Đặc điểm biểu hiện của Ki-67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 93)

Trong nghiên cứu này, có 39 mẫu mô được nhuộm HMMD (Ki-67). Trong đó có mẫu mô của 17 nam (43,6%) và 22 nữ (56,4%). Kết quả cho thấy phần trăm tế bào dương tính là 12,9±8,4 (%). Đa số có mức độ biểu hiện cao ở những tế bào vùng rìa mẫu mô bệnh.

Biểu đồ 3.9. Mức độ biểu hiện của Ki-67 (n=39)

Biểu đồ cho thấy tế bào âm tính khi nhuộm Ki-67 cao, 18 BN (46,5%), biểu hiện 1+ có 16 BN (41%), 2+ có 5 trường hợp (12,8%). Sự khác nhau có ý nghĩa với p=0,023 (Chi-Square test).

Hình 3.5. Kết quả nhuộm Ki-67

Mẫu bệnh phẩm (số lam E7771) của BN Ngô T. Ngọc V. có biểu hiện Ki- 67 với mức 2+(38%). Tế bào dương tính (mũi tên) thường ở vùng rìa.

Bảng 3.18. Liên quan giữa Ki-67 với giới tính, đại thể và vi thể (n=39)

Đặc điểm GPB Số BN n (%)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling Index) (†) TB (SD) TV KBT Giá trị p Giới tính p=0,26(*) Nam 17 (43,6) 11,1 (7,5) 9 2-30 Nữ 22 (56,4) 14,3 (8,9) 12,5 4-38 Đại thể U đặc 8 (20,5) 11,7 (8,3) 12 3-27 p=0,03** Dạng giống nang 17 (43,6) 9,4 (5) 8 2-20 U hỗn hợp 14 (35,9) 17,8 (9,8) 19 5-38 Vi thể p=0,049** Một buồng 11 (28,2) 9,9 (6,5) 7 4-25 Đặc/nhiều buồng 25 (64,1) 15 (8,8) 13 2-38 Thể dây chằng xơ 3 (7,7) 6 (2,6) 5 4-9

Ghi chú: (*) Kiểm định Mann-Whitney U test; (**) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Biểu hiện của Ki-67 (theo tỉ lệ %) trong nhóm nam và nữ với chỉ số trung bình tương ứng là 11,1±7,5% và 14,3±8,9%. Sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). U dạng hỗn hợp có tỉ lệ biểu hiện Ki-67 cao nhất (17,8±9,8), thấp nhất là dạng giống nang (9,4±5). Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).

Bảng 3.19. Liên quan giữa Ki-67 với mô bệnh học (n=39)

Mô bệnh học

Số BN

n (%)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling Index) (†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p Dạng ống nang 13 (33,3) 14,2 (8,4) 15 2-30 p=0,36(*) Dạng đám rối 11 (28,2) 16,3 (10,8) 17 4-38 Dạng tế bào gai 6 (15,4) 8,6 (6,4) 6,5 3-20 Dạng tế bào đáy 3 (7,7) 11 (3,6) 12 7-14 Dạng tế bào hạt 2 (5,1) 12,5 (0,7) 12,5 12-13 Dạng dây chằng xơ 4 (10,3) 7,2 (3,3) 7 4-11

(*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Bảng 3.19 cho thấy u dạng đám rối có chỉ số biểu hiện Ki-67 cao nhất (16,3±10,8%), thấp nhất là dạng dây chằng xơ (7,2±3,3%). Sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa Ki-67 với đặc điểm cơ năng (n=39)

Dấu hiệu cơ năng

Số BN

(n=39)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling index)(†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p

Đau 3 (7,7) 14 (10,5) 13 4-25

p=0,65

(*)

Khó chịu mơ hồ 17 (43,6) 11,7 (7,9) 9 2-30

Dị cảm 4 (10,3) 11,5 (6,3) 10,5 5-20

Không dấu cơ năng 5 (12,8) 10,4 (8,4) 8 3-25

Ghi chú: (*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Kết quả ở bảng cho thấy khi BN có dấu hiệu đau và kèm khó chịu thì có độ biểu hiện của Ki-67 cao nhất (16,4±9,8%), thấp nhất là không có dấu cơ năng (10,4±8,4%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa Ki-67 với đặc điểm thực thể (n=39)

