Quan điểm điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 45)

U NBM là bệnh lý lành, xâm lấn tại chỗ, có thể hoá ác hay di căn. Đến năm 2005, WHO đã dựa vào các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, GPB, đưa ra phân loại u men xương hàm một cách rõ ràng. Điều này nhằm giúp thầy thuốc định hướng, lập kết hoạch điều trị đồng thời cũng giúp các nghiên cứu trên thế giới có những tiêu chuẩn đề có thể so sánh trong y văn [62]. Về điều trị, phẫu thuật lấy u là phương pháp chủ yếu, tia xạ hầu như không hiệu quả, chỉ áp dụng đối với các trường hợp u ác tính, tái phát tại chỗ, lan rộng không thể phẫu thuật được hay các trường hợp di căn [100], [155].

được thống nhất nhau [24], [130], [148], [164].

Có hai quan điểm điều trị phẫu thuật u, đó là điều trị bảo tồn xương hàm (conservative surgical approaches) và triệt để (radical surgical approaches). Hai quan điểm này hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi [54], [82].

Điều trị bảo tồn xương hàm

 Bóc u (enucleation): Là thủ thuật tách và lấy trọn toàn bộ tổn thương ra khỏi tổ chức xương cùng với việc bảo tồn tính liên tục của xương, lấy toàn bộ thương tổn cùng với bao (có nguồn gốc từ u hoặc do mô liên kết hay mô xương xung quanh).

 Nạo vét u (curettage): Lấy tổn thương ra khỏi xương, có bảo tồn tính liên tục của xương, bằng thủ thuật nạo hay chia cắt (khi cần thiết) thành từng mảnh. Thủ thuật này được thực hiện khi thương tổn dễ vỡ vụn hay không tồn tại bao u hay bao mô liên kết xung quanh có nguồn gốc từ tổn thương hay từ mô xương.

 Mở cửa sổ xương (marsupialization): Là mở xương tạo đường thông nối từ lòng tổn thương ra hốc miệng. Khi kích thước u đủ nhỏ, có thể lấy toàn bộ u. Theo Nakamura (2002) [100], đối với các thương tổn dạng nang hay dạng đa nang nhỏ, có thể phẫu thuật lấy đi những thành u, mở xương dẫn lưu dịch u ra ngoài. Theo dõi, chụp phim X quang BN liên tục trong mỗi 3 tháng. Đến khi tổn thương trở nên đủ nhỏ thì lấy toàn bộ u. Nếu u không cải thiện sau phẫu thuật mở xương thì xem xét điều trị tận gốc. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với u men dạng nang (dạng một hốc) và hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách đầy đủ vì thời gian theo dõi BN cho đến nay chưa đủ dài [100], [104].

Cắt đoạn xương (resection) là phương pháp điều trị triệt để trong điều trị u NBM. Thủ thuật này gồm loại bỏ toàn bộ thương tổn cùng với phần xương xung quanh, cắt từ 1-1,5cm xương lành từ bờ u [95], [100] bao gồm trên hay dưới màng xương [10].

Ở XHD, có thể thực hiện cắt u chừa bờ xương, hay cắt đoạn xương hàm. Có thể tiến hành cắt toàn bộ xương vùng cành cao, tháo khớp thái dương hàm khi u lan đến khớp. Ở XHT, cần xác định ranh giới tổn thương, có thể cắt toàn bộ u cùng với một phần hay toàn bộ xương hàm (partial or total maxillectomy). Tỷ lệ tái phát khi áp dụng phương pháp này < 25% [136].

Về quan điểm điều trị u NBM, tác giả E. Feinberg (1996) [54] cho rằng việc can thiệp phụ thuộc vào vị trí và các thể GPB. Những tổn thương một buồng thường được bóc u (enucleation) hoặc nạo vét u (curretage) trước khi chẩn đoán xác định và thầy thuốc thường thực hiện một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khi biểu hiện của khối u là lành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang, giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào men xương hàm (FULL TEXT) (Trang 45)