Đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 49)

6. Bố cục của đề tài

1.2.3.Đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

Đáp ứng nhu cầu của du khách là một trong những nhiệm vụ của người làm du lịch nhưng phải là những nhu cầu chính đáng. Trong thương trường, khách hàng là thượng đế. Trong dịch vụ du lịch, du khách là một loại thượng đế đặc biệt. Du khách có thể từ chối sản phẩm ngay khi họ đang tiêu thụ sản phẩm chỉ vì một sơ suất nhỏ làm họ không hài lòng. Sản phẩm du lịch là sản phẩm mang cả tính vô hình và hữu hình. Nó có thể tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu nảy sinh tức thì của du khách. Do vậy, chiến lược chung của

ngành kinh tế du lịch là thõa mãn càng nhiều nhu cầu của khách để thu hút khách [42, Tr. 170]. Mục tiêu của du lịch văn hóa và văn hóa du lịch không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách đặc biệt là mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp. Tuy nhiên do là con người, nhất là khi trở thành du khách nên họ có không ít nhu cầu khác nhau. Nhu cầu đó vô cùng phong phú và đa dạng. Khách du lịch khác giới có nhu cầu không giống nhau do đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Độ tuổi cũng là một yếu tố quyết định sự không giống nhau của nhu cầu du khách. Nếu là khách ở độ tuổi thanh thiếu niên thì thường lựa chọn các hoạt động du lịch hướng ngoại, năng động; ngược lại đối tượng khách ở độ tuổi trung niên hoặc người già lại thường hướng tới loại hình du lịch sinh thái, văn hóa hay nghỉ dưỡng. Từ nhu cầu đi lại, ăn uống cho đến ngủ nghỉ của khách Châu Âu hoàn toàn khác với khách Châu Á và không giống nhau ở các Quốc gia. Nếu là khách Nhật, khi lưu trú tại khách sạn, họ thích được ở tầng áp chót, với khách Trung Quốc, số phòng khách sạn có con số 4 là điều vô cùng cấm kị vì quan niệm 4 là con số tử.

Cùng tìm đến một loại hình du lịch nhưng mục đích của những đối tượng du khách không phải lúc nào cũng như nhau. Có những người đi du lịch văn hóa với mục đích tham quan tìm hiểu, có người lại đi đến đó với mục đích thõa mãn yếu tố tâm linh tình cảm. Tuy nhiên cũng có không ít người đi du lịch văn hóa nhằm thẩm nhận những giá trị văn hóa tại điểm đến. Đi du lịch sinh thái nhưng đâu phải ai cũng cùng động cơ, mục đích. Sống giữa lòng các thành phố lớn, số đông những du khách tìm đến với loại hình du lịch này nhằm mục đích tận hưởng không khí trong lành, tìm đến với thiên nhiên hoang sơ - những cái quá xa với với cuộc sống hiện tại của họ. Cũng có không ít khách du lịch đến với những khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc

gia với mục đích nghiên cứu về các loài, giống cây và con. Tìm hiểu và khám phá quy trình tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống là điều mà nhiều khách du lịch muốn đạt được khi tìm đến với loại hình du lịch làng nghề. Ngược lại, nhiều người trong số đó lại chỉ đi để thõa mãn nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống về làm quà và thỏa mãn trí tò mò mà thôi. Vì vậy, mỗi điểm du lịch cần cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách; đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch (Trang 49)