Triệu chứng lâm sàng

Số BN

(n=39)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling index)(†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p Dấu hiệu thưc thể

Gồ tại chỗ 19 (48,7) 11 (8,9) 7 2-38 p=0,32 (*) Gồ, khó chịu tại chỗ 8 (20,5) 13,8 (7,9) 12,5 3-25 Gồ kèm đau tại chỗ 7 (17,9) 14,7 (8,5) 13 4-30 Gồ, đau, chảy mủ 4 (10,3) 18 (6,8) 17 11-27

Không dấu hiệu thực thể 1 (2,6) 4 (0) 0 0

Niêm mạc tại chỗ

Bình thường 18 (46,2) 8,7 (6,4) 7 2-30

p=0,017(*) Dò mủ 2 (5,1) 12,5 (10,6) 12,5 5-20

Dò mủ, dấu răng đối diện 5 (12,8) 17,8 (7,3) 18 9-25 Bề mặt u Một thuỳ 22 (56,4) 10,8 (6,1) 9 3-25 p=0,20(*) Nhiều thuỳ 13 (33,3) 16,6 (9,9) 17 2-38 Bề mặt trơn láng 4 (10,3) 12,5 (12,2) 8 4-30

Ghi chú: (*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Kết quả biểu hiện của Ki-67 theo dấu hiệu thực thể của u cho thấy số trường hợp gồ tại chỗ kèm đau, chảy mủ có chỉ số biểu hiện Ki-67 cao (18±6,8%). Đối với bề mặt u, trường hợp nhiều thuỳ có chỉ số này cao nhất (16,6±9,9%). Tuy nhiên, độ biểu hiện của chất chỉ điểm này không khác nhau với các dấu hiệu lâm sàng trên (p>0,05).

Riêng tình trạng niêm mạc trên u có tình trạng viêm, dò mủ kèm in dấu răng đối diện có chỉ số cao (17,8±7,3). Sự khác biệt này ý nghĩa với p<0,05.

Bảng 3.22. Liên quan giữa biểu hiện Ki-67 với đặc điểm X quang (n=39)

Đặc điểm X quang Số BN n (%)

Biểu hiện Ki-67 (Labelling index)(†)

TB (SD) TV KBT Giá trị p (*) Dạng X quang Một hốc 11 (28,2) 9,5 (4,4) 9 3-17 p=0,02 Đa hốc 20 (51,3) 14,2 (7,8) 13 2-27 Hỗn hợp 6 (15,4) 7,8 (4,4) 7 4-16 Không điển hình 2 (5,1) 34 (5,6) 34 30-38

Kiểu tiêu chân răng

p=0,08 Tiêu theo chiều ngang 12 (30.8) 10,9 (5,6) 11,5 2-20

Tiêu theo dạng dao cắt 8 (20,5) 13,5 (8,4) 13 3-27

Tiêu kiểu hỗn hợp 2 (5,1) 16 (12,7) 16 7-25

Không tiêu chân răng 9 (23,1) 8,7 (8,2) 5 4-30

Không xác định 8 (20,5) 19,2 (9,3) 18 9-38 Bờ tổn thương Rõ có tụ cốt 2 (5,1) 10,5 (9,1) 10,5 4-17 p=0,8 Rõ không tụ cốt 24 (61,5) 12,5 (6,9) 11,5 2-27 Không rõ 7 (17,9) 12,2 (9,7) 11 4-30 Hỗn hợp 6 (15,4) 16,1 (13,1) 12 3-38

(*) Kiểm định Kruskal-Wallis test; (†) Biểu hiện Ki-67 tính theo tỉ lệ %; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KBT: khoảng biến thiên; TV: trung vị.

Nhận xét: Bảng cho thấy bệnh biểu hiện trên phim dạng không điển hình có độ biểu hiện Ki-67 cao nhất (34±5,6%). Thấp nhất là một hốc (9,5±4,4%). Nhóm không xác định được tính chất tiêu chân R dạng do mất R có độ biểu hiện này cao nhất (19,2±9,3%). Về bờ tổn thương, bờ hỗn hợp có độ biểu hiện cao nhất (16,1±13,1%), thấp nhất là bờ rõ có tụ cốt (10,5±9,1). Sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)