế hoạch dựa vào cộng đồng.
Tránh những tác động tiêu cực về mặt môi trường; khuyến khích việc bảo tồn.
Khuyến khích phát triển du lịch nhận thức; đòi hỏi phải có đánh giá về những tác động ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường, tài nguyên, di sản